So sánh giá thành sản phẩm theo hai mơ hình phân bổ chi phí chung

Một phần của tài liệu LA Nguyễn Quỳnh Trang -đã chuyển đổi (Trang 150)

(Đơn vị tính: đồng) Theo mơ hình VBC (1) Theo mơ hình ABC (2) Chênh lệch 1 sản phẩm (3) = (2) - (1) Tổng chênh lệch (Chênh lệch 1 SP * Tổng số SP) 17513-K12-9000-H1 87.000 96.670 9.670 164.390.000 17504-K12-9000-H1 284.000 256.670 (27.330) (464.610.000) 17511-KPH-9000-H1 88.000 111.780 23.780 618.280.000 17501-K12-V000-D 283.000 271.780 (11.220) (291.720.000)

Từ kết quả của bảng so sánh này cho thấy, nếu DN phân bổ chi phí SXC theo mơ hình hiện tại, chi phí nền của các sản phẩm sẽ chênh lệch so với chi phí nền nếu chi phí SXC được phân bổ theo mơ hình ABC. Đặc biệt đối với các sản phẩm cốc xăng 17513-K12-9000-H1 và cốc xăng 17511-KPH-9000-H1, có thể DN định giá bán lỗ mà vẫn khơng biết vì cơng ty đang tính q cao chi phí SXC cho các sản phẩm 17504-K12-9000-H1 và 17501-K12-V000-D. Việc cung cấp thông tin chi phí, giá thành khơng chính xác cho nhà quản trị khơng chỉ ảnh hưởng đến QĐ về giá bán các sản phẩm mà còn ảnh hưởng đến các QĐ cơ cấu sản xuất và tiêu thụ nhằm tối đa hoá lợi nhuận và những QĐ khác.

Tương tự như vậy, cũng có thể vận dụng mơ hình ABC để phân bổ chi phí chung của bộ phận hỗ trợ sản xuất và bộ phận hành chính để giúp các NQT kiểm sốt các hoạt động. Từ những thơng tin có được khi thực hiện ABC, các NQT có thể xác định được các hoạt động, các bộ phận có mức đóng góp cao, bộ phận có mức đóng góp thấp, các bộ phận khơng đóng góp và có thể là cản trở q trình SXKD của DN. Trên cơ sở đó, NQT có thể đưa các các quyết định loại bỏ những bộ phận, hoạt động khơng hiệu quả và có biện pháp kiểm sốt chi phí hợp lý ở những bộ phận có đóng góp cao.

Trong thời gian ngắn, nếu chuyển sang áp dụng mơ hình ABC đầy đủ để thay thế mơ hình VCB là một vấn đề khơng dễ dàng, nhất là các DN có quy mơ vừa. Vì vậy, tuỳ vào đặc điểm hoạt động SXKD, nguồn lực, yêu cầu quản lý, các DN có thể cân nhắc để lựa chọn áp dụng mơ hình ABC điều chỉnh được Kaplan và Anderson đề xuất vào năm 2004. Cụ thể:

Các DN có chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, số lượng hoạt động và sản phẩm khơng nhiều, nguồn lực hạn chế: Áp dụng phương pháp ABC sử dụng ma trận. Các khoản chi phí trực tiếp (chi phí NVLTT, chi phí NCTT) được tập

hợp trực tiếp cho đối tượng tính giá liên quan. Tồn bộ chi phí chung của DN được phân loại thành từng nhóm cụ thể có tính chất đồng nhất. Sau đó, kế tốn thiết lập ma trận EAD trong đó chi phí biểu diễn theo cột, hoạt động/sản phẩm biểu diễn theo hàng. Nếu hoạt động i có sử dụng loại chi phí j, đánh dấu vào ơ ij.

Giá trị bằng tiền của các hoạt động được tính theo cơng thức:

TCAi = Σn CPj * EAD(i.j)

Trong đó: CPj - Chi phí bằng tiền của nhóm j EAD(i.j) - Hệ số tỷ lệ ở ô i, j của ma trận EAD Giá trị bằng tiền của các sản phẩm:

OCPi = Σn

TCAj

* APD(i,j)

Trong đó: APD(i.j) - Hệ số tỷ lệ ở ơ i, j của ma trận APD

Giá thành sản phẩm i = Chi phí trực tiếp sản phẩm i + Chi phí gián tiếp sản phẩm i (OCPi)

Các DN có chi phí SXC chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, quy trình sản xuất liên tục, khó phân bổ chi phí cho từng hoạt động, sản phẩm sản xuất đa dạng: Áp dụng mơ hình ABC theo thời gian (TDABC). KTQT dựa trên lượng thời gian

tiêu hao để thực hiện các hoạt động làm cơ sở phân bổ chi phí cho các đối tượng chịu chi phí. Khi áp dụng mơ hình này, kế tốn chỉ cần xác định 2 thơng số: Một là cần bao nhiêu chi phí cho một đơn vị thời gian của bộ phận phát sinh chi phí; Hai là

cần dự tính bao nhiêu đơn vị thời gian để thực hiện hoạt động.

Minh hoạ việc áp dụng mơ hình ABC theo thời gian (TDABC) với số liệu của Phịng kinh doanh trong năm 2019 của Cơng ty CP cơ khí Đơng Anh như sau:

Số lượng nhân viên của Phòng

30 người Lương bình quân của 1 nhân viên/ năm

89.952.000 đ

Số tuần làm việc của 1 nhân viên/ năm

51 tuần Thời gian làm việc của 1 nhân viên/ tuần

2.400 phút

Các hoạt động chính của Phịng gồm:

Hoạt động Thời gian trung bình bình cho 1 lần thực hiện hoạt động

Tổng số lần thực hiện hoạt động trong năm Xử lý đơn hàng Tư vấn và giải đáp thắc mắc Xét duyệt các đơn hàng mua trả chậm 10 phút 30 phút 40 phút 200.000 đơn đặt hàng 4.500 lần tư vấn giải đáp 8.900 lần xét duyệt

Nguồn: Công ty CP cơ khí Đơng Anh Nhân viên của Phịng vẫn có thời gian nghỉ lễ, nghỉ giữa ca, đào tạo hoặc nghỉ phép theo nhu cầu cá nhân nên Công ty đánh giá chỉ có 82% thời gian làm việc của nhân viên được dành cho khách hàng.

Với những thông tin trên, vận dụng mơ hình ABC theo thời gian để phân tích thơng tin tình hình nhân sự như sau:

1

Bảng 4.12. Ứng dụng mơ hình ABC theo thời gian để phân tích thơng tin nhân sự

1. Tổng chi phí tiền lương của Phịng 30 * 89.952.000 = 2.698.560.000 đồng 2. Thời gian làm việc thực tế của 1 nhân viên 51 tuần * 2.400 phút* 82% =97.920 phút 3. Tổng thời gian làm việc thực tế của nhân viên 97.920 * 30 nhân viên * =3.011.040 phút

trong phịng

4. Chi phí lương/ 1 phút làm việc thực tế 897 đồng (4) = (1)/ (3) (đồng)

Xử lý đơn hàng Tư vấn và giải đáp thắc mắc

Xét duyệt các đơn hàng mua trả chậm

5. Số nhu cầu cho từng hoạt động 200.000 đơn 4.500 lần 8.900 lần

6. Thời gian phục vụ mỗi nhu cầu 10 phút 30 phút 40 phút

7. Đơn giá cho 1 lần thực hiện nhu cầu (7) = (4) * 6) 8.970 đồng 26.910 đồng 35.880 đồng 8. Thời gian thực tế để xử lý nhu cầu (phút) 2.000.000 phút 135.000 phút 356.000 phút

(8) = (5) * (6)

8. Tổng thời gian thực tế đế xử lý các nhu cầu (phút) 2.491.000 phút 9. Chênh lệch giữa thời gian làm việc thực tế của nhân 520.040 phút

viên so với nhu cầu (9) = (3) - (8)

10. Số nhân viên có thể cắt giảm 5 nhân viên

(10) = (9)/(2)

Từ kết quả tính tốn này, KTQT có thể cung cấp những thơng tin rất hữu ích giúp NQT đánh giá được năng lực làm việc thực tế của Phòng và đưa ra những QĐ điều chỉnh nhân sự nếu cần thiết. Cụ thể là Cơng ty có thể cắt giảm 5 nhân viên của Phịng Kinh doanh. Khi cắt giảm số nhân viên này, công ty sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí lương là 5 *89.952.000 đ = 449.760.000 đồng. Đây chính là tác động về mặt tài chính liên quan đến sự phù hợp giữa năng lực với nhu cầu.

Sử dụng mơ hình TDABC cịn giúp DN xác định được chi phí phục vụ của từng bộ phận phân bổ cho từng khách hàng:

Cũng với những số liệu trên, có 3 khách hàng (giả định là X, Y, Z) trong năm có số lượng đơn đặt hàng lần lượt là 30, 18, 7; Số lần tư vấn và giải đáp thắc mắc tương ứng là 17, 10, 8; Số lần xét duyệt các đơn hàng mua trả chậm lần lượt là: 1, 1, 1. Bảng phân tích chi phí của các hoạt động được phân bổ cho từng khách hàng được lập như sau: Bảng 4.13. Ứng dụng mơ hình ABC theo thời gian để phân tích thơng tin khách

hàng

Khách hàng X Khách hàng Y Khách hàng Z

Chi phí cho hoạt động xử lý đơn hàng 8.970* 30 = 269.100đ 8.970*18 = 161.460đ 8.970* 7 = 62.790đ Chi phí cho hoạt động tư

vấn và giải đáp thắc mắc 26.910*17 = 457.470đ 26.910 *10 = 269.100đ 26.910*8=215.280đ Chi phí cho hoạt động

xét duyệt bán chịu 35.880 * 1 = 35.880 đ 35.880*1=35.880đ 35.880*1= 35.880đ

Tổng chi phí 762.450đ 466.440đ 313.950đ

Từ số liệu trên, DN có thêm cơ sở đưa ra QĐ có/ khơng thực hiện các hợp đồng cũng như xác định được lợi nhuận theo từng khách hàng từ đó có chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp.

Áp dụng kỹ thuật định giá bán cho những đơn hàng đặc biệt nằm ngoài kế hoạch sản xuất kinh doanh của DN

Trong hoạt động của các DN cơ khí, có thể gặp một số trường hợp như: nhận đơn hàng nằm ngoài kế hoạch SXKD của DN, khi năng lực sản xuất của DN cịn nhàn rỗi hoặc DN đang gặp khó khăn, có sự cạnh tranh trong đấu thấu cung cấp sản phẩm… Trong trường hợp đó, các nhà quản lý rất cần thơng tin để quyết định một chính sách giá bán hợp lý nhất để tận dụng được cơ hội và thu được lợi nhuận mong muốn. Kế tốn có thể vận dụng phương pháp biến phí tồn bộ để giúp nhà quản trị xác định giá bán mong muốn một cách linh hoạt:

Bảng 4.14. Mơ hình phân tích thơng tin định giá bán sản phẩm trong một số trường hợp đặc biệt

Thông tin cần phân tích Tình huống Tư vấn của kế tốn

1. Chi phí cơ sở (Giá sàn)

a. Biến phí NVLTT b. Biến phí NCTT c. Biến phí SXC

d. Biến phí BH và QLDN

2. Phần tiền công thêm (Linh hoạt)

3. Giá bán trần (3) = (1) + (2)

Nhận được đơn hàng khi năng lực còn nhàn rỗi

Giá bán > Giá sàn Nhận được đơn hàng khi

DN hoạt động khó khăn

Giá bán ≥ Giá sàn Cạnh tranh trong đấu thầu Giá bán > (Giá sàn +

Định phí phát sinh) Khách hàng cần mua Giá bán >= Giá trần

Nguồn: Tác giả tổng hợp Minh hoạ việc sử dụng kỹ thuật định giá bán để tư vấn cho NQT ra quyết định chấp nhận hay từ chối thực hiện 1 đơn hàng đặc biệt nằm ngồi kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Cơng ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu (EMTC) như sau:

Bảng 4.15. Thông tin về giá thành sản xuất sản phẩm bếp SS PEDESTAL tại Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu, quý 3 năm 2020

Khoản mục chi phí Số tiền

đồng USD

1. Chi phí vật tư trực tiếp tại nhà máy 363.778 15,82

2. Chi phí vật tư mua ngồi và nhập khẩu 65.589 2,94

3. Tổng chi phí vật tư trực tiếp (3) = (1) + (2) 431.367 18,76

4. Lương nhân viên phân xưởng 31.700 1,42

5. Lương quản lý (5) = 15% * (4) 4.755 0,21

6. Tiền điện (6) = 3.5% * [(3) + (4) + (5)] 16.374 0,734

7. Khấu hao thiết bị sai hỏng (7) = 5.5% * [(1) + (4) + (5)] 25.730 1,153

8. Xử lý bề mặt 19.518 0,875

9. Vận chuyển 11.401 0,511

10. Giá xuất xưởng (10) = (3) + (4) +(5) + (6) + (7) + (8)+(9) 540.845 24,25

Giá bán mỗi sản phẩm hiện tại là 670.000 đồng/ sản phẩm. Công suất tối đa mỗi tháng dành cho sản phẩm này là 30.000 sản phẩm/ tháng nhưng công ty hiện đang chỉ hoạt động ở mức 80% công suất. Trong tháng 12 năm 2019, Công ty Landmann GmbH (Đức) muốn đặt hàng 4.500 sản phẩm bếp SS PEDESTAL với giá FOB là 24 USD/ sản phẩm. Để thực hiện đơn hàng này, Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu phải th thêm máy để gia cơng với chi phí 10 triệu đồng. Thuế xuất khẩu 5%, tỷ giá tính thuế là 22.300đ/ USD.

Tìm hiểu thực tế, giám đốc điều hành của Công ty cho biết khi nhận được đơn đặt hàng, Cơng ty đã tính tốn giá FOB 24 USD/ sản phẩm thì chưa đủ bù đắp chi phí sản xuất mà DN bỏ ra. Thêm vào đó để xuất hàng, Cơng ty cịn phải th thêm máy gia cơng và nộp thuế xuất khẩu. Vì vậy DN đã QĐ từ chối không thực hiện đơn hàng này.

Nếu vận dụng kỹ thuật định giá bán sản phẩm, các thông tin được phân tích như sau:

Hiện tại, cơng ty mới chỉ sản xuất và tiêu thụ ở mức 80% công suất nên số lượng sản phẩm mà cơng ty có thể sản xuất thêm là 20% * 30.000 = 6.000 sản phẩm. Việc sản xuất thêm 4.500 sản phẩm thuộc đơn hàng này hồn tồn khơng ảnh hưởng đến hoạt động khác của Cơng ty. Doanh thu và các khoản chi phí liên quan đến đơn hàng được phân tích như sau:

Bảng 4.16. Phân tích đơn hàng xuất khẩu 4.500 sản phẩm bếp SS PEDESTAL

Chỉ tiêu Số tiền ($)

Doanh thu 4.500 * 24 = 108.000

Tổng chi phí vật tư trực tiếp 4.500* 18,76 = 84.420

Lương nhân viên phân xưởng Lương nhân viên phân xưởng và lương quản lý khơng tăng thêm vì việc thực hiện đơn hàng này vẫn nằm trong cơng suất hoạt động bình thường của cơng ty dù DN có chấp nhận hay từ chối đơn hàng thì chi phí này vẫn phát sinh.

Lương quản lý

Tiền điện 3,5% * 84.420 = 2.954

Khấu hao thiết bị sai hỏng 5,5% * (84.420+ 2.954) = 1.281

Xử lý bề mặt 4.500 * 0,875 = 3.938

Vận chuyển 4.500 * 0,511 = 2.300

Thuê máy gia công 448

Thuế xuất khẩu 5% * 108.000 = 2.160

Tổng chi phí 97.501

Lãi (lỗ) 10.500

Tư vấn của KTQT Đơn hàng có thể thực hiện được

Kết quả phân tích cho thấy nếu thực hiện đơn hàng này, mặc dù giá bán thấp hơn giá xuất xưởng của những sản phẩm hiện tại nhưng DN khơng bị lỗ mà vẫn có lãi. Nguyên nhân là do việc thực hiện đơn hàng vẫn nằm trong cơng suất hoạt động bình thường của DN, khi thực hiện đơn hàng DN không phát sinh thêm các chi phí

lương nhân viên phân xưởng và lương quản lý. Đây là các chi phí cố định, Cơng ty có hay khơng chấp nhận đơn hàng này thì vẫn phát sinh nên khơng cần xem xét khi phân tích. Trong tình huống này, vì khơng có đủ thơng tin thích hợp, QĐ từ chối đơn hàng mà lãnh đạo Công ty đưa ra không những không tận dụng được công suất dư thừa của máy móc và nhân cơng và đã bỏ lỡ một khoản lợi nhuận, Công ty mất cơ hội có thêm 1 đối tác nước ngồi.

Tình huống tại Cơng ty CP xích líp Đơng Anh. Sản phẩm xe đạp của Công ty sản xuất đang được bán cho các đại lý và cửa hàng bán lẻ dưới dạng đã được lắp ráp hoặc chưa được lắp ráp hoàn chỉnh. Giá thành sản xuất của một chiếc xe đạp trẻ em nhãn hiệu Neo 20’’- 03 chưa được lắp ráp bao gồm các khoản sau:

Bảng 4.17. Thông tin về giá thành sản phẩm xe đạp trẻ em nhãn hiệu Neo 20’’- 03

Đơn vị tính: đồng

Chi phí NVLTT 150.000

Chi phí NCTT 70.000

Chi phí SXC biến đổi (70% chi phí NCTT/ sản phẩm) 49.000

Chi phí SXC cố định (30% chi phí NCTT/ sản phẩm) 21.000

Giá thành xuất xưởng 290.000

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả từ số liệu được Phịng Kế tốn của Cơng ty CP Xích lip Đơng Anh cung cấp

Hiện tại xe đạp chưa được lắp ráp đang được bán cho các đại lý, cửa hàng bán lẻ với giá 600.000 đồng/ chiếc. Cơng ty đang có năng lực sản xuất dư thừa và NQT kỳ vọng năng lực này sẽ được tận dụng tối đa. Sau khi nghiên cứu nhu cầu thị trường, lãnh đạo Công ty kết luận một phần năng lực dư thừa này có thể được sử dụng để lắp ráp xe đạp. Nếu tiếp tục lắp ráp thì sẽ phát sinh thêm một số chi phí: Chi phí NVLTT: 15.000 đồng/ sản phẩm; Chi phí NCTT: 30.000 đồng/ sản phẩm; Chi phí SXC biến đổi: 70% chi phí NCTT phát sinh thêm.

Trong trường hợp này, KTQT có thể phân tích thơng tin, tính tốn giá thành xuất xưởng của 1 chiếc xe đạp đã được lắp ráp hồn chỉnh để tư vấn cho NQT có cơ sở đưa ra QĐ về giá bán sản phẩm này. Cụ thể như sau:

Bảng 4.18. Phân tích thơng tin giá thành xuất xưởng của sản phẩm xe đạp

trẻ em nhãn hiệu Neo 20’’- 03

Đơn vị tính: đồng

Chi phí NVLTT 160.000

Chi phí NCTT 100.000

Chi phí SXC biến đổi (70% chi phí NCTT/ sản phẩm) 70.000 Chi phí SXC cố định (30% chi phí NCTT/ sản phẩm) -

Định phí g - v SDĐP v Biến phí g Doanh thu ∑gixi ∑xi Do tận dụng cơng suất dư thừa của máy móc nên việc sản xuất thêm xe đạp đã lắp ráp khơng làm phát sinh thêm chi phí sản xuất chung cố định. Với kết quả tính tốn giá thành xuất xưởng của 1 sản phẩm xe đạp đã lắp ráp là 330.000 đồng/ chiếc, thông tin do KTQT cung cấp sẽ là một cơ sở hữu ích để NQT đưa ra QĐ về giá bán sản phẩm này cho các đại lý, cửa hàng bán lẻ.

Một phần của tài liệu LA Nguyễn Quỳnh Trang -đã chuyển đổi (Trang 150)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(174 trang)
w