Thành công về nội dung

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học - vấn đề quảng bá du lịch trên sóng truyền hình của các đài phát thanh – truyền hình khu vực tây bắc (Trang 56 - 65)

- Tỉnh Lào Ca

2.4.1. Thành công về nội dung

Để đánh giá thực trạng nhu cầu hưởng thụ thông tin của công chúng khu vực Tây Bắc, đây là những cơ sở quan trọng để xây dựng, điều chỉnh kế hoạch nội dung, phạm vi quảng bá trên sóng truyền hình. Chúng tơi đã tiến hành khảo sát nhu cầu thông tin của công chúng đối với 3 Đài PT - TH Hà Giang, Yên Bái và Lào Cai. Qua phân tích 297 phiếu hợp lệ/300 phiếu điều tra xã hội học phát ra, đã có được một số kết quả sau đây:

Khảo sát việc theo dõi cơng chúng xem truyền hình tại biểu đồ 2.1 cho thấy có 201 phiếu = 67,6% số người được hỏi cho biết đã "Thường xuyên xem", chiếm tỷ lệ cao hơn so với số người "thỉnh thoảng mới xem" (51 phiếu = 17,1%) và "rất ít xem", (45 phiếu = 15,2%).

Biểu đồ 2.1. Kết quả tổng hợp chung đánh giá mức độ cơng chúng xem truyền hình của 3 Đài PT - TH Hà Giang, Yên Bái và Lào Cai

Trong số các đối tượng thường xuyên xem truyền hình, đối tượng là người nghỉ hưu chiếm tỷ lệ gần 100%; lực lượng vũ trang cũng có tới hơn 90%; các đối tượng như cán bộ công chức, công nhân và các nghề nghiệp khác do ít có thời gian rảnh rỗi nên tỷ lệ thỉnh thoảng mới xem hoặc rất ít xem chiếm cao hơn các đối tượng khác.

Tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng tin bài viết về du lịch trên sóng truyền hình 3 tỉnh Hà Giang, Yên Bái và Lào Cai, xem kết quả khảo sát ở biểu đồ 2.2 thấy rằng, đa số người xem cho rằng chất lượng tin bài đạt khá (khá là 50,7%; tốt 30,5%). Tuy nhiên, chất lượng tin bài "trung bình" cịn ở tỷ lệ cao 18,8%. Trong đó, đối tượng là đảng viên đánh giá khắt khe hơn, chất lượng thơng tin mới chỉ ở mức độ trung bình.

Biểu đồ 2.2. Kết quả tổng hợp chung đánh giá chất lượng tin bài viết về du lịch trên Đài PT - TH Hà Giang, Yên Bái và Lào Cai

Điều đó cho thấy nhu cầu tiếp nhận thơng tin từ truyền hình của người dân là rất lớn, với thế mạnh về hình ảnh và âm thanh sinh động, truyền hình đã thu hút một lượng rất lớn công chúng. Kết quả khảo sát cũng chứng tỏ sự cố gắng của các Đài PT - TH Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai trong việc khai thác thơng tin, xây dựng chương trình, đạt được hiệu quả nhất định khi chuyển tải thông tin đến công chúng. Trong những năm gần đây các Đài đã tăng thời lượng phát sóng, thường xuyên cải tiến, đổi mới và xây dựng thêm nhiều chương trình hấp dẫn, nhất là bản tin thời sự và một số chuyên mục, chuyên đề, phim tài liệu để thu hút khán giả xem truyền hình.

Đánh giá về tính chính xác của thơng tin, tính phong phú đa dạng, tính phát hiện - mới lạ, tính định hướng dư luận về du lịch trên sóng truyền hình của các Đài PT - TH khu vực Tây Bắc, đa số các đối tượng được hỏi đều tỏ ra hài lòng và khá hài lòng.

Bảng 2.1. Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá của công chúng về các mặt thông tin về du lịch trên sóng truyền hình của các Đài PT - TH Hà Giang, Yên Bái và Lào Cai

hài lòng hài lòng hài lịng Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Tính chính xác của thơng tin 53 17,8 83 27,9 117 39,3 44 14,8 Tính thời sự của thơng tin 62 20,8 91 30,6 101 34,0 43 14,4 Tính phong phú, đa dạng 53 17,8 78 26,2 97 32,6 69 23,2 Tính phát hiện, mới lạ 57 19,1 93 31,3 82 27,6 65 21,8 Tính định hướng dư luận 43 14,4 103 34,6 97 32,6 54 18,1

Qua bảng 2.1 chúng ta thấy, đa số người xem truyền hình đều tỏ ra khá hài lịng với các tiêu chí đưa ra đánh giá. Những đối tượng cán bộ hưu trí, lực lượng vũ trang đánh giá cao hơn các nhóm đối tượng khác ở tính thời sự và tính phong phú, đa dạng của thơng tin. Độ "hài lịng" và "khá hài lịng" ở các tiêu chí được cơng chúng đánh giá là khá ngang nhau. Tuy nhiên, người xem truyền hình cũng cho rằng nội dung thông tin tại một số chuyên mục, chuyên đề cịn đơn điệu, ít phát hiện, thời gian phát sóng chưa hợp lý; một số khán giả xem truyền hình mong muốn tăng thêm thời lượng phát sóng. Đối với những đề xuất này, các Đài PT - TH khu vực Tây Bắc cần nghiên cứu để đổi mới và nâng cao chất lượng nội dung; thay đổi hình thức chuyển tải thơng tin; đầu tư thêm nhân lực; trang thiết bị để tăng thời lượng và sắp xếp khung thời gian phát sóng khoa học, hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu của khán giả.

Nhìn chung, khán giả đều quan tâm đến những nội dung thơng tin liên quan đến du lịch trên sóng truyền hình của các Đài khu vực Tây Bắc. Đặc biệt là giới thiệu về danh lam thắng cảnh; các điểm các tour du lịch mới lạ trên dịa bàn (88%); sự tăng trưởng về KT-XH (89,5%) và vấn đề chuyển dịch kinh tế của các tỉnh là (75,4%); hoạt động du lịch góp phần phát triển văn hóa địa phương (94,6%); những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động du lịch đối với môi trường và xã hội (81,1%); hoạt động du lịch gắn với phát triển đời sống văn hóa, xã hội (80,4%).

Đánh giá mức độ tác động của những thông tin về du lịch trên sóng truyền hình các Đài PT-TH khu vực Tây Bắc tại biểu đồ 2.3, đa số công chúng cho rằng những thơng tin về phát triển du lịch đều có tác động đến nhận thức, cơng việc của họ. Trong đó có 55,2% cơng chúng cho là có tác động bình thường; 29,2% cơng chúng cho là tác động tốt và 15,4% cho rằng khơng có tác động gì.

Biểu đồ 2.3. Kết quả tổng hợp chung đánh giá tác động của thông tin về du lịch trên sóng truyền hình các Đài PT - TH Hà Giang, Yên Bái và Lào Cai.

Về thời gian phát sóng các chương trình du lịch trên sóng truyền hình của các Đài PT - TH khu vực Tây Bắc cũng được khán giả quan tâm. Qua khảo sát có đến 63,7% cho là hợp lý về thời lượng, 60,6% cho là phù hợp về thời gian phát sóng các chương trình du lịch trên sóng truyền hình, chỉ có 10,1% số phiếu cho là quá nhiều về thời lượng và 21,9% cho là chưa phù hợp về thời gian phát sóng. Điều này khẳng định được sự chấp nhận của khán giả về thời lượng và thời gian phát sóng các chương trình du lịch trên sóng truyền hình các Đài PT - TH khu vực Tây Bắc tại thời điểm hiện nay. Thế nhưng có 17,5% số phiếu cho rằng nên thay đổi thời gian phát sóng cũng là gợi ý cho những người thực hiện chương trình.

Bảng 2.2: về thời lượng và thời gian phát sóng các chương trình du lịch trên sóng truyền hình của Đài PT-TH khu vực Tây Bắc.

Về thời lượng phát sóng Về thời gian phát sóng

Hợp lý Nhiềuq Ít q Vừa thừa,vừa thiếu Phù hợp Chưa phùhợp

Nên thay đổi thời gian phát sóng 200 phiếu 30phiếu 32 phiếu

35 phiếu 180 phiếu 65 phiếu 52 phiếu

67,3% 10,1% 10,7% 11,7% 60,6% 21,9% 17,5%

Qua kết quả khảo sát nội dung quảng bá và nhu cầu hưởng thụ thông tin về phát triển du lịch của cơng chúng, chúng ta có thể thấy việc quảng bá phát triển du lịch không chỉ là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của của các Đài PT-TH khu vực Tây Bắc mà nó cịn thể hiện vai trị, trách nhiệm của những người làm báo trong các Đài PT - TH đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương. Các Đài PT - TH Hà Giang, Yên Bái và Lào Cai đã có nhiều cố gắng trong việc chuyển tải thông tin một cách linh hoạt, cụ thể, phong phú những chủ trương, chính sách về phát triển du lịch đến với mọi thành phần kinh tế và nhân dân, nhất là những tổ chức và cá nhân có liên quan trực tiếp đến hoạt động du lịch. Thông qua những tin, bài, phóng sự, chuyện mục, chuyên đề đã đưa đến cho công chúng một bức tranh tổng thể, khái quát, đầy đủ về quá trình phát triển du lịch của khu vực Tây Bắc. Chính nhờ sự tun truyền du lịch trên sóng truyền hình mà hình ảnh du lịch của các tỉnh khu vực Tây Bắc được quảng bá rộng rãi đến với bạn bè trong nước và quốc tế, góp phần nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân và người dân về hoạt động phát triển du lịch. Đồng thời, cũng tác động tích cực đến việc khơi dậy những tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, phát huy những lợi thế sẵn có, tận dụng những ưu đãi mà thiên nhiên ban tặng, tranh

thủ sự giúp đỡ từ nhiều nguồn lực để đẩy mạnh du lịch khu vực phát triển.

2.4.1.1. Thông tin của các Đài PT - TH về du lịch góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng KT - XH ở khu vực Tây Bắc

Thực hiện chương trình phát triển du lịch của địa phương, khu vực, được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng, Nhà nước, Ban Chỉ đạo Tây Bắc và Đảng bộ, chính quyền các cấp. Thời gian qua các Đài PT - TH khu vực Tây Bắc với chức năng, nhiệm vụ của mình đã nghiên cứu, đầu tư, xây dựng kế hoạch tun truyền; bố trí, phân cơng phóng viên, biên tập viên theo dõi mảng đề tài phát triển du lịch với nhiều bài viết phong phú và sinh động. Những vấn đề trọng tâm của hoạt động này được thể hiện đậm nét qua chuyên mục, chuyên đề, phóng sự tạo sức hấp dẫn, thu hút sự quan tâm theo dõi của khán giả.

Trong những năm qua, nhờ liên kết vùng mà lượng khách du lịch đến với các tỉnh Tây Bắc tăng đột biến năm 2015 đạt 15.578.000 lượt, doanh thu du lịch xã hội năm 2015 đạt gần 10.000 tỷ đồng. Đạt được thành quả đó có sự đóng góp khơng nhỏ của các Đài PT - TH khu vực Tây Bắc trong việc định hướng, quảng bá cho các hoạt động trong lĩnh vực này, từ đó làm thay đổi nhận thức về phát triển ngành du lịch tới mọi tầng lớp nhân dân, huy động mọi thành phần kinh tế tham gia vào khai thác, phát triển tiềm năng du lịch trong vùng. Các Đài PT - TH đã không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng, bổ sung, điều chỉnh kết cấu, chuyên mục, chuyên đề, phóng sự về du lịch một cách khoa học và hợp lý.

Quảng bá cho hoạt động này, các Đài PT - TH khu vực Tây Bắc đã có nhiều tác phẩm góp sức cùng ngành du lịch, tạo một bức tranh khởi sắc về các ngành nghề dịch vụ đặc thù như: Phóng sự "Hà Giang mùa lễ hội" (19/2/2015); "Hà Giang liên kết để phát triển thành vùng du lịch trọng điểm" (15/3/2015); "Du lịch cộng đồng hướng phát triển bền vững của Hà Giang" (2/4/2015) phát trên sóng HGTV;

Phóng sự : Sa Pa, tăng cường các hoạt động quản lý du lịch dịp nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương phát trên sóng Đài PT - TH Lào Cai [26/4/2015].

Phóng sự Nậm Cưởm, bản Thái ở vùng cao phát trên sóng truyền hình Đài PT - TH n Bái nêu: Bản Nậm Cưởm nằm xi dịng suối Nậm Cưởm - dòng suối bắt nguồn từ trên đỉnh Nậm Lành chảy xi qua Nậm Cưởm xuống Gia Hội. Nhờ dịng suối mát lành này mà người Thái ở Nậm Cưởm đã gắn bó với mảnh đất vốn khơ cằn Nậm Búng hàng trăm năm nay.

Hãy một lần đến với bản Thái Nậm Cưởm để hịa mình trong sự hồn hậu và thân thiện của con người nơi đây; để mê mải với nét văn hóa đặc sắc, riêng biệt và đắm chìm trong khơng khí thanh bình, n ả của làng q miền núi. Và rồi, bạn sẽ nhớ mãi tình đất, tình người bản Thái Nậm Cưởm nơi rẻo cao Nậm Búng. Nơi có những con người đang ngày đêm miệt mài góp cơng sức xây dựng q hương Nậm Búng nói chung và gìn giữ những nét đẹp văn hóa tinh thần của cộng đồng người Thái nói riêng. [16/8/2015].

Các Đài PT - TH của 3 tỉnh đã đưa ra những định hướng để phát huy thế mạnh của những tinh hoa văn hóa đặc trưng của khu vực như các lễ hội, các di tích lịch sử văn hóa mang nhiều yếu tố tâm linh, sản phẩm của các làng nghề truyền thống, từ đó các tỉnh có chủ trương xây dựng các tour du lịch gắn liền với các di tích lịch sử văn hóa, hoạt động lễ hội và làng nghề truyền thống. Khai thác tốt các tour du lịch này sẽ mang đến cho du khách những sản phẩm, dịch vụ chuyên nghiệp hơn, từ đó thu hút ngày càng nhiều lượng khách đến với các tỉnh này, góp phần thúc đẩy du lịch khu vực Tây Bắc phát triển. Như vậy, các phóng sự của các Đài PT - TH Hà Giang, Lào Cai và Yên Bái đã quảng bá hình ảnh khu vực Tây Bắc đang trong q trình CNH - HĐH, nhanh chóng hịa nhập với xu hướng phát triển kinh tế, du lịch và thương mại của đất nước. Với tiềm năng và lợi thế hiện có cùng với cơ sở hạ tầng du lịch đang được

đầu tư xây dựng hoàn thiện sẽ là điều kiện thuận lợi cho du lịch khu vực Tây Bắc phát triển mạnh trong thời gian tới.

2.4.1.2. Truyền hình góp phần mở rộng các loại hình du lịch, thu hút được nhiều tổ chức và cá nhân tham gia, tạo việc làm cho người lao động

Với tiềm năng lợi thế về thiên nhiên, di tích lịch sử đa dạng và phong phú, bao gồm: Du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan, du lịch văn hóa, lễ hội, du lịch khám phá... Tây Bắc hồn tồn có đủ tiềm năng cơ sở để phát triển đủ các loại hình du lịch. Trong thời gian qua, các Đài PT - TH Tây Bắc đã quan tâm giới thiệu các loại hình du lịch văn hóa tâm linh, lễ hội và du lịch danh lam thắng cảnh với các lễ hội truyền thống diễn ra trên địa bàn các tỉnh như: Lễ hội Chợ tình Khâu Vai huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang; Chợ tình Sa Pa tỉnh Lào Cai; lễ hội gầu tào của dân tộc Mông; lễ hội cúng thần rừng của người Pu Péo; Lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn; Lễ hội cấp sắc của dân tộc Dao.v.v..

Du lịch văn hóa tâm linh cũng là thế mạnh của các tỉnh khu vực Tây Bắc, nhất là vào dịp đầu năm. Đền Tuần Quán, chùa Ngọc Am, đền Đông Cuông, đền Nhược Sơn, khu di chỉ chùa tháp Hắc Y - Đại Cại... (Yên Bái); hệ thống di tích như đền Thượng, đền Mẫu, đền Cấm, đền Đôi Cô, chùa Cam Lộ thuộc địa phận TP. Lào Cai (Lào Cai); Đền Cầu Má, chùa Quan Âm... ở Hà Giang.

Sóng truyền hình trong khu vực Tây Bắc đã thực sự là cầu nối thơng tin, giữ vai trị trung gian liên kết giữa các tổ chức và cá nhân trong tỉnh với các địa phương và các nước trong khu vực. Trong giai đoạn tồn cầu hóa hiện nay xu hướng liên kết là một quy luật tất yếu của sự phát triển. Thơng qua đó khơng chỉ góp phần khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh sẵn có của từng địa phương đồng thời cịn có thể phát huy sức mạnh tổng hợp để cùng phát triển.

Có thể khẳng định, việc liên kết du lịch giữa các tỉnh để cùng khai thác và phát triển tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng là một chủ trương

mang tính chiến lược. Làm tốt cơng tác quảng bá, các tỉnh Hà Giang, Yên Bái và Lào Cai đã thu hút được những dự án du lịch lớn, từng bước đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nâng cao trình độ dân trí, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc song song với bảo vệ cảnh quan mơi trường.

2.4.1.3. Truyền hình góp phần xây dựng mơi trường du lịch khu vực Tây Bắc, phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa, phát triển đời sống xã hội

Bên cạnh những bước phát triển về kinh tế - xã hội các tỉnh khu vực

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học - vấn đề quảng bá du lịch trên sóng truyền hình của các đài phát thanh – truyền hình khu vực tây bắc (Trang 56 - 65)