Yêu cầu đối với truyền hình trong việc quảng bá du lịch

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học - vấn đề quảng bá du lịch trên sóng truyền hình của các đài phát thanh – truyền hình khu vực tây bắc (Trang 35 - 39)

- Tỉnh Lào Ca

1.4.4. Yêu cầu đối với truyền hình trong việc quảng bá du lịch

Tính thời sự là điểm chung của báo chí. Nhưng truyền hình với tư cách là một phương tiện truyền thơng đại chúng hiện đại có khả năng thơng tin nhanh chóng, kịp thời hơn so với các loại phương tiện khác.

Truyền hình đem đến cho khán giả cùng lúc hai tín hiệu cơ bản là hình ảnh và âm thanh đem lại độ tin cậy, thơng tin cao cho cơng chúng, có khả

năng tác động mạnh mẽ vào nhận thức của con người. truyền hình có khả năng truyền tải một cách chân thực hình ảnh của sự kiện đi xa nên đáp ứng yêu cầu chứng kiến tận mắt của công chúng. “Trăm nghe khơng bằng một thấy”, chính truyền hình đã cung cấp những hình ảnh về sự kiện thỏa mãn nhu cầu “thấy” của người xem.

+ Hình ảnh

Trong truyền hình, hình ảnh là yếu tố trọng tâm. Đặc biệt với mục đích quảng bá du lịch trên truyền hình, tức là đưa những hình ảnh đẹp, nét đặc sắc tinh túy của vùng đất, dân tộc lên màn ảnh nhỏ để khán giả thưởng thức, thì việc lựa chọn và sử dụng hình ảnh lại càng quan trọng hơn.

Hình ảnh động là thế mạnh của truyền hình nhưng chính yếu tố động đơi khi lại là một bất lợi. Hình ảnh lướt đi nhanh chưa đủ để gây ấn tượng với khán giả. Vì vậy điều quan trọng trong các clip là phải tìm được những chi tiết quan trọng nhất. Đó là những cảnh quay tiêu biểu, in đậm trong tâm trí người xem.

Chính vì vậy, để tăng hiệu quả của việc quảng bá khơng chỉ địi hỏi những hình ảnh chỉn chu, bố cục hợp lý... mà cịn cần có những sự đổi mới, đột phá trong góc nhìn. Đó là những góc nhìn nghệ thuật mà khơng phải người nào cũng có thể thấy được.

+ Âm thanh

Âm thanh là một trong hai đặc trưng làm nên thế mạnh của truyền hình. Trong các chương trình truyền hình nói chung âm thanh ln đóng vai trị quan trọng định hướng cho thơng tin và nâng tầm hình ảnh. Nó bao gồm tiếng động hiện trường, lời bình thể hiện qua giọng đọc và âm nhạc sử dụng trong tác phẩm. Lời bình trong các chương trình truyền hình là phải khớp với hình ảnh, định hướng thơng tin và nâng tâm fgias trị thơng tin của hình ảnh.

Lời bình trong các clip quảng bá du lịch cũng cung cấp thêm thông tin về đặc trưng của vùng đất, con người, văn hóa của điểm đến. Bên cạnh đó

việc thể hiện lời bình đóng một vai trị quan trọng nhưng khơng phải ai cũng có giọng đọc lời bình phù hợp. Vì vậy, việc tìm kiếm một giọng đọc phù hợp là điều cần thiết.

Tiếng động hiện trường là một phần quan trọng của âm thanh. Trong các hành trình, tiếng động hiện trường góp thêm một phần khẳng định sự chân thật và tăng sự hấp dẫn của hình ảnh. Rõ ràng làm tăng sự gợi cảm, tính chân thực của truyền hình, tác động và nhận thức, tình cảm của người xem truyền hình. Nó giúp cho người xem, người nghe có thể hiểu rõ hơn về nội dung của những bản nhạc do ai sáng tác và ai thể hiện và thể hiện như thế nào khi trên sân khấu và những âm nhạc được lồng sâu lời bình cũng làm cho cơng chúng đón nhận những sự kiện, hiện tượng đó qua những dịng nhạc.

+ Thể loại: phải sử dụng phù hợp với từng thể loại.

Tiểu kết chương 1

Trong Chương 1 này, chúng tôi đã làm rõ một số khái niệm liên quan đến du lịch, tài nguyên phát triển du lịch khu vực Tây Bắc; đã trình bày quan điểm của Đảng, Nhà nước và của Đảng bộ, chính quyền các tỉnh khu vực Tây Bắc trong phát triển du lịch và vai trị của báo chí nói chung, truyền hình nói riêng trong việc tun truyền, quảng bá du lịch. Qua đó, chúng tơi cũng nhấn mạnh mối quan hệ qua lại giữa báo chí với xã hội trong việc phát triển du lịch gắn với cải thiện môi trường du lịch trên địa bàn khu vực.

Du lịch là một ngành "cơng nghiệp khơng khói" có vai trị quan trọng trong phát triển KT-XH góp phần nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, về truyền thống lịch sử và văn hóa các dân tộc, từ đó làm tăng thêm tình u q hương, đất nước. Truyền hình và Du lịch có mối quan hệ hữu cơ và có mục đích chung nhất là quảng bá, giới thiệu về hình ảnh của đất nước, của địa phương. Trên thực tế, việc quảng bá du lịch trên sóng truyền hình có tác động rất lớn

đến nhận thức của người dân và các cấp lãnh đạo địa phương về tầm quan trọng của du lịch, khai thác và phát huy hiệu quả tài nguyên du lịch trên địa bàn. Qua đó, thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Hoạt động quảng bá du lịch trên sóng truyền hình góp phần thực hiện Nghị quyết Đảng bộ của các tỉnh xác định lấy du lịch làm khâu đột phá trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như quy hoạch tổng thể phát triển du lịch khu vực Tây Bắc trong giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn 2030.

Những kết quả đạt được trong Chương 1 sẽ tạo ra những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc triển khai nghiên cứu trong các chương tiếp theo của luận văn này.

Chương 2

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học - vấn đề quảng bá du lịch trên sóng truyền hình của các đài phát thanh – truyền hình khu vực tây bắc (Trang 35 - 39)