Vai trò của du lịch, quảng bá du lịch và truyền hình với vấn đề quảng bá du lịch

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học - vấn đề quảng bá du lịch trên sóng truyền hình của các đài phát thanh – truyền hình khu vực tây bắc (Trang 27 - 33)

- Tỉnh Lào Ca

1.3. Vai trò của du lịch, quảng bá du lịch và truyền hình với vấn đề quảng bá du lịch

quảng bá du lịch

1.3.1. Vai trị của du lịch góp phần phát triển kinh tế văn hóa - xã hội

Từ một hiện tượng xã hội, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế, hay đúng hơn nó đã trở thành một ngành kinh tế dịch vụ mang tính xã hội sâu sắc [47, tr.41]. Như vậy, hoạt động du lịch có vai trị rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội hiện nay ở nước ta, điều đó thể hiện qua một số khía cạnh sau:

- Về phương diện kinh tế, du lịch là một ngành dịch vụ mà sản phẩm của nó dựa trên và bao gồm sản phẩm có chất lượng cao của nhiều ngành kinh tế khác nhau. Trên thực tế , ở những nơi có nền kinh tế phát triển thì du lịch đóng góp một giá trị nhất định trong GDP của địa phương, ngược lại ở những nơi kinh tế chậm phát triển thì hoạt động du lịch gặp nhiều khó khăn.

Du lịch có ảnh hưởng rõ nét đến nền kinh tế, thơng qua việc tiêu dùng của du khách. Nhu cầu tiêu dùng của du lịch là những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt, bao gồm nhu cầu nâng cao kiến thức, vãn cảnh, thư giãn, nghỉ ngơi..., khi đi du lịch, du khách bao giờ cũng có nhu cầu ăn uống, cung cấp các phương tiện vận chuyển, lưu trú... Trong quá trình cung ứng các sản phẩm và thái độ

của người phục vụ rất được khách quan tâm, đó là các nhu cầu về dịch vụ. Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng biến đổi cán cân thu chi của khu vực và đất nước. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, cán cân thu chi sẽ nghiêng về đất nước đón khách. Ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch ở nước ngồi, do nhà nước phải xuất một lượng ngoại tệ lớn cho khách đi du lịch.

Khi khu vực nào đó trở thành một điểm du lịch, du khách từ mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về hàng hóa tăng lên. Việc địi hỏi một số lượng lớn vật tư, hàng hóa đã kích thích mạnh mẽ các ngành kinh tế có liên quan, đặc biệt là nông nghiệp, công nghiệp chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ, xây dựng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc... hay nói cách khác, du lịch sẽ làm phát triển các dịch vụ, kéo theo sự tăng trưởng GDP của địa phương, quốc gia. Nhiều nước trên thế giới, trong khu vực Đông Nam Á như Singapore, Thái lan... đã coi du lịch là nguồn thu chính trong chiến lược phát triển kinh tế của mình.

Tuy nhiên, về mặt kinh tế, du lịch cũng có một số ảnh hưởng tiêu cực, rõ nhất là tình trạng lạm phát cục bộ hay giá cả hàng hóa tăng cao, nhiều khi vượt khả năng của những người mà thu nhập của họ không liên quan đến du lịch.

- Về phương diện VH - XH, du lịch khơng những có vai trị to lớn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc mà còn là cơ hội mở rộng giao lưu các nền văn hóa, nâng cao dân trí, phát triển nhân tố con người, tăng cường sự hiểu biết, tình đồn kết giữa các dân tộc trong nước và trên thế giới.

Du lịch có vai trị giữ gìn phục hồi và tăng cường sức khỏe cho mọi người dân. Du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người. Những chuyến du lịch, tham quan tại các di tích lịch sử, các cơng trình văn hóa có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nước, khơi dậy

lòng tự hào dân tộc, giúp du khách cảm nhận được giá trị to lớn của các thành tựu văn hóa của ơng cha để lại; đồng thời tăng thêm hiểu biết và vốn sống, mở rộng kiến thức về lịch sử, địa lý, văn hóa - xã hội [43, tr.62].

Một trong những ý nghĩa của du lịch là góp phần cho việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc. Nhu cầu về nâng cao nhận thức văn hóa trong chuyến đi của du khách thúc đẩy các nhà cung ứng chú ý, hỗ trợ cho việc khơi phục, duy trì các di tích, lễ hội, sản phẩm lãng nghề... Cũng chính nhờ có du lịch, cuộc sống của cộng đồng trở nên sơi động hơn, giúp cho các nền văn hóa có điều kiện giao lưu, hòa nhập với nhau, đời sống văn hóa tình thần của con người sẽ phong phú hơn [32, tr.41]

Tất nhiên, những đóng góp của du lịch vào sự phát triển KT - XH và chính trị của đất nước, địa phương ln mang tính hai mặt. Tức là, du lịch vừa có khả năng đóng góp một cách tích cực vào thành tựu KT - XH đồng thời nó cũng dẫn tới sự xuống cấp về môi trường và làm mất đi những bản sắc văn hóa của địa phương. Do vậy, mục tiêu mà chúng ta hướng tới là phát triển du lịch một cách bền vững, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào lĩnh vực kinh tế và mơi trường; cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa; đáp ứng cao nhu cầu của du khách; duy trì chất lượng mơi trường.

Du lịch phải hỗ trợ cho các hoạt động của nền kinh tế địa phương, thu hút sự tham gia của cộng đồng cư dân bản địa đồng thời phải tiến hành quảng bá du lịch một cách có trách nhiệm, cung cấp đầy đủ thơng tin cho du khách nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với mơi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa khu du lịch.

Hiện nay đời sống ngày càng phát triển thì du lịch văn hóa để được thẩm nhận giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa, tắm mình trong các lễ hội truyền thống, tìm hiểu các phong tục tập quán, ẩm thực dường như đã trở thành "cầu" thấm sâu trong nội tại của nhiều người. Có thể thấy làn sóng du lịch được khách

du lịch tạo ra hướng về các địa phương có tuor tuyến điểm du lịch hấp dẫn rất rõ nét. Sức hấp dẫn của tuor tuyến điểm du lịch phụ thuộc vào sự độc đáo, đơn nhất, đặc sắc của nó và khơng thể khơng có vai trị của quả bá của báo chí.

1.3.2. Vai trị của quảng bá du lịch

Du lịch có ý nghĩa và ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đất nước do đó việc thúc đẩy sự phát triển của du lịch là hết sức quan trọng. Hoạt động quảng bá du lịch không chỉ là tiền đề cho sự phát triển của ngành du lịch mà cịn chính là quảng bá thương hiệu quốc gia.

Trước hết, thông qua các hoạt động quảng bá, khách du lịch biết đến những danh lam thắng cảnh di tích lịch sử của đất nước, địa phương cụ thể. Hơn thế, họ cịn hiểu thêm về giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của con người ở đó. Qua các phương tiện truyền thơng đại chúng, du khách được thông tin về các hoạt động, lễ hội du lịch đặc sắc mang đậm giá trị vùng miền. Và những hoạt động này sẽ mang đến cho khách du lịch cảm giác tị mị, thích thú, mong muốn được đến tận nơi để được tự mình khám phá vùng đất mới.

Hoạt động quảng bá cũng giúp du khách du lịch dễ tìm được cách để đến với Việt Nam. cách thức liên lạc, tìm các tuor du lịch, địa chỉ của các công ty du lịch, công ty lữ hành... sẽ đến với khách hàng cụ thể, chính xác nhất. Những chủ trương, đường lối, chính sách về du lịch và phát triển du lịch cũng được giới thiệu rộng rãi, khách du lịch và các nhà đầu tư sẽ được tạo mọi điều kiện đến tham quan và đầu tư.

Quảng bá du lịch không chỉ đơn thuần là giới thiệu về ngành du lịch, hoạt động du lịch của đất nước mà chính là đưa hình ảnh của chúng ta đến với thế giới, giới thiệu về những thế mạnh tiềm năng của đất nước trong các lĩnh vực khác nhau, thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài.

Với ý nghĩa như vậy, hoạt động quảng bá du lịch rất cần sự quan tâm không chỉ riêng của ngành du lịch mà còn cả sự phối hợp của các ngành liên

quan khác, đặc biệt là các phương tiện truyền thơng đại chúng mà truyền hình là một trong số đó.

1.3.3. Vai trị của truyền hình với vấn đề quảng bá du lịch

Nhận thức đúng đắn vai trị, vị trí của báo chí nói chung truyền hình nói riêng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển. Trong những năm qua các tỉnh khu vực Tây Bắc ln quan tâm đến sự nghiệp báo chí tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí hoạt động và phát triển theo đúng định hướng, giúp cho báo chí tiếp cận nhanh các chủ trương, chính sách phát triển của tỉnh, xây dựng cơ chế cung cấp thơng tin kịp thời cho báo chí hoạt động. Từ đó đảm bảo báo chí vừa là cầu nối tun truyền của Đảng và Nhà nước vừa thực hiện chức năng thông tin đa dạng, nhiều chiều đến với các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

Thực tiễn cho thấy, những năm qua, nhờ có sự tun truyền tích cực của các cơ quan thông tin đại chúng, công tác tư tưởng của các Đảng bộ đã có sự đồn kết, thống nhất cao. Trong đó có sự đóng góp rất lớn của các Đài PT - TH, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư trong lĩnh vực du lịch; giúp cho các loại hình du lịch ngày càng phát triển và mở rộng; thu hút ngày càng nhiều các tổ chức và cá nhân tham gia vào hoạt động phát triển du lịch; góp phần có hiệu quả vào việc phát triển thêm nhiều ngành nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; xây dựng môi trường du lịch ngày càng hấp dẫn... Qua đó, cung cấp cho nhân dân những kiến thức cơ bản, những hiểu biết nhất định về chương trình phát triển du lịch của mỗi địa phương; các dự án du lịch sắp triển khai; các loại hình du lịch đang phát triển trên địa bàn; cách thức để phát triển du lịch bền vững; bản sắc văn hóa - du lịch vùng; những làng nghề truyền thống, những lễ hội đặc trưng; những quy định của pháp luật về hoạt động du lịch.

Bên cạnh đó, truyền hình cũng tun truyền những gương điển hình, các mơ hình tiên tiến, các tổ chức và cá nhân tiêu biểu... có nhiều thành tích,

ln năng động sáng tạo mang lại hiệu quả KT - XH cao trong đó có lĩnh vực du lịch.

Có thể nói báo chí nói chung truyền hình nói riêng đóng vai trị quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế; cơ cấu đầu tư trong lĩnh vực du lịch; giúp cho các loại hình du lịch ngày càng phát triển và mở rộng; hoạt động xúc tiến quảng bá các sản phẩm du lịch được tăng cường; thu hút ngày càng nhiều các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động phát triển du lịch; gắn phát triển du lịch với phát triển đời sống VH - XH, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hội nhập và phát triển.

Trong các loại hình báo chí ở nước ta hiện nay có thể nói truyền hình là loại hình báo chí có vai trị và tầm ảnh hưởng đối với công chúng mạnh mẽ nhất. Trên mọi lĩnh vực của đời sống, tiếng nói của truyền hình ln có một sức mạnh nhất định đối với khán giả. Với hoạt động quảng bá du lịch của một quốc gia cũng vậy. Đó chính là ngun nhân để Nhà nước ta đầu tư hàng tỷ đồng cho việc quảng bá trên kênh truyền hình quốc tế CNN.

Trước hết, một đặc tính riêng của truyền hình là hình ảnh động. Đặc trưng này mang đến những hình ảnh chân thực, sống động sắc nét cho người xem. Chỉ một phim ngắn với nhiều góc độ khác nhau về phong cảnh của hang Sơn Đng người xem cũng đã bị cuốn hút hơn hàng trăm câu chữ trên mặt báo hoặc sóng phát thanh. Chất lượng hình ảnh (độ nét, tốc độ đường truyền) là một yêu cầu thiết yếu khi xem những thước phim về thiên nhiên, cảnh sắc. Đây là một lợi thế của truyền hình hiện nay khi so sánh với Internet. Khán giả sẽ có cảm giác như mình đang đứng giữa khung cảnh đó. Với hình ảnh động, độ xác thực của thơng tin cao hơn. Bên cạnh đó, ngơn ngữ của truyền hình là kết hợp của hình ảnh và âm thanh. Khán giả khơng chỉ nhìn thấy cảnh sắc, các hoạt động đang diễn ra trong lễ hội mà còn được nghe thấy âm thanh sống động, mang đậm tính chất văn hóa

vùng miền của những lễ hội đó. Tất cả những yếu tố đó sẽ thơi thúc người xem, khơi dậy sự tò mò, ham hiểu biết trong họ và khiến họ càng mong muốn được tự mình trải nghiệm. Hơn nữa truyền hình cịn mang những hình ảnh đó vào tận từng nhà, thuyết phục từng người. Ai cũng có thể tự do hưởng thụ và tiếp cận thơng tin mà khơng phải ra khỏi nhà mình. Là một tổ chức thông tin truyền thông hàng đầu của quốc gia, Truyền hình Việt Nam ln giữ vai trị tích cực trên mặt trận tư tưởng văn hóa quốc gia thơng qua việc tuyên truyền thông tin tới mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước và kiều bào ở nước ngồi. Do đó, sức ảnh hưởng của truyền hình trong nhiều lĩnh vực là rất lớn trong đó có việc quảng bá du lịch.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học - vấn đề quảng bá du lịch trên sóng truyền hình của các đài phát thanh – truyền hình khu vực tây bắc (Trang 27 - 33)