Thực trạng nội dung, phương thức và hình thức quảng bá du lịch

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học - vấn đề quảng bá du lịch trên sóng truyền hình của các đài phát thanh – truyền hình khu vực tây bắc (Trang 45 - 52)

- Tỉnh Lào Ca

2.3. Thực trạng nội dung, phương thức và hình thức quảng bá du lịch

lịch

Các Đài PT - TH khu vực Tây Bắc với chức năng, nhiệm vụ của mình đều có sự đầu tư, xây dựng kế hoạch tuyên truyền, quảng bá; bố trí, phân cơng phóng viên, biên tập viên theo dõi đề tài phát triển du lịch. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng tin, phóng sự về du lịch, các Đài đã điều chỉnh thời lượng, dung lượng và bổ sung kết cấu chuyên mục, chuyên đề một cách khoa học, hợp lý phù hợp với nhu cầu và tâm lý của khán giả; mở rộng diện phủ sóng nhằm đảm bảo thơng tin đến với đơng đảo tầng lớp nhân dân.

2.3.1. Nội dung

Bám sát các quan điểm chỉ đạo của Đảng, chỉ thị Nghị quyết của tỉnh, thời gian qua các Đài PT - TH khu vực Tây Bắc đã tăng cường giới thiệu,

quảng bá tiềm năng của địa phương, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá các sản phẩm du lịch, giới thiệu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa tâm linh; cơng trình văn hóa nghệ thuật; bản sắc văn hóa dân tộc, các điểm, tuor du lịch mới tới đông đảo công chúng.

Bảng 2.1. Các nội dung liên quan đến vấn đề tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch của địa phương.

Năm

Đài PT-TH Hà Giang Đài PT-TH Lào Cai Đài PT-TH Yên Bái

Số tin bài đã sử dụng Số tin bài đã sử dụng có liên quan đến du lịch Số tin bài đã sử dụng Số tin bài đã sử dụng có liên quan đến du lịch Số tin bài đã sử dụng Số tin bài đã sử dụng có liên quan đến du lịch 2015 3.830 750 4.560 865 3.550 590

Qua khảo sát cho thâý số tin bài của các đài PT-TH trong khu vực có sự tương đồng với nhau, trong 3 đài Yên Bái là tỷ lệ bài ít hơn so với 2 đài Hà Giang và Lào Cai nhưng tỷ lệ tin bài liên quan đến du lịch chiếm khoảng 1/4 tổng lượng tin bài. Với tổng số tin bài về du lịch là 2.205 tin, bài, trong đó Đài PT - TH Hà giang là 750 tin, bài; Đài PT - TH Lào Cai 865 tin, bài và Đài PT - TH Yên Bái là 590 tin, bài.

2.3.1.1. Nhóm các chương trình giới thiệu về phong cảnh thiên nhiên

Khu vực Tây Bắc có thiên nhiên đa dạng phong phú, phong cảnh từ hoang sơ, hùng vĩ, yên ả, hữu tình đến các thành phố nhộn nhịp... Danh lam thắng cảnh của khu vực Tây Bắc cũng rất nhiều. Chính cảnh đẹp thiên nhiên đã làm say đắm lịng du khách, thu hút khách thập phương đến tìm hiểu khám phá.

Trong năm 2015 các Đài PT - TH khu vực Tây Bắc đã có nhiều phóng sự, clip đi sâu giới thiệu về đa dạng sinh học như vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn; Khu bảo tồn rừng Khau Ca... Bên cạnh đó cịn có những ký sự giới thiệu về những dịng sơng như: sơng Hồng; sơng Nho Quế; sông Lô... và rất nhiều vẻ đẹp của tự nhiên khác đã được các phóng viên giới thiệu như đỉnh Pan Xi Păng; Đèo Mã Pì Lèng... và nhiều hang động như Cao nguyên đệ nhất động.. Nội dung của các phóng sự, clip về thiên nhiên đa phần là những cảnh đã được biết đến và hầu hết đã từng được các phương tiện truyền thơng đại chúng giới thiệu. Cùng với đó thơng qua việc quảng bá những cái mới, điển hình như Lễ hội hoa tam giác mạch trên Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn; Ruộng bậc thang huyện Mù Cảng Chải tỉnh Yên Bái đã thu hút được đông đảo du khách đến tham quan thưởng ngoạn.

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải (Yên Bái) Hoa tam giác mạch trên Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang)

Trong phóng sự "Hà Giang chuẩn bị cho tái đánh giá Cơng viên địa chất Tồn cầu" (22/7/2015) Cao ngun đá Đồng Văn được UNESCO chính thức cơng nhận là Cơng viên địa chất tồn cầu vào năm 2010. Đây là danh hiệu duy nhất ở Việt Nam và thứ 2 ở Đông Nam Á. Tỉnh Hà Giang coi đây là tiền đề tốt thu hút du khách đến địa phương; những năm qua tỉnh, đã quan tâm

phát huy các các bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển tiềm năng du lịch trên Cao nguyên đá Đồng Văn, đồng thời giữ gìn các di sản thiên nhiên vốn có. Để chuẩn bị cho cơng tác tái đánh giá công viên địa chất, các công việc chuẩn bị đang được ngành văn hóa thể thao và du lịch triển khai thực hiện.

Thơng qua các phóng sự, những giá trị tiềm ẩn của thiên nhiên của khu vực Tây Bắc được chính các du khách khám phá trong chuyến hành trình của mình.

2.3.1.2. Nhóm chương trình về những giá trị văn hóa

- Khách du lịch đến với một vùng đất không chỉ để xem cảnh sắc thiên nhiên mà cịn mong muốn được khám phá những nét văn hóa đặc trưng của vùng đất đó. Vì vậy quảng bá về du lịch khơng chỉ đơn thuần giới thiệu về danh lam thắng cảnh mà còn phải làm nổi bật được nét thú vị trong đặc trưng văn hóa của mỗi vùng đất.

- Trong khảo sát đã có nhiều làng nghề thủ cơng của người dân địa phương được giới thiệu như: làng nghề dệt thổ cẩm của người Mông; Trạm bạc của người dao; nghề rèn của người Nùng... mỗi một vùng miền lại có những nghề đặc trưng khác nhau nhưng đều mang đến cho người xem một cảm giác thanh bình và sự tiếp nối, phát huy truyền thống của dân tộc.

Tại các tỉnh Hà Giang, Yên Bái và Lào Cai cũng gìn giữ và phát triển được các làng nghề truyền thống luôn được chú trọng. Nhiều làng nghề đã tạo thương hiệu trên thị trường, với sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương mà còn trở thành hàng hoá được người tiêu dùng ưu chuộng. Đây là tiềm năng để phát triển các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch. Nơi đây, các sản phẩm thêu, dệt thổ cẩm, chạm khắc bạc, mây tre đan, nấu rượu…được nhiều du khách tìm đến chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn. Mỗi lần đến với Hà Giang, khách du lịch không thể không đến du lịch làng nghề như dệt lanh thổ cẩm ở xã Lùng Tám huyện Quản Bạ, nghề trạm bạc của người Dao huyện Hồng Su Phì, nghề làm khèn Mơng ở huyện Đồng Văn, ... Mỗi khi đến với Lào Cai nhất là các huyện Sa Pa, Bắc Hà, khách du lịch không quên mua cho mình những sản phẩm thổ cẩm, đồ trang sức, rượu… được sản xuất từ những làng nghề truyền thống Tả Phìn, Cát Cát, Sa Pả, San Sả Hồ (Sa Pa); Bản Phô, Na Hối (Bắc Hà)… Hiện nay, ở Yên Bái nhiều nghề truyền thống đã được xây dựng và khôi phục lại thành làng nghề để thu hút du khách đến với Yên Bái ngày càng đông hơn như: làng nghề tranh đá quý (Lục Yên), làng nghề dệt thổ cẩm Nghĩa An (Nghĩa Lộ), …

Du lịch các tỉnh khu vực Tây Bắc đã khôi phục và xây dựng các làng nghề truyền thống, các cơ sở sản xuất đồ lưu niệm để tạo sản phẩm độc đáo, mang thương hiệu đặc trưng vùng. Phản ánh về lĩnh vực này có phóng sự "Lễ hội thêu, dệt lanh trên cao nguyên đá" [16/7/2015] phát trên HGTV nêu rõ:

Bên cạnh việc tham gia vào các trò chơi dân gian, du khách còn được tham quan các gian hàng trưng bày các sản phẩm lanh, tham gia trải nghiệm các công đoạn sản xuất lanh, được chiêm ngưỡng những nghệ nhân người Mông bên khung cửi với sự khéo léo, tinh tế tạo nên những tấm vải lanh độc đáo, góp phần bảo tồn, gìn giữ, phát huy những giá trị văn hố truyền thống của các dân tộc nói chung, người Mơng xã Lùng Tám nói riêng. Những trải

nghiệm này chính là bộ sưu tập thơng tin về làng nghề thêu, dệt vải lanh; quảng bá, tôn vinh tay nghề tinh hoa của những nghệ nhân; quảng bá xúc tiến thương mại, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong huyện đồng thời là nơi để du khách cảm nhận được sự sáng tạo của các nghệ nhân biến các vật liệu gần gũi trở thành những sản phẩm độc đáo của dân tộc Mơng, qua đó sẽ xây dựng Lễ hội thành biểu tượng riêng của huyện Quản Bạ, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và nâng cao thu nhập cho nhân dân địa phương

Ngồi ra có nhiều chun mục, phóng sự về văn hóa ẩm thực, đặc sản của một số địa phương được giới thiệu.

- Di tích lịch sử có thể coi là nhóm đề tài được phản ánh nhiều nhất trong các clip về các giá trị văn hóa. Quảng bá về chùa chiền, nhà thờ... khơng chỉ đơn thuần nói nguồn gốc, lịch sử của những chốn linh thiêng mà chương trình cịn giới thiệu những nét đặc sắc về kiến trúc nơi đó.

Lễ hội đền Mẫu Thác Bà ở Yên Bái, Lễ hội đền Thượng ở Lào Cai

Có thể nói, những năm qua cơng tác quản lý, tổ chức lễ hội nhất là lễ hội mùa xuân ở các tỉnh khu vực Tây Bắc đã có nhiều chuyển biến. Quy mơ và hình thức tổ chức lễ hội phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, cộng đồng dân cư, nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. Phần lễ được duy trì theo nghi thức truyền thống, phần hội được bổ sung những hoạt động văn hóa, thể thao giải trí mới nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Những ngày đầu xuân các hoạt động lễ hội diễn ra mang đậm bản sắc của mỗi vùng miền thể hiện đời

sống văn hóa đa dạng, phong phú của khu vực Tây Bắc một vùng đất giàu di sản văn hóa đang mạnh mẽ vươn lên vẫy gọi du khách bốn phương.

- Lễ tết, hội hè là một trong những nét đặc sắc làm nên sự phong phú trong văn hóa của người Việt Nam. Khu vực Tây Bắc với hơn 30 dân tộc do vậy nhiều nét văn hóa đặc trưng của người dân được lưu giữ và bảo tồn. Nổi bật như lễ hội gầu tào của dân tộc Mông, lễ cơm mới của người Lô Lô; lễ hội xuống đồng của người Tày; lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn..

Lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn ở Quang Bình (Hà Giang)

Để hiểu rõ hơn về các nét văn hóa bản địa cũng như để mọi người cùng tìm hiểu các nét văn hóa của người dân địa phương các Đài PT - TH đã có nhiều phóng sự quảng bá về cơng tác này. Phóng sự "Hà Giang mùa lễ hội" [22/2/2015] ...Hàng năm khi mùa xuân đến là lúc khắp các triền núi đá lại diễn ra các hoạt động rộn ràng đầy màu sắc của đồng bào các dân tộc nơi đây. Hội xuân khèn Mông là nơi sinh hoạt cộng đồng của người Mơng, vừa là nơi giao lưu văn hóa với các dân tộc khác, vừa là nơi trai gái gặp gỡ tìm bạn tâm tình, vừa là nơi những người già tìm lại nhau để ôn lại chuyện xưa, nhắc nhớ những kỉ niệm đẹp 1 thời. Lễ cúng thần rừng của người Pu Péo.. Chị Phạm Thị Mai du khách đến từ Hà Nội tâm sự:

Thường đầu năm gia đình rất hay đi du xuân nhưng lần đầu đến với Hà Giang, tôi thật sự ấn tượng với phong cảnh thiên nhiên, đến nơi đây với những lễ hội truyền thống của bà con dân tộc như được hịa mình trong khơng gian văn hóa, càng đi mới thấy Việt Nam mình khơng chỉ đẹp về cảnh quan thiên nhiên mà cịn có nhiều nét văn hóa đặc sắc và độc đáo. Tơi u Việt Nam!

Ký sự: Du lịch tâm linh dọc Sơng Hồng phát trên sóng truyền hình Đài PT - TH Yên bái: Với gần 120 km chảy qua địa bàn tỉnh Yên Bái, dịng sơng Hồng đã bồi đắp nên những giá trị văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng độc đáo của dân tộc Việt Nam nói chung và nhân dân n Bái nói riêng. Những ngơi đền, chùa nổi tiếng của tỉnh n Bái dọc sơng Hồng vì thế cũng mang những nét đặc trưng riêng trong tín ngưỡng tâm linh người Việt.

“ Hành trình du lịch tâm linh qua những ngôi đền, chùa nổi tiếng của tỉnh Yên Bái bên sông Hồng” cũng là hành trình tìm về những giá trị văn hóa, lịch sử và tín ngưỡng tơn giáo độc đáo của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Truyền hình khơng đơn thuần góp phần phát triển du lịch mà cịn chung tay bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là yếu tố tạo nên môi trường du lịch lành mạnh tai các tỉnh khu vực Tây Bắc. Với các tỉnh Tây Bắc, bên cạnh các sản phẩm về du lịch sinh thái, danh lam thắng cảnh cịn có nhiều loại hình được du khách ưa chuộng đó là du lịch văn hóa phi vật thể. Đó là những nét riêng mà khơng nơi nào có được.

Nhìn chung, nội dung của nhóm các chương trình quảng bá giá trị văn hóa đã giới thiệu được khá nhiều mặt đa dạng trong đời sống kinh tế, văn hóa, tinh thần của người dân khu vực Tây Bắc. Những nét đặc sắc cơ bản của phong tục tập quán, lễ hội văn hóa của các địa phương được đề cập.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học - vấn đề quảng bá du lịch trên sóng truyền hình của các đài phát thanh – truyền hình khu vực tây bắc (Trang 45 - 52)