Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học - vấn đề quảng bá du lịch trên sóng truyền hình của các đài phát thanh – truyền hình khu vực tây bắc (Trang 77 - 86)

- Đài PTTH Yên Bá

3.2.1.Nhóm giải pháp chung

3.2.1.1. Đổi mới nhận thức về phát triển du lịch và về vai trò của các Đài PT - TH khu vực Tây Bắc trong tình hình mới

- Đổi mới nhận thức về phát triển du lịch

Hiện nay, du lịch Việt Nam đang đứng trước những vận hội và thách thức to lớn trong thời kỳ hội nhập. Gia nhập sân chơi toàn cầu, Việt Nam đã trở thành một điểm đến mới và dành được sự quan tâm của nhiều du khách quốc tế.

Chúng ta biết rằng, sản phẩm du lịch được coi là một loại sản phẩm đặc thù mang tính tổng hợp cao, bao gồm các thành phần vật chất và phi vật chất. Do vậy, sản phẩm du lịch không phải là một sản phẩm đơn lẻ mà là tập hợp của rất nhiều thành phần tạo nên, trong đó thành phân cốt lõi thường là các giá trị về tài nguyên du lịch, các dịch vụ lưu trú, dịch vụ phục vụ ắn uống, đi lại, hướng dẫn và các dịch vụ bổ sung khác. Như vậy chất lượng sản phẩm du lịch là sự tổng hợp chất lượng của tất cả các dịch vụ, hàng hóa thành phần tạo nên. Ngồi ra, chất lượng sản phẩm du lịch còn phục thuộc vào tác động của các yếu tố mang tính vật chất như: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, môi trường tự nhiên và các yếu tố phi vật chất như: kỹ năng nghiệp vụ, thái độ phục vụ, văn hóa ứng xử của đội ngũ lao động, mơi trường xã hội.

Chính vì thế, việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch là một yêu cầu nhưng đồng thời cũng là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp. Để có thể thực hiện thành cơng nhiệm vụ này, ngồi những nỗ lực của ngành Du lịch cịn có sự tham gia, ủng hộ, đóng góp của các ngành, các cấp và của tồn xã hội, trong đó có vai trị quan trọng của truyền hình. Với chức năng, vai trị, nhiệm vụ của mình, thời gian qua truyền hình đã góp phần quan trọng trong việc định hướng dư luận, quản lý và giám sát xã hội trong việc nâng cao nhận thức về phát triển du lịch của các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân, nhất là trong thời kỳ kỷ nguyên số như hiện nay.

- Đổi mới vai trò của các Đài PT - TH khu vực Tây Bắc trong tình

hình mới.

Thế giới thay đổi rất nhiều, xã hội Việt Nam đang chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ, con người Việt Nam đã thay đổi về mọi mặt: dân trí, nhận thức, quan điểm, lối sống, mức sống. Điều đó địi hỏi bức thiết phải đổi mới công tác tư tưởng, bản thân công tác tư tưởng phải được nâng lên, phải được đổi mới, phù hợp với thời đại.

Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta lãnh đạo toàn diện đất nước đã đạt được nhiều thắng lợi vẻ vang trên nhiều lĩnh vực, trong đó có truyền hình. Đảng lãnh đạo cơng tác báo chí trong đó có truyền hình và hoạt động của truyền hình trước hết bằng quan điểm, đường lối, chủ trương giúp cơ quan đài PT - TH và đội ngũ những người làm truyền hình có định hướng hoạt động, đúng đắn, xác định rõ nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng. Đổi mới phương thức lãnh đạo quản lý cơng tác truyền hình chính là làm cho hoạt động của truyền hình hiệu quả hơn, phù hợp hơn là những đòi hỏi tất yếu, khách quan đảm bảo cho các đài hoạt động đúng tơn chỉ, mục đích, góp phần nâng cao năng lực sáng tạo của những người làm truyền hình.

Quán triết và vận dụng sâu sắc quan điểm ấy, Đảng bộ, chính quyền các địa phương đã kịp thời định hướng thông tin tuyên truyền cho các cơ quan báo chí nói chung trong đó có Đài PT - TH thơng qua những việc làm cụ thể nhằm đảm bảo hoạt động của các cơ quan này. Tăng cường hơn nữa cơng tác lãnh chỉ đạo đối với báo chí trong việc cung cấp thơng tin kịp thời, chính xác, đầy đủ về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho các Đài.

Các cơ quan ban, ngành trong tỉnh cần tăng cường, phối hợp cung cấp, trao đổi thông tin nhằm duy trì các chun mục có chất lượng và hiệu quả trên sóng của Đài. Thường xuyên mở các lớp tập huấn, hội thảo nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về phát triển du lịch cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên. Từng bước nâng cao nhận thức của phóng viên, biên tập viên kể cả về kiến thức báo chí lẫn kiến thức về du lịch.

Ngoài việc quan tâm đầu tư, bổ sung kịp thời kinh phí nhằm giúp các đài có điều kiện xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị, đổi mới cơng nghệ sản x́t chương trình và các trang thiết bị chuyên dùng nhằm giúp phóng viên nâng cao kỹ năng thu thập và xử lý thơng tin nhanh nhạy, chính

xác của cơng chúng. Các tỉnh khu vựa Tây Bắc cũng cần xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể về phát triển hệ thống PT - TH đến năm 2020 và các năm tiếp theo đúng với quy hoạch của Bộ Thơng tin và Truyền thơng. Trong đó, chú ý việc củng cố, kiện tồn cơng tác tổ chức cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng những người làm truyền hình có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định, có kiến thức, có trình độ về chun mơn nghiệp vụ, đặc biệt là có phảm chất đạo đức trong sáng, trung thực, gắn bó chặt chẽ với thực tiễn cơ sở, gắn với chương trình hành động cách mạng của cá nhân.

3.2.1.2. Đổi mới nội dung, phương thức và hình thức quảng bá du lịch trên sóng truyền hình

Trong bối cảnh tình hình của đất nước và mơi trường hoạt động của báo chí trong điều kiện hiện nay đặt ra nhiều thuận lợi và thách thức khơng nhỏ đối với các cơ quan báo chí nói chung PT - TH nói riêng cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Có thể thấy cơng tác quảng bá du lịch trên sóng truyền hình trong giai đoạn hiện nay khơng thể áp dụng theo lối mòn mà cần phải đổi mới cho phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và thời kỳ hội nhập quốc tế.

- Nội dung

Một trong những yêu cầu quan trọng để cơng tác quảng bá du lịch có hiệu quả địi hỏi phải có sự đổi mới mạnh mẽ về nội dung và hình thức nhằm tạo ra những tác động tích cực trong nhận thức và hành động tới đông đảo quần chúng nhân dân.

Về nội dung cần giảm lượng tin bài lễ tân, hội họp mà thay vào đó là tăng cường các tin, bài các chuyên mục, chuyên đề hướng về cơ sở, đặc biệt là các tin, phóng sự khai thác, phát huy hiệu quả về ngành du lịch với tư cách là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

Mặt khác các Đài PT-TH khu vực Tây Bắc cần chú ý nâng cao chất lượng tin, bài, phóng sự cho phù hợp với nhu cầu của công chúng, khán giả

nhất là về danh lam, thắng cảnh, truyền thống văn hóa các dân tộc với các tour và dịch vụ du lịch hấp dẫn khách du lịch.

Để quảng bá có hiệu quả cơng tác này, đòi hỏi các Đài PT-TH địa phương quan tâm đầu tư kỹ lưỡng, trong chú trọng quan tâm đến nội dung quảng bá phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế và những vấn đề bức xúc đang đang đặt ra trong hoạt động du lịch của địa phương. Tăng cường phóng viên đi cơ sở, thâm nhập thực tế theo các tour cùng du khách, trải nghiệm và tìm hiểu những tâm tư, nguyện vọng của khách du lịch, các nhà kinh doanh dịch vụ du lịch và người dân địa phương, từ đó tích lũy được những tư liệu q làm cho tin, phóng sự trở nên sinh động, gần gũi và thiết thực, nội dung gắn liền với thực tiễn cuộc sống, xã hội. Trong giai đoạn hiện nay khơng chỉ địi hỏi phóng viên có khả năng nắm vững các quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về phát triển du lịch mà cịn có khả năng phát hiện vấn đề, tìm ra được các giải pháp, nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm để ngày càng nâng cao chất lượng các thông tin về du lịch của địa phương cơ sở.

- Hình thức

Cùng với nội dung thì hình thức cũng là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả quảng bá. Nội dung hay, hình thức đẹp dễ tạo dấu ấn và thu hút công chúng. Để đáp ứng yêu cầu này, các Đài cần phải đầu tư một cách đồng bộ từ con người đến trang thiết bị để sản x́t ra các tác phẩm báo chí có chất lượng khi phát sóng.

Việc bố trí các tin, bài về đề tài du lịch phát lên sóng phải cân đối hài hịa theo những chủ đề đã chọn nhằm giúp công chúng theo dõi một cách có hệ thống, đảm bảo sự logic trong thơng tin. Đồng thời đảm bảo ngắn gọn, súc tích nêu bật được chủ đè chính và chọn bố cục ghi hình hợp lý để làm nổi bật nội dung cần quảng bá.

Các Đài PT-TH khơng chỉ đóng vai trị là nơi cung cấp, truyền tải thơng tin mà cịn nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân. Để tăng cường phát triển du lịch của địa phương thì cần quan tâm thơng tin báo chí nhất là xây dựng chế độ thơng tin hai chiều, qua đó sẽ phản ánh trung thực và đầy đủ mọi mặt của đời sống xã hội, những bất cập từ thực tiễn trong hoạt động du lịch nhằm xây dựng môi trường phát triển du lịch bền vững.

Trong thời gian tới, các Đài PT-TH khu vực Tây Bắc cần tăng cường quảng bá, hướng đến biểu dương những nhân tố điển hình trong phát triển và bảo vệ môi trường du lịch; đồng thời thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, hạn chế trong q trình thực hiện, góp phần giúp các cấp lãnh đạo kịp thời rút kinh nghiệm và có những điều chỉnh trong q trình lãnh, chỉ đạo việc phát triển du lịch của địa phương thật sự chất lượng và hiệu quả.

3.2.1.3. Xây dựng chiến lược quảng bá du lịch, nhằm nâng cao nhận thức của chính quyền và người dân địa phương trong cải thiện môi trường du lịch trên địa bàn

Trong thời đại kỷ nguyên số hiện nay, lãnh đạo các Đài PT - TH Tây Bắc cần nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác quảng bá, phải xem truyền hình là kênh thơng tin hữu ích trong việc tun truyền, vận động giáo dục quần chúng nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của địa phương. Trên cơ sở những định hướng thông tin tuyên truyền, các Đài cần xây dựng kế hoạch lâu dài và từng thời gian và thời điểm cụ thể. Đồng thời phân bổ hợp lý về thời điểm, thời lượng quảng bá, bên cạnh đó phân cơng phóng viên, biên tập viên theo dõi đề tài về phát triển du lịch tại từng đị bàn.

Bên cạnh việc tăng cường phản ánh các ý kiến của quần chúng nhân dân, mạnh dạn chỉ ra những thiếu sót trong q trình chỉ đạo, điều hành, những khó khăn, hạn chế trong thực hiện chương trình phát triển du lịch, góp phần giúp các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương kịp thời rút kinh nghiệm,

đề ra các giải pháp thúc đẩy quá trình phát triển du lịch trên địa bàn đúng định hướng và hiệu quả.

Các Đài cần coi trọng các bản tin thời sự, lấy chương trình này làm khâu đột phá để nâng cao chất lượng nội dung thơng tin. Bên cạnh đó, các Đài cần tập trung đầu tư nhiều hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng các chuyên đề, chuyên mục về du lịch, kinh tế, văn hóa - xã hội mang đậm bản sắc văn hóa và truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn phục vụ tốt cho việc phát triển du lịch của cả tỉnh trước mắt là lâu dài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.1.4. Mở rộng phạm vi quảng bá du lịch

Một trong những biện pháp để phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay là quảng bá và xúc tiến du lịch với mục đích quảng bá hình ảnh của đất nước, con người với những nét độc đáo, đặc sắc và hấp dẫn, tạo sức hút du khách và mở rộng chiếm lĩnh thị trường.

Kế hoạch phát triển du lịch của các tỉnh khu vực Tây Bắc trong giai đoạn tới của các tỉnh Tây Bắc đều xác định: Nâng hình ảnh du lịch của địa phương đến với du khách trong và ngồi nước thơng qua nhiều hình thức và kênh thơng tin khác nhau. Vì vậy các Đài cần xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc quảng bá du lịch, đưa công tác này trở thành nội dung hoạt động quan trọng của các cấp, các ngành và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ du lịch. Nội dung quảng bá tập trung giới thiệu về con người, cảnh quan, những giá trị về tài nguyên du lịch của các địa phương. Để thực hiện tốt cơng tác này thì các Đài PT - TH khu vực Tây Bắc cần xây dựng chiến lược quảng bá để giới thiệu với du khách trong và ngoài nước về các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, các làng nghề, về cảnh quan thiên nhiên, con người và khả năng, cơ hội đầu tư phát triển du lịch của các tỉnh. Dành thời lượng thích hợp để giới thiệu các văn bản pháp luật về du lịch nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trong việc phát triển du lịch. Những kiến thức này khơng chỉ bổ ích với khách tham

quan du lich mà còn rất cần thiết đối với các nhà đầu tư khi có ý định đến hợp tác đầu tư trong lĩnh vực du lịch tại các tỉnh.

Cần duy trì mở rộng trang Website về du lịch, tăng cường kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và nước ngồi để quảng bá hình ảnh và thơng tin về du lịch của mỗi địa phương đến với bàn bè quốc tế. Hướng đến mục tiêu cao nhất là làm cho du khách ngày càng hiểu rõ hơn về các tỉnh trong khu vực Tây Bắc từ đó lựa chọn các tỉnh này này là điểm đến khi đến Việt Nam.

Ông Trần Hùng Việt Tổng Giám đốc Tổng Cơng ty du lịch Sài Gịn đã có góp ý:

Theo tơi cần phải có sự đổi mới ở phạm vi quảng bá. Các Đài PT - TH khu vực Tây Bắc cần có sự liên kết chặt chẽ với các cơ quan, hãng truyền thơng trong và ngồi nước, tăng cường quảng bá trên nhiều phương tiện vận chuyển như: máy bay, tàu hỏa hoặc những chỗ đông người như sân bay, nhà ga, bến xe... [phụ lục 4b]

3.2.1.5. Nâng cao nhận thức, kiến thức du lịch cho người làm PT - TH địa phương

Thực tế hiện nay đội ngũ phóng viên, biên tập viên làm việc tại các Đài PT - TH địa phương viết về lĩnh vực du lịch không nhiều, đa số kiêm nhiệm. Một phóng viên có thể viết nhiều lĩnh vực với nhiều mảng đề tài chính trị - xã hội khác nhau, do đó các phóng viên, biên tập viên khơng có nhiều thời gian để tìm hiểu,nghiên cứu sâu về lĩnh vực du lịch, đây chính là nguyên nhân dẫn đến những tác phẩm báo phản ánh chung chung, thiếu tính thuyết phục, chỉ dừng lại ở mức nêu con số, gởi mở vấn đề chứ chưa tìm ra ngun nhân, những giải pháp thích hợp để giải quyết vấn đề một cách thỏa đáng.

Kết quả khảo sát ở ba Đài PT - TH Hà Giang, Yên Bái và Lào Cai cho thấy chỉ có 45/170 người (chiếm tỷ lệ 26,4%) phóng viên có bằng Đại học Báo chí, cịn lại đều học các lĩnh vực khác và chuyển sang viết báo. Vì vậy, lỗ

hổng về kiến thức báo chí là rất lớn nên việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ cho các đối tượng này là hết sức cần thiết.

Ơng Hồng Hồng Tre, Trưởng phịng Chuyên đề Đài PT - TH Hà Giang cho biết: Ở Đài mặc dù đội ngũ phóng viên đơng nhưng phóng viên có

trình độ chun mơn ngành du lịch thì chưa có một người nào, do vậy các phóng viên viết về đề tài này hầu như theo kinh nghiệm tích lũy được và tự

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học - vấn đề quảng bá du lịch trên sóng truyền hình của các đài phát thanh – truyền hình khu vực tây bắc (Trang 77 - 86)