Mẫu nghiên cứu và tỷ lệ phản hồi của các nhóm đối tượng khảo sát

Một phần của tài liệu LA Nguyễn Quỳnh Trang -đã chuyển đổi (Trang 115)

Bảng 3 .8 Kết quả khảo sát các dự tốn lập trong các DNSX cơ khí Việt Nam

Bảng 3.13 Mẫu nghiên cứu và tỷ lệ phản hồi của các nhóm đối tượng khảo sát

tham gia trả lời dưới 30 chiếm không quá 10%.

Bảng 3.13. Mẫu nghiên cứu và tỷ lệ phản hồi của các nhóm đối tượng khảo sátNhóm Nhóm Số bảng câu hỏi Tỷ lệ % Đã gửi Nhận về Sử dụng Không sử dụng Nhận về/đã gửi Sử dụng/ đã gửi NT cấp cao 150 87 71 16 58% 47,33% NQT cấp trung gian 200 110 98 12 55% 49% NQT cấp cơ sở 150 89 63 26 59,33% 42% Tổng 500 286 232 54 57,2% 46,4%

3.4.2.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Để kiểm tra độ tin cậy của các biến quan sát, nghiên cứu sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng (Corrected item total correlation). Hệ số Cronbach’s Alpha là hệ số cho phép đánh giá xem nếu đưa các biến quan sát nào đó thuộc về một biến nghiên cứu (biến độc lập, biến phụ thuộc) có phù hợp khơng. Vì là nghiên cứu mới nên tiêu chuẩn kiểm định là hệ số Cronbach Alpha tối thiểu phải đạt 0,6 mới được xem là chấp nhận được (Hair và cộng sự, 2010). Tuy nhiên, Cronbach Alpha không cho biết nên giữ lại biến nào hoặc nên loại bỏ biến nào. Vì vậy, ngồi hệ số Cronbach Alpha, nghiên cứu sử dụng hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item- Total Correlation). Hệ số này cho biến mức độ “liên kết” giữa một biến quan sát trong yếu tố với các biến còn lại, đồng thời nó phản ánh mức độ đóng góp vào giá trị khái niệm của yếu tố của một biến quan sát cụ thể. Tiêu chuẩn để đánh giá một biến có thực sự đóng góp giá trị vào yếu tố hay khơng là hệ số tương quan biến tổng phải > 0,3. Nếu biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3, tức là không phù hợp với mơ hình nghiên cứu, nên được loại bỏ (Nunally và Burstein, 1994).

Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha cho 5 biến độc lập (5 yếu tố: “Áp lực cạnh tranh”, “Sự tham gia của nhà quản trị”,“Quy trình cơng nghệ

sản xuất”, “Trình độ của nhân viên kế toán”, “Mức độ trang bị phương tiện hỗ trợ thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thơng tin”) và biến phụ thuộc (“Áp dụng KTQT với việc RQĐ ngắn hạn”) trong mơ hình nghiên cứu đều có Cronbach's Alpha > 0,8 và tất

cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0,5. Tất cả các chỉ số đều lớn hơn mức tối thiểu đảm bảo tính hội tụ, độ tin cậy và tính phân biệt của các nhân tố như đề xuất của Hair và cộng sự (2010). Điều đó chứng tỏ thang đo lường cho các biến độc lập và biến phụ thuộc là rất tốt, các biến quan sát của từng nhóm yếu tố đưa vào rất phù hợp nên đều được đưa vào phân tích ở những bước tiếp theo (Kết quả phân tích được trình bày trong Phục lục 3.11).

3.4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích nhân tố khám phá ((Exploratory Factor Analysis - EFA) là một kỹ thuật để giảm bớt dữ liệu, giúp “rút trích” từ các biến quan sát thành một hoặc một số biến tổng hợp (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Một số tiêu chuẩn khi phân tích khám phá yếu tố là hệ số KMO tối thiểu 0,5; kiểm định Barlett có p-value nhỏ hơn 0,05 (Hair và cộng sự, 2006; Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Theo kết quả phân tích từ dữ liệu, hệ số KMO khá cao (0,818 > 0,5) thể hiện tập dữ liệu nghiên cứu phù hợp để phân tích yếu tố, kiểm định Bartlett có p-value = 0.000 < 0,05 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong yếu tố. Dựa vào bảng giá trị Eigenvalue (Phụ lục 3.11), những yếu tố có hệ số Eigenvalue ≥ 1 mới được giữ lại trong mơ hình phân tích, cho nên mơ hình giữ lại 5 yếu tố ứng với 5 biến độc lập (đúng như mơ hình nghiên cứu đề xuất); Tổng phương sai trích 71,452%> 50% nên mơ hình EFA là phù hợp. Các hệ số tải nhân tố (Factor loading)

đều lớn hơn 0,5 cho thấy các biến quan sát đều có ý nghĩa thống kê tốt và khơng có biến quan sát nào bị tải lên hai nhóm yếu tố. Như vậy, các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mơ hình nghiên cứu đề xuất đều thoả mãn điều kiện để được đưa vào phân tích ở các bước tiếp theo.

3.4.2.4. Kết quả phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Sau khi kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích yếu tố khám phá (EFA), nghiên cứu thực hiện kiểm định các giả thuyết được đưa ra thông qua kiểm định tương quan và hồi qui bội. Trước khi kiểm định mơ hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy bội, tác giả đã xem xét mối tương quan giữa các biến trong mơ hình bằng việc sử dụng hệ số Pearson’s Correlation để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa các biến độc lập:“Áp lực cạnh tranh”(CTR), “Sự tham gia của nhà quản trị”

(NQT), “Trình độ của nhân viên kế tốn”(KTV), “Quy trình cơng nghệ sản xuất” (QTR) và “Mức độ trang bị phương tiện hỗ trợ thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin” (CNT) với biến phụ thuộc:“Áp dụng KTQT với việc RQĐ ngắn hạn trong DN” (MAMD). Kết quả cho thấy biến phụ thuộc có tương quan với hầu hết các

biến nghiên cứu khác và có hệ số tương quan đều đạt mức ý nghĩa thống kê từ 0,146 đến 0,589 (Phụ lục 3.11).

Để tiến hành hồi quy, từ các biến quan sát, tác giả xác định các biến đại diện. Mỗi biến đại diện là trung bình của các biến quan sát của mỗi nhóm yếu tố. Kí hiệu biến phụ thuộc là MAMD, 5 biến độc lập là: CTR, NQT, KTV và QTR và CNT. Phương pháp phân tích hồi quy đa biến được sử dụng để ước lượng cho mơ hình hồi quy tổng thể:

MAMD i = β1 + β2 CTR i + β3 NQT i + β4 KTV i + β5 QTR i + β6 CNT i + Ui (1)

Trong đó Ui là sai số ngẫu nhiên đại diện cho các yếu tố khác ngoài 5 yếu tố trên mà có ảnh hưởng đến “Áp dụng KTQT với việc RQĐ ngắn hạn trong DN” (MAMD). Sau đó tác giả thực hiện kiểm định độ phù hợp của mơ hình và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả trong Bảng 3.14.

Bảng 3.14. Đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình

Model Summary

Model R R Square Adjusted R

Square Std. Error of the Estimate Durbin- Watson 1 ,751a ,564 ,555 1,52791 2,077 a. Predictors: (Constant), CNT, CTR, QTR, KTV, NQT b. Dependent Variable: MAMD

ANOVA

Model Sum of

Squares Mean Square F sig

1 Regression 83,443 20,861 106,031 ,000b

Residual 44,660 ,197

Total 128,103

Dữ liệu ở Bảng 3.14 cho thấy mơ hình nghiên cứu xây dựng là phù hợp với mức ý nghĩa 0,05. Bên cạnh đó, hệ số R2 điều chỉnh = 0,555 > 0.5 và thống kê F kiểm định độ phù hợp mơ hình có Sig. = 0,000 < 0,05, điều đó cho thấy 5 biến độc lập đã giải thích được 55,5% sự thay đổi của biến phụ thuộc.

Kết quả phân tích hồi quy về các yếu tố tác động đến KTQT với việc RQĐ ngắn hạn trong các DNSX cơ khí Việt Nam như sau (Phụ lục 3.11):

Yếu tố “Sự tham gia của nhà quản trị” (NQT) và “Mức độ trang bị phương tiện

hỗ trợ thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thơng tin KTQT” (CNT) khơng có ý nghĩa

thống kê do giá trị Sig. lần lượt là = 0,445 và 0,226 >> 0,05. Điều đó có nghĩa là 2 yếu tố này khơng có tác động đến “Áp dụng KTQT với việc RQĐ ngắn hạn trong DN” (MAMD). Như vậy, giả thuyết H2 và giả thuyết H5 không được chấp nhận.

Ba yếu tố còn lại gồm:“Áp lực cạnh tranh”(CTR),“Trình độ của nhân viên kế

tốn”(KTV) và “Qui trình cơng nghệ sản xuất” (QTR) đều có ý nghĩa thống kê với giá trị

Sig. < 0.05, hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor - VIF) đều <2 nên có thể kết luận các yếu tố “Áp lực cạnh tranh, “Trình độ của nhân viên kế tốn” và “Qui

trình cơng nghệ sản xuất” đều có ảnh hưởng đến “Áp dụng KTQT với việc RQĐ ngắn hạn tại các DNSX cơ khí Việt Nam”. Do đó các giả thuyết H1, H3, H4 được chấp nhận.

Từ kết quả phân tích, mơ hình hồi quy mẫu thu được (với phần dư ei là ước lượng của Ui):

MAMD i = 0,547 + 0,339 CTR i + 0,166 KTV i + 0,372 QTR i (1) Trong đó:

MAMD: Áp dụng KTQT với việc ra quyết định ngắn hạn CTR: Áp lực cạnh tranh

KTV: Trình độ của nhân viên kế tốn QTR: Quy trình cơng nghệ

3.4.3. Bàn luận về kết quả nghiên cứu

Tiến hành phân tích mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc có thể dự báo như sau:

Yếu tố “Quy trình cơng nghệ” (QTR) được đánh giá là tác động mạnh nhất

trong việc thúc đẩy các DNSX cơ khí Việt Nam tăng cường áp dụng các kỹ thuật KTQT để thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thơng tin hỗ trợ việc RQĐ ngắn hạn của NQT với hệ số Beta là 0,372. Theo tác giả, kết quả này là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của các DNSX cơ khí Việt Nam. Quy trình cơng nghệ trước hết tác động đến việc đầu tư vào TSCĐ, máy móc, thiết bị và các điều kiện sản xuất, từ đó đặt ra nhu cầu thông tin về các nguồn lực để đầu tư và thơng tin để kiểm sốt quy trình sản xuất mới. Việc kiểm sốt tốt yếu tố này sẽ giúp DN có những QĐ thoả đáng nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Tại các DNSX cơ khí được khảo sát, theo quy mơ sản xuất, đặc điểm của sản phẩm và quy trình cơng nghệ, các DN thường áp dụng đồng thời sản xuất theo đơn hàng và sản xuất hàng

loạt theo quá trình. Với mỗi loại hình sản xuất lại đặt ra những yêu cầu nhất định đối với quy trình cơng nghệ, từ đó tác động đến cách thức tổ chức thu thập, xử lý thông tin, phân tích thơng tin và cung cấp thơng tin KTQT cho việc ra quyết định.

“Áp lực cạnh tranh” là yếu tố đóng vai trị thứ hai trong việc thúc đẩy các DN thực hiện các nội dung KTQT với việc RQĐ ngắn hạn. Kết quả này hoàn toàn tương đồng với các nghiên cứu đã công bố được thực hiện trong các DN hoạt động trong những lĩnh vực khác (Đoàn Ngọc Phi Anh, 2012; Trần Ngọc Hùng, 2016; Bùi Tiến Dũng, 2018; Đỗ Thị Hương Thanh, 2019...). Cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, áp lực cạnh tranh tăng lên 1 đơn vị sẽ thúc đẩy việc áp dụng các nội dung KTQT với việc RQĐ ngắn hạn trong các DNSX cơ khí Việt Nam tăng trung bình khoảng 0,339 đơn vị. Theo tác giả, điều này có thể được lý giải là do trong bối cảnh công nghệ sản xuất luôn thay đổi, chu kỳ sống của sản phẩm, dịch vụ ngày càng rút ngắn, cạnh tranh trong nước và quốc tế của các DN nói chung, trong đó có các DNSX ngày càng khốc liệt. Hiện nay, các DNSX cơ khí Việt Nam đang phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn với các DN liên doanh và các DN có vốn đầu tư nước ngồi trên nhiều phương diện: NVL đầu vào, trình độ và kỹ năng của người lao động, thiết bị sản xuất, kênh phân phối, giá thành sản xuất, giá bán, thị phần, sự đa dạng hóa, mẫu mã và chất lượng sản phẩm... Những điều này là động lực buộc các DN phải tăng cường áp dụng và từng bước hoàn thiện các nội dung KTQT như: thu thập đầy đủ thơng tin thích hợp về hoạt động SXKD, phân loại chi phí sản xuất phục vụ cho các mục đích quản lý, xây dựng ĐMCP,...

“Trình độ của nhân viên kế tốn” cũng được đánh giá là yếu tố có ảnh hưởng đến “áp dụng KTQT với việc RQĐ ngắn hạn trong các DNSX cơ khí Việt Nam” nhưng mức độ ảnh hưởng khơng lớn. Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, mỗi điểm tăng của trình độ nhân viên kế tốn có thể làm tăng mức độ áp dụng KTQT với việc RQĐ ngắn hạn lên 0,166 điểm. Kết quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu tiền nghiệm. Điều này cũng rất dễ giải thích bởi trong q trình tuyển dụng nhân sự kế tốn, các DN cơ khí ln “cố gắng” tuyển được nhân sự có trình độ chun mơn nghiệp vụ vững vàng, được đào tạo bài bản để có thể xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh với khối lượng lớn và rất phức tạp của các DN. Theo tìm hiểu, trên 95% kế toán viên của các DN khảo sát có trình độ ĐH, trong một số DN lớn kế tốn có trình độ thạc sĩ. Một bộ phận rất nhỏ có trình độ cao đẳng nhưng trong q trình cơng tác đều được các DN u cầu học tập để nâng cao trình độ chun mơn và hồn thiện hồ sơ năng lực cá nhân.

Theo kết quả khảo sát, 2 yếu tố “Nhà quản trị” và “Trang bị phương tiện hỗ trợ

thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thơng tin” khơng có ảnh hưởng thúc đẩy các

DNSX cơ khí Việt Nam áp dụng KTQT cho việc RQĐ ngắn hạn. Đây chính là điểm khác biệt đáng kể so với các nghiên cứu tiền nghiệm được thực hiện trong các DN hoạt động trong một số lĩnh vực khác. Từ kết quả khảo sát có thể lý giải kết quả này như sau:

Qua tìm hiểu thực tế, đa số NQT cấp cao và cán bộ quản lý các cấp trong các DNSX cơ khí Việt Nam là những người trưởng thành từ đội ngũ kỹ sư, công nhân kĩ thuật. Họ được đào tạo bài bản về chun mơn, có kinh nghiệm làm việc và nhiều năm

cống hiến cho công ty nên được đề bạt giữ các chức vụ quản lý nhưng các kỹ năng quản trị, quản lý và tổ chức nguồn lực sản xuất DN không phải là thế mạnh của đội ngũ này, thậm chí cịn nhiều hạn chế so với NQT của các DN khác, đặc biệt là so với các DN liên doanh, liên kết với nước ngoài. Những hạn chế này là rào cản lớn đối với NQT các DN khi vận dụng các công cụ quản trị hiện đại trong quá trình điều hành DN, trong đó có KTQT. Vì lẽ đó, các đối tượng khảo sát trong nghiên cứu này chưa cảm nhận được rõ “Sự tham gia của nhà quản trị” với việc áp dụng các kỹ thuật để thu thập, xử

lý, phân tích và cung cấp thông tin KTQT cho việc RQĐ ngắn hạn trong DN.

Bên cạnh đó, việc trang bị phương tiện hỗ trợ cơng việc kế tốn nói chung, đặc biệt là hỗ trợ cho quá trình thu thập, xử lý, phân tích và truyền đạt thơng tin KTQT trong các DN cơ khí là điều tất yếu bởi khối lượng dữ liệu KTQT cần thu thập, xử lý và chuyển thành thơng tin hữu ích là rất lớn. Hiện nay 100% các DN đều đã trang bị thiết bị phần cứng (hệ thống máy tính, mạng nội bộ, mạng internet) khá hiện đại, đồng bộ và sử dụng các phần mềm kế toán phù hợp để hỗ trợ cơng tác kế tốn. Nhiều DN còn sử dụng các thiết bị đa chức năng kết hợp phô tô, in ấn và scan và các thiết bị phần cứng có các đặc điểm nổi bật như khả năng dịch chuyển, màn hình cảm ứng, máy quét mã vạch…hỗ trợ việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thơng tin KTQT. Tuy nhiên, chưa có nhiều DN sử dụng phần mềm hoạch định tổng thể ERP hỗ trợ quản trị DN nói chung và cho cơng tác kế tốn nói riêng mà thường được thực hiện thủ cơng trên phần mềm Microsoft Exel. Việc kết nối thông tin giữa các bộ phận trong DN, mức độ tổng hợp dữ liệu, phân tích dữ liệu cịn nhiều hạn chế, mất thời gian và chưa kịp thời đáp ứng yêu cầu của NQT. Hơn nữa, bản thân các thiết bị phần cứng, phần mềm luôn dễ dàng bị thay thế bởi các thiết bị ra đời sau đó. Trong khi các DN chưa dành nhiều sự quan tâm đến việc đổi mới, và nâng cấp cho hệ thống phương tiện hỗ trợ cơng tác kế tốn. Vì vậy, việc trang bị phương tiện hỗ trợ trong các DNSX cơ khí Việt Nam hiện nay được đánh giá là chủ yếu phục vụ cho KTTC mà chưa có nhiều hỗ trợ cho việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thơng tin KTQT.

3.5. Đánh giá thực trạng kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn tại các

doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam

3.5.1. Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu LA Nguyễn Quỳnh Trang -đã chuyển đổi (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(174 trang)
w