Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu và dự báo thị trường

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình lập kế hoạch (5 năm) của Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà ppt (Trang 84 - 99)

II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình lập kế hoạc hở Công ty CPĐTPT đô

2.Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu và dự báo thị trường

Tầm quan trọng của thị trường đã được chung ta đề cập ở phần (3.2.2- 3- III- Thực trang công tác lập kế hoạch).

2.1. Nghiên cứu và dự báo các yếu tố thị trường tác động đến quá trình lập kế hoạch

Công tác nghiên cứu thị trường là khâu đầu tiên cần xem xét để thiết lập các chỉ tiêu kế hoạch.

Trong những năm qua Công ty đã nghiên cứu thị trường trước khi xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh nhưng cũng chỉ dưng lại ở một mức độ sơ lược do Công ty chưa tổ chức phòng Marketing mà công việc này do phòng kinhdoanh kiêm đảm nhiệm nên có một số kế hoạch chưa đạt được chỉ tiêu do sự biến động thường xuyên của thị trường.

Do đó khi tiến hành nghiên cứu thị trường cần nghiên cứu các bước sau:

- Tổ chức thu thập đầy đủ thông tin chính xác về nhu cầu sản phẩm của Côngt ty như: các hợp đồng, đơn đặt hàng, nắm chắc thông tin các dự án đầu tư. Các chính sách có liên quan đến phát triển đô thị và khu công nghiệp.

- Sau khi nghiên cứu thu thập thông tin. Các chuyên viên nghiên cứu thị trường phải phân tích xử lý một cách khoa học các loại thông tin này và lựa chọn thông tin cơ bản nhất liên quan đến nhu cầu sản phẩm của Công ty.

- Xác định nhu cầu thị trường sản phẩm mà Công tycó khả năng đáp ứng được so với khả năng sản xuất kinh doanh hiện tại của Công ty. Để từ đó đưa ra quyết định sản xuất sản phẩm gì là chính ? với số lượng bao nhiêu ?

+ Tăng cường đầu tư hơn nữa cho công tác nghiên cứu thị trường.

+ Đội ngũ nghiên cứu thị trường phải có trình độ và năng lực, linh hoạt trong xử lý các tình huống và các phán đoán về thị trường cũng như các đối thủ cạnh tranh. - Cần phải nghiên cứu và triển khai một cáchthường xuyên để có cơ sở xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Các căn cứ dự báo không được mơ hồ, phải có độ tin cậy, không qua phức tạp và chặt chẽ. Dự báo xác định các thông tin chưa biết có thể xảy ra trong tương lai để giúp Công ty và những nhà lập kế hoạch có các phương án giải quyết, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Công ty phải lựa chọn các phương pháp dự báo thích hợp để nâng cao chất lượng và độ chính xác của công tác nghiên cứu. Với điều kiện của nước ta hiện nay các doanh nghiệp thường áp dụng các phương pháp sau:

+ Phương pháp ngoại suy + Phương pháp hệ số + Phương pháp chuyên gia + Phương pháp mô hình hoá

2.2. Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh

Do nhu cầu nhà ở của các tầng lớp dân cư tại các thành phố lớn nên các doanh nghiệp thi nhau đầu tư vào lĩnh vực này tạo ra môi trường cạnh tranh rất gay gắt. Để có thể đứng vững trên thị trường và tiếp tục phát triển Công ty phải xem xét khả năng của, tiềm lực cũng như các mặt mạnh yếu của các đối thủ để từ đó có các phương án ứng phó.

Các mặt nghiên cứu có thể là : tài chính - nhân sự - công nghệ - cơ cấu tổ chức - môi trường văn hoá và các chính sách khác.

Sơ đồ 8:

Sơ đồ về môi trường cạnh tranh của Công ty

Đối thủ cạnh tranh Công ty

Trong đó phân tích đối thủ cạnh tranh bao gồm: - Phân tích cường độ cạnh tranh trong ngành

- Phân tích các đối thủ cạnh tranh trực tiếp

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu, có các phương pháp đã nói ở phần trên: - Phương pháp ngoại suy

- Phương pháp hệ số - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp mô hình hoá

+ Phương pháp mô hình hoá:

Phương pháp mô hình hoá có thể tiến hành trên cơ sở thừa kế và sử dụng các yếu tố của phương pháp ngoại suyvà phương pháp chuyên gia. Phương pháp mô hình hoá phản ánh có chọn lọc những thuộc tính của ngành xây dựng được nghiên cứu. Việc xây dựng mô hình được tiến hành trên cơ sở nghiên cứu sơ bộ về kế hoạch sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng và tìm ra những đặc trưng của nó, phân tích mô hình thực nghiệm bằng

lý luận hoặc có thể bằng so sánh khảo sát số liệu và tư liệu trong lĩnh vực xây dựng. Phương pháp mô hình hoá không những có tác dụng trong việc mô tả về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, của ngành mà còn là mô hình dự báo tương lai phát triển của ngành. Trên cơ sở đó xây dựng nhiều phương án khác nhau cho việc hình thành các quyết định.

Phương pháp mô hình hoá là hình tượng đã được đơn giản hoá. Do vậy trong quá trình xử lý nghiên cứu mô hình cần phải làm giảm bớt sai số so với thực tế.

+ Phương pháp hệ số:

Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong việc xây dựng kế hoạch và dự báo cơ cấu, mối quan hệ giữa các bộ phẩntong một hệ thống và giữa các bô phận trong doanh nghiệp. Theo phương pháp này người ta tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng dự báo để xác định mối quan hệ giữa đối tượng dự báo và các nhân tố ảnh hưởng.

Gọi đối tượng dự báo la: Yi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các nhân tố tác động lên đối tượng dự báo tương ứng : Xi

Xij Yij Kij

Trong đó: i : Biểu thị sự tác động của nhân tố thứ i đến đối tượng dự báo j: là tần số quan sát

Dựa vào công thức trên ta có thể tính được hệ số Kij, từ đó phân tích và xác định tính quy luật phát triển của hệ số Kij

Nhìn vào quy luật ta thấy có thể xảy ra theo một trong 3 trường hợp:

+ Quy luật Kij giao động ổn định và xoay quanh một giá trị trung bình nào đó trong suốt thời kỳ nghiên cứu: khi đó.

n Yij Kij 

Giá trị dự báo được xác định theo công thức:

Yi(t) = Kij * Xi(t) : Trong đó :Xi(t) là gí trị nhân tố Xi ở thời kỳ dự báo (t) Kij Sơ đồ 9:

t

+ Quy luật các hệ số Kij có xu hướng tăng đều hoặc nhảy vọt. Khi đó Kij cần phải xác định tương ứng với từng trường hợp để đảm bảo tính quy luật của kế hoạch dự báo

Sơ đồ 10:

Kij Ki

t t

Quy luật tăng dần và nhảy vọt

 Quy luật hệ số Kij có xu hướng giảm dần hoặc đột biến Sơ đồ 11:

Kij Kij

t t

Đây là phương pháp tương đối đơn giản, dễ làm, điều quan trọng nhất ở đây là phân tích thận trọng mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến đối tượng dự báo.

3. Cấp có thẩm quyền thường xuyên phải kiểm tra chặt chẽ trong quá trình lập kế hoạch Trong quá trình lập kế hoạch chắc chắn không thể trách khỏi những sai sót, có thể do ý thức chủ quan của người lập kế hoạch hoặc do sai sót do khách quan mang lại. Nếu các cấp có thẩm quyền quá tin tưởng hoặc ỷ lại cho những người lập kế hoạch trong suốt quá trình soan thảo kế hoạch và đem vào áp dụng, và hậu quả đem lại là không thể lường được mặc khác nó còn làm cho các nhà lập kế hoạch thiếu đi trách nhiệm của mình, tự do quyết định một số vấn đề trong quá trình lập.

Kiểm tra chặt chẽ sẽ làm cho các nhà lập kế hoạch có trách nhiệm với công việc, tạo cho họ động lực làm việc vì họ cảm thấy được quan tâm hơn. Không những thế công tác kiểm tra còn kịp thợi phát hiện ra những sai sót và sữa chữa đúng lúc. ứng phó một cách nhanh chóng với những thay đổi của môi trường.

4. Hoàn thiện phương pháp lập kế hoạch

Phương pháp lập kế hoạch là yếu tố cơ bản nhất làm nên bản kế hoạch chính xác và dễ hiểu. Đây là vấn đề mà Công ty đang gặp phải, để giải quyết vấn đề này Công ty cần khắc phục những mặt sau:

Duy trì và nâng cao chất lượng của phương pháp cân đối để lập kế hoạch. Hiện nay các doanh nghiệp đều theo cách này vì nó rất phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và sự thay đổi các chính sách kinh tế vĩ mô thường xuyên. nâng cao được công tác này nó sẽ giúp kế hoạch được điều chỉnh kịp thời đảm bảo phù hợp với nhu cầu thị trường và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp.

Để làm tôt công tác này Công ty cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Xác định nhu cầu các yếu tố sản xuất: vốn, trang thiết bị, nhân lực cơ sở để xác định nhu cầu các yếu tố sản xuất là kết quả dự báo về sản lượn, doanh thu. Và dự kiến về các khoản như: lợi nhuận, chi phí, tiền lương cán bộ công nhân viên.. từ đó dựa vào các chỉ tiêu tính toán sẽ có được những con số cụ thể về nhu cầu từng yếu tố.

Bước 2: Xác định các khả năng đang và sẽ có của Công ty về các yếu tố, những con số này được thể hiện ở các bảng tổng kết cũng như kế hoạch hàng năm của Công ty.

Bước3: Lập bảng so sánh giữa nhu cầu và khả năng của các yếu tố sản xuất đầu tư, nếu bằng nhau hoặc chênh lệch ít thì càng tốt. Còn có sự chêng lệch nhiều thì phải có phương pháp sữa chữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ vào nhu cầu và khả năng mà Công ty có các biện pháp thích hợp.

Để phương pháp cân đối được thực hiện tốt thì bản thân phòng kinh tế kê hoạch phải phối hợp cùng với các phòng ban, các bộ phận trong và ngoài Công ty. Bao gồm các vấn đề về lao động, nguồn vốn, trang thiết bị ...

5. Đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lập kế hoạch

Kế hoạch có đạt được độ chính xác cao hay chất lượng hya không là phụ thuộc vào đội ngũ của đội ngũ lập kế hoạch. Một kế hoạch tốt sẽ tối ưu hoá được các nguồn lực như: Nhân lực, nguyên vật liệu, tài chính....

Lao động quản lý chất xám mà lợi ích của nó đem lại cao hơn rất nhiều so với lao động bình thường.

Công ty có khoảng 242 cán bộ quản lý, kỹ thuật trong đó : trên đại học là 6 người , 199 người đại học, chỉ có 13 người cao đẳng, 24 người trung cấp và lao động phổ thông là 38 người.

Công nhân kỹ thuật 46 người: trong đó công nhân xây dựng 3, công nhân cơ giới 17, công nhân cơ khí 5, công nhân khảo sát 3, công nhân kỹ thuật 18 ...

Công ty cần quan tâm hơn tới vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ, đặc biệt là các cán bộ lập kế hoạch, trong đó tập trung chú ý tới lớp trẻ năng động và có tương lai lâu dài, đi học các lớp sau đại học ở trong và ngoài nước . Xem xét những ai có khả năng đào tạo và những ai cần đào tạo. Tổ chức các lớp tập huấn, hoặc gửi đi đào tạo ở các trung tâm khác.

Kết luận

Quá trình lập kế hoạch là một quá trình phức tạp và khó khăn, đòi hỏi giải quyết nhiều mối quan hệ của nhiều cấp, ngành và của bản thân công ty và các đơn vị trực thuộc mà em đã nêu ra ở trên. Trong quá trình trình bày em chỉ nêu ra được một số vấn đề cập nhật mà em tìm hiểu được trong suốt thời gian học tập cũng như trong suốt thời gian thực tập ở Công ty CPĐTPT đô thị và khu công nghiệp Sông Đà.

Tài liệu tham khảo

1. Trường đại học kinh tế quốc dân - Khoa khoa học quản lý - Giáo trình:Khoa học quản lý tập I - TS.Đoàn Thị Thu Hà - TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền - Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật - Hà Nội - 2001.

2. Trường đại học kinh tế quốc dân - Khoa khoa học quản lý - Giáo trình: Quản lý học kinh tế quốc dân tập I - GS.TS Đỗ Hoàng Toàn - PGS.TS. Mai Văn Bưu - Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật - HN - 2001.

3. Trường đại học kinh tế quốc dân - Giáo trình: Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp - PGS.PTS. Nguyễn Thành Độ - CN .Nguyễn Ngọc Huyền - Nhà xuất bản giáo dục.

4. Trường đaih học kinh tế quốc dân - Giáo trình: Quản trị doanh nghiệp...

5. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2004 và kế hoạch năm 2005 của Công ty CPĐTPT đô thị và khu công nghiệp Sông Đà.

6. Báo cáo tình hình sản xuất kế hoạchkinh doanh 5 năm 2006 –2010 của Công ty CPĐTPT đô thị và khu công nghiệp Sông Đà.

8. Quy định xây dựng, báo cáo thực hiện và quản lý kế hoạch của Tổng công ty Sông Đà. (QĐ số 38 TCT/ HĐQT ngày 14/02/2005).

9. Báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm 2006 - 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 của Tổng công ty Sông Đà.

10. Harold koonzt - Cyril O’donnell - Heinz Weihrich. Những vấn đề cốt yếu của quản lý tập I - Nhà xuất bản KH-KT – HN-1992.

11. Philippe Lasserre - Jose Putti. Chiến lược quản trị và kinh doanh - Nhà xuất bản chính trị Quốc gia - HN - 1996.

MụC LụC Phần I: Lời mở đầu 7

Phần II: Nội Dung 8 ...

Chương I: Một số lý luận cơ bản về công tác kế hoạch của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ... 8 ...

I. Tổng quan về kế hoạch ... 8

1. Một số khái niệm về kế hoạch trong doanh nghiệp ... 8

2. Các loại kế hoạch trong doanh nghiệp ... 9

3. Vai trò của kế hoạch trong doanh nghiệp ... 13 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1. ứng phó với những sự bất định và thay đổi ... 13

3.2. Tập trung sự chú ý vào các mục tiêu... 14

3.3. Tạo khả năng tác nghiệp kinh tế ... 14

II. Công tác lập lập kế hoạch 5 năm trong doanh nghiệp ... 15

1. Khái niệm công tac lập kế hoạch ... 15

2. Vai trò của công tác lập kế hoạch ... 15

2.2. Tạo cơ sở phân bổ và sử dụng tốt nhất các nguồn lực hiện có ... 15

2.3. Là một công cụ hữu hiệu để đạt tới các mục tiêu ... 16

3. Quá trình lập kế hoạch ... 16

3.1. Nghiên cứu và dự báo ... 16

3.2. Thiết lập các mục tiêu ... 16

3.3. Phát triển các tiền đề ... 17

3.4. Xây dựng các phương án ... 17

3.5. Đánh giá các phương án ... 17

3.6. Lựa chọn các phương án và ra quyết định... 17

4. Nội dung lập kế hoạch ... 18

4.1. Thiết lập các hệ thống mục tiêu ... 18

4.2. Đề xuất đánh giá và lựa chọn các giải pháp tối ưu ... 19

5 .Tổ chức quá trình lập kế hoạch ... 21

6. Các căn cứ lập kế hoạch ... 22

6.1. Căn cứ bên trong ... 22

6.2. Căn cứ bên ngoài ... 24

7. Các phương pháp lập kế hoạch ... 25

7.1. Phương pháp cân đối ... 25

7.2. Phương pháp tỷ lệ cố định ... 26

7.3. Phương pháp phân tích chu kỳ sống của sản phẩm ... 26

7.4. Phương pháp đường cong kinh nghiệm ... 26

Chương II: Thực tiễn quá trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty CPĐTPT đô (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thị và khu công nghiệp Sông Đà ... 28

I. Giới thiệu chung về Công ty CPĐTPT đô thị và khu công nghiệp Sông Đà ... 28

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ... 28

2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của Công ty ... 29

2.1. Chức năng và nhiệm vụ ... 29

2.2. Quyền hạn và nghĩa vụ ... 29

3. Ngành nghề kinh doanh của Công ty ... 31

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình lập kế hoạch (5 năm) của Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà ppt (Trang 84 - 99)