CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc áp dụng các nội dung KTQT hỗ trợ việc ra quyết định ngắn hạn, bao gồm cả những nguyên nhân bên trong DN và những nguyên nhân bên ngoài DN.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả tổng hợp được những nguyên nhân bên trong nội tại của DN là:
Thứ nhất, theo kết quả khảo sát, mơ hình tổ chức bộ máy kế tốn của các DNSX
cơ khí hiện tại là mơ hình kết hợp KTQT và KTTC. Nhân viên phịng kế tốn phải thực hiện đồng thời các công việc của KTTC và KTQT. Nhưng do tính chất cơng việc, kế tốn viên thường phải ưu tiên xử lý cơng việc KTTC trước để có kết quả ngay thơng qua các BCTC, Báo cáo quyết toán thuế được lập và nộp cho các cơ quan quản lý đúng thời hạn. Công việc của KTQT chưa có sự chun mơ hố mà chỉ được thực hiện ở những mức độ khác nhau đan xen với các bộ phận khác trong bộ máy kế tốn DN. Hiệu quả của thơng tin trên báo cáo KTQT hỗ trợ việc ra quyết định (ngắn hạn) thường phải được kiểm chứng qua nhiều giai đoạn, nhiều cấp quản trị khác nhau. Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng, tính chất cơng việc của KTQT trong DN.
Thứ hai, trình độ của NQT và nhận thức của NQT trong các DNSX cơ khí về
KTQT cũng như vai trò của KTQT với việc RQĐ ngắn hạn chưa rõ ràng. Theo kết quả nghiên cứu định lượng, có thể thấy rằng xuất phát từ những đặc điểm đặc thù của đội ngũ lãnh đạo trong các DN cơ khí, chun mơn chính của đội ngũ này là kỹ thuật, kiến thức về kinh tế, kế toán - tài chính khơng phải là thế mạnh của họ. Vì vậy, “sự tham gia của NQT” khơng có ảnh hưởng thúc đẩy các DN áp dụng KTQT. Nhiều NQT chưa tận dụng được vai trò tư vấn của KTQT khi đưa ra các QĐ trong
phạm vi quản trị của mình, thêm vào đó là tâm lý ngại thay đổi nên NQT thường ra quyết định dựa vào sự phán đoán và kinh nghiệm của bản thân.
Thứ ba, kiến thức về KTQT của đội ngũ kế tốn tại các DN cịn hạn chế. Một
phần là do đặc điểm tổ chức bộ máy KTQT trong các DNSX cơ khí hiện nay đang theo mơ hình kết hợp KTQT và KTTC đã khơng khuyến khích sự chun mơn hố cơng việc của người làm kế toán. Trong rất nhiều DN, đội ngũ kế toán, nhất là những người làm kế tốn lâu năm khơng có nhiều kiến thức về KTQT. Khi được phỏng vấn về nội dung KTQT trong DN, rất nhiều câu trả lời mơ hồ, thậm chí nhiều nhân viên kế tốn khơng biết đến sự tồn tại của Thông tư 53/2006/TT- BTC về “Hướng dẫn áp dụng KTQT trong DN”. Nhiều kế toán viên và NQT còn lẫn lộn giữa KTQT với kế tốn chi tiết. Bên cạnh đó, các DN hiện nay chưa có những chính sách đãi ngộ, động viên đội ngũ kế toán trong việc học tập, bồi dưỡng để cập nhật và nâng cao kiến thức chun mơn. Nếu có, thường chỉ tập trung cho các khoá học về lập BCTC, quyết toán thuế. Việc học tập các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế có chi phí đào tạo khá cao, khơng được các DN hỗ trợ và u cầu người học có trình độ ngoại ngữ nên rất ít nhân viên kế tốn có điều kiện tiếp cận
Thứ tư, việc sử dụng các phần mềm quản lý và phần mềm kế toán chưa thực
sự hiệu quả. Các DN chưa khai thác hết tiềm năng mà các phần mềm mang lại: - Tại các DN nhóm 1: Chỉ có 5 DN sử dụng ERP trước năm 2017. 22 DN còn lại sử
dụng từ sau năm 2018 và đến nay việc ứng dụng chỉ ở mức độ ban đầu, đơn giản. Các DN chỉ sử dụng phân hệ Mua hàng, Bán hàng, Hàng tồn kho và Kế toán, chưa triển khai và sử dụng phân hệ Sản xuất và Nhân sự, chưa khai thác hiệu quả các chức năng của ERP. Hệ thống dữ liệu đã được tích hợp, quản lý tập trung, nhưng mức độ chia sẻ thông tin chưa cao và việc phân quyền truy cập hệ thống chưa hợp lý. Trình độ, năng lực cịn hạn chế cũng như kinh nghiệm của nhân viên kế tốn là yếu tố có ảnh hưởng đến sử dụng ERP. Việc chuyển thơng tin từ bộ phận kế tốn sang bộ phận sản xuất và một số phịng, ban khác vẫn được thực hiện thủ cơng (chuyển văn bản, copy file...) với năng suất thấp và khơng có tính kiểm sốt. Điều này ảnh hưởng đến quá trình thu nhận dữ liệu, xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin của các bộ phận trong DN chưa đảm bảo kịp thời để phục vụ cho mục tiêu quản lý.
- Tại các DN nhóm 2: Các DN đều gặp rất nhiều khó khăn khi thiết lập quy trình thống nhất chung cho tồn đơn vị để có thể triển khai ERP. Hiện nay, các bộ phận, phòng ban tự thực hiện quy trình riêng, chưa tạo ra mối liên kết, cộng tác giữa các bộ phận. Việc truyền tải thông tin giữa các bộ phận rất thủ cơng, chưa có tính kiểm tra chéo. Các DN khơng dễ dàng khi thuyết phục nhân viên trong công ty sử dụng phần mềm mới. Một số nhân viên trả lời có thể sẽ từ chối sử dụng phần mềm ERP vì tâm lý ngại đổi mới, vì cho rằng phần mềm mới khơng hiệu quả như phần mềm đang sử dụng. Không chỉ vậy, mọi thông tin và dữ liệu của các phịng ban được cơng khai, khiến quy trình xử lý và cung cấp thơng tin của họ phải chun nghiệp và chính xác hơn. Do vậy, các DN này chưa thể triển khai ERP trong thời gian sắp tới. Bên cạnh đó, hệ thống báo cáo KTQT
được lập dựa trên công cụ hỗ trợ là Microsoft Excel, chưa được thiết lập trong phần mềm kế toán hay phần mềm quản lý của DN. Người lập báo cáo KTQT mất khơng ít thời gian cho khâu nhập liệu và trình bày các báo cáo.
Nguyên nhân từ bên ngồi gồm:
Thứ nhất, KTQT khơng phải là công việc bắt buộc các DN nói chung và các
DNSX cơ khí nói riêng phải thực hiện. Kết hợp với việc NQT trong các DN chưa nhận thức được đầy đủ sự cần thiết của thông tin KTQT khi xem xét hay đưa ra một QĐ, một phương án kinh doanh tại đơn vị nên không tạo ra "áp lực" thực hiện KTQT.
Thứ hai, các văn bản pháp lý của Nhà nước về hướng dẫn thực hiện nội dung
KTQT rất ít, khiến cho các DN gặp nhiều khó khăn trong q trình tổ chức và áp dụng KTQT trong đơn vị. Mặt khác, thông tin KTQT và ứng dụng của nó cho việc RQĐ trong thực tiễn hoạt động SXKD của DN chưa được minh chứng một cách cụ thể, thuyết phục, đặc biệt là lĩnh vực đặc thù như sản xuất cơ khí.
Do những hạn chế kể trên nên việc áp dụng KTQT với việc RQĐ ngắn hạn tại các DNSX cơ khí Việt Nam chưa đầy đủ và hoàn thiện, chưa phát huy được hết vai trò trong việc cung cấp những thơng tin hữu và có cơ sở để NQT ra quyết định. Các DNSX cơ khí Việt Nam cần có cái nhìn tồn diện để có thể khắc phục những hạn chế kể trên để có thể triển khai áp dụng KTQT nói chung, KTQT với việc RQĐ ngắn hạn nói riêng một cách hiệu quả nhất, phục vụ tối ưu cho công tác quản lý DN.
Kết luận chương 3
Chương 3 của Luận án đã khái quát những đặc điểm cơ bản của các DNSX cơ khí Việt Nam ảnh hưởng đến việc thực hiện các nội dung KTQT. Kết quả nghiên cứu thực trạng KTQT với việc ra quyết định ngắn hạn tại các DNSX cơ khí Việt Nam theo các nội dung: thu thập thơng tin, xử lý và phân tích thơng tin, cung cấp thơng tin hỗ trợ việc RQĐ đã cung cấp thông tin tổng hợp chi tiết về thực trạng hiện nay. Đồng thời, Luận án đã trình bày kết quả kiểm định mơ hình nghiên cứu mức độ tác động của 5 yếu tố đến KTQT với việc RQĐ ngắn hạn trong các DNSX cơ khí Việt Nam và đánh giá của các NQT về mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin của KTQT với việc RQĐ ngắn trong các DN này. Thực trạng cho thấy KTQT tại các DN đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn tồn tại hạn chế do một số nguyên nhân. Kết quả nghiên cứu của chương đã cung cấp những phát hiện quan trọng, làm cơ sở để tác giả đưa ra những khuyến nghị cần thiết trong chương tiếp theo của luận án.
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KẾ TỐN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT CƠ KHÍ VIỆT NAM