Tiềm năng du lịch của các tỉnh khu vực Tây Bắc

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học - vấn đề quảng bá du lịch trên sóng truyền hình của các đài phát thanh – truyền hình khu vực tây bắc (Trang 39 - 42)

- Tỉnh Lào Ca

2.1. Tiềm năng du lịch của các tỉnh khu vực Tây Bắc

Sự khác biệt nổi bật và dễ nhận thấy nhất ở Tây Bắc so với các vùng khác là hội tụ đủ 3 yếu tố: thiên nhiên hùng vĩ, văn hóa đặc sắc và lịch sử hào hùng. Trong du lịch, yếu tố nổi bật rất quan trọng nhưng sự khác biệt mới quyết định thành cơng trong phát triển. Ở góc độ này, Tây Bắc đạt cả hai tiêu chí là sự nổi bật và khác biệt về giá trị thiên nhiên, giá trị lịch sử và văn hóa.

Thứ nhất, điều cuốn hút đầu tiên của Tây Bắc chính là thiên nhiên hùng

vĩ. Nơi “rừng thiêng nước độc” và vô vàn hiểm trở ấy đã đi vào thơ ca và là nguồn cảm hứng cho những áng văn chương, nhiều trong số đó đã trở nên nổi tiếng và đi sâu vào lịng người đọc. Chính sự hoang sơ, bí ẩn đã trở thành nét quyến rũ, sức hút của Tây Bắc thiêng liêng, hùng vĩ.

Những đỉnh núi cao chót vót hiểm trở mà kỳ vĩ, con đường đèo chênh vênh và thơ mộng khi uốn mình quanh sườn núi chạm vào chân mây hay lấp ló trong sương mù, ruộng bậc thang trải dài vút tầm mắt như kéo giãn không gian thêm dài thêm rộng, các mùa hoa tiếp nối nhau… Tất cả tạo nên bức tranh thiên nhiên quyến rũ, mộng mơ, đầy sắc màu nơi núi rừng Tây Bắc kỳ vĩ. Tiêu biểu như cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) được UNESCO công nhận là Cơng viên địa chất tồn cầu, có đỉnh đèo Mã Pì Lèng Mèo Vạc, ruộng bậc thang Mù Cang Chải – danh thắng Quốc gia ở n Bái, vùng văn hố Mường Lị – Nghĩa Lộ (Yên Bái), Vườn Quốc gia Hoàng Liên… Đặc điểm

điều kiện tự nhiên đã tạo cho Lào Cai một tiềm năng du lịch thiên nhiên vô cùng phong phú, tạo điều kiện thuận lợi phát triển nhiều loại hình du lịch, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch thể thao leo núi... Lào Cai nổi tiếng với Sa Pa, Bắc Hà, Fan Si Păng...

Thứ hai, tại các tỉnh ở khu vực Tây Bắc có 32 dân tộc thiểu số sinh

sống, tạo nên những đặc trưng văn hóa cộng đồng, bản sắc truyền thống, đa dạng sinh thái riêng cho từng tỉnh. Khám phá văn hóa truyền thống, cùng trải nghiệm và cảm nhận sự giàu có của văn hóa các vùng miền là một trong những khát khao, mong mỏi và mục đích của du khách trong mỗi chuyến đi.

Đến Hà Giang du khách sẽ nhớ đến Chợ tình Khâu Vai họp mỗi năm

một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch tại xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc. Hay vào dịp đầu năm có các lễ hội như: lễ hội Gầu tào của người Mông; Lễ hội cấp sắc của người Dao, lễ cúng thần rừng của người Pu Péo...

Đến Sơn La, người ta sẽ liên tưởng đến những món ăn, lễ hội truyền thống và phong cách sinh hoạt độc đáo của đồng bào dân tộc Thái. Hịa Bình lại là nơi mang đậm bản sắc của dân tộc Mường. Hay có những dân tộc chỉ sinh sống ở Lai Châu như Người Lào, Người Lự…

Thứ 3, Tây Bắc còn là địa danh gắn liền với lịch sử chống ngoại xâm hào

hùng của dân tộc; nhân chứng của cuộc kháng chiến “10 năm như ngọn lửa” kiên gan, bền bỉ; cũng là nạn nhân của chiến tranh tàn khốc. Dù gần gũi, có phần thân thuộc với nhiều du khách, nhưng không phải ai khi đặt chân tới đây cũng hiểu được những giá trị văn hóa, lịch sử và thiêng liêng của Tây Bắc.

Có thể kể đến những địa danh lịch sử, di tích và những đặc trưng có giá trị như: quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ, Mường Phăng tại Điện Biên;

Cột cờ quốc gia Lũng Cú nằm trên đỉnh núi Rồng (Long Sơn) có độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, điểm cực Bắc của Việt Nam; khu di tích quốc gia Nhà Vương ở Đồng Văn,

Hà Giang… Bãi đá cổ Sa Pa là một khu di tích khảo cổ quan trọng có giá trị

văn hóa lịch sử lớn. Khu di tích này đã được các nhà khảo cổ chứng minh nó đã có từ lâu đời và là di sản của người Việt cổ. Là địa bàn sinh tụ của 30 dân tộc anh em nên Yên Bái rất đa dạng về di tích vật thể và phi vật thể. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 44 di tích lịch sử - văn hóa được cơng nhận xếp

hạng, trong đó có 10 di tích cấp quốc gia và 34 di tích cấp tỉnh đã và đang được đầu tư, tu bổ tôn tạo phục vụ nhu cầu của du khách trong và ngoài tỉnh...

Đặc biệt, việc kết hợp khai thác những thế mạnh, tiềm năng một cách hài hòa, hợp lý sẽ tạo điều kiện cho du lịch Tây Bắc phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng, trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương.

Tây Bắc có vị trí thơng thương qua các cửa khẩu biên giới với Lào và Trung Quốc, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn giàu có, đa dạng, hấp dẫn, … tạo điều kiện và lợi thế để kêu gọi, khuyến khích đầu tư phát triển du lịch.

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hố cao, có đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Theo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn.

Là vùng đất có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch, Tây Bắc là nơi sinh sống của hơn 30 dân tộc, với một khơng gian văn hóa rất rộng lớn và phong phú. Những năm gần đây, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, có đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội vùng Tây Bắc.

Ban chỉ đạo du lịch 8 tỉnh Tây Bắc đã xác định Sa Pa của Lào Cai, Mộc Châu của Sơn La, Điện Biên Phủ của Điện Biên và Cao nguyên đá Đồng Văn của Hà Giang là những điểm du lịch mạnh, có sức hút đối với khách du lịch quốc tế và trong nước. Nổi bật là vai trò của trung tâm du lịch Sa Pa. Từ Sa Pa, đã hình thành các tuyến sang Hà Giang, về Lai Châu, Yên Bái qua đường 32 hoặc xuống Quỳnh Nhai về Sơn La. Các tuyến du lịch này ngày càng thu hút nhiều du khách nước ngồi. Vì vậy, các tỉnh đều ra sức xây dựng các điểm du lịch này trở thành những điểm có sức lan tỏa đến du lịch toàn vùng. Nhờ liên kêt vùng mà lượng khách du lịch đến với các tỉnh Tây Bắc tăng đột biến năm 2015 đạt 15.578.000 lượt, doanh thu du lịch xã hội năm 2015 đạt gần 10.000 tỷ đồng.

Chính vì vậy, trong những năm qua, kinh tế du lịch của các tỉnh Tây Bắc khá phát triển. Cùng với sự phát triển du lịch của cả nước, du lịch các tỉnh Tây Bắc đã từng bước có những chuyển biến mới, tích cực, với nhiều mơ hình hoạt động phong phú phục vụ khách du lịch nội địa và quốc tế. Phát huy lợi thế du lịch, phấn đấu đưa ngành “cơng nghiệp khơng khói” trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn.

Vấn đề phát triển du lịch ở các tỉnh Tây Bắc nói chung Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái nói riêng đã được Ban chỉ đạo Tây Bắc và lãnh đạo tỉnh, các cơ quan hữu quan, các tổ chức xã hội và rất nhiều người dân đặc biệt quan tâm. Công tác tuyên truyền quảng bá cho các hoạt động này ln được đặt lên hàng đầu và có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa xã hội nói chung; phát triển du lịch nói riêng của địa phương.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học - vấn đề quảng bá du lịch trên sóng truyền hình của các đài phát thanh – truyền hình khu vực tây bắc (Trang 39 - 42)