Khái quát về các doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam

Một phần của tài liệu LA Nguyễn Quỳnh Trang -đã chuyển đổi (Trang 74 - 75)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về các doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam

3.1.1. Khái quát về các doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam

Sản xuất cơ khí là một ngành cơng nghiệp ứng dụng các nguyên lý vật lý, kỹ thuật (nguyên lý động cơ học, động lực học, nhiệt động lực học, định luật bảo toàn năng lượng, định luật bảo toàn khối lượng...) và khoa học vật liệu để thiết kế, phân tích và chế tạo ra các loại máy móc hoặc vật dụng hữu ích như: phương tiện giao thơng vận tải, đồ gia dụng, máy móc, thiết bị, vũ khí... (Hồng Tùng, 2010). Trên thế giới, ngành sản xuất cơ khí có q trình hình thành từ hàng ngàn năm và ln được khẳng định là một ngành sản xuất then chốt đối với tất cả các nền kinh tế, góp phần thực hiện nội dung cơ bản của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, giúp người lao động được giải phóng khỏi các cơng việc lao động nặng nhọc có hại ảnh hưởng đến sức khoẻ, làm tăng năng suất lao động và tiết kiệm chi phí sản xuất.

Ngành cơ khí Việt Nam cũng có lịch sử hình thành và phát triển từ hàng ngàn năm trước với biểu hiện ban đầu là việc chế tạo ra các công cụ sản xuất nông nghiệp thủ cơng và binh khí bằng đồng, sắt. Tuy nhiên, cho đến thời kỳ Pháp thuộc cũng chưa có ngành sản xuất cơ khí đúng nghĩa mà chỉ có một số cơ sở sửa chữa, lắp ráp đơn giản phục vụ sản xuất và kháng chiến. Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo (nay là Cơng ty TNHH MTV cơ khí Trần Hưng Đạo) được thành lập năm 1947 tại Huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang là nhà máy sản xuất cơ khí đầu tiên của Việt Nam. Năm 1955, với sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ), nhà máy được chuyển về Thị xã Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên rồi chuyển về Hà Nội vào năm1958. Thời kỳ này, Nhà máy thực hiện việc nghiên cứu, chế tạo động cơ các loại phục vụ sản xuất nông nghiệp và kháng chiến (máy cày, máy bơm nước, máy tuốt lúa, máy xát gạo, máy tiện, máy khoan, vỏ mìn, vỏ lựu đạn, phụ tùng ơ tơ…). Tiếp sau đó (1968) là sự ra đời của Nhà máy chế tạo dụng cụ cắt gọt (nay là Công ty CP dụng cụ số 1) chuyên sản xuất các loại máy công cụ nhẹ và nặng. Sau này, nhiều DNSX cơ khí thuộc sở hữu Nhà nước và tư nhân lần lượt ra đời. Các DN cơ khí chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố cơng nghiệp lớn như: Hà Nội, Thái Nguyên, Hải phòng, Bắc Ninh, Quảng Ngãi, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương… Tại một số địa phương, vùng kinh tế, mơ hình cụm ngành về cơ khí chế tạo với hệ thống các nhà máy quy mơ lớn, vừa và nhỏ đã được hình thành. Nhiều DN có tiềm năng phát triển ngang tầm khu vực như: Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, Tổng công ty Máy động lực và nông nghiệp Việt Nam, Công ty CP ô tô Trường Hải, Tổng công ty TNHH MTV Cơ khí Quang Trung,…

Ngành cơ khí đã có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội. Từ chỗ đặt trọng tâm vào sửa chữa, cho đến nay, các DNSX cơ khí Việt Nam đã

phát triển tương đối hồn thiện với trình độ phức tạp và có sự chun mơn hố ở hầu hết các ngành: cơ khí chế tạo thiết bị tồn bộ, sản xuất và lắp ráp ô tô, sản xuất xe máy, chế tạo thiết bị cho nhà máy nhiệt điện, thiết bị cho ngành sản xuất xi măng, thiết bị y tế và nhiều ngành công nghiệp chủ đạo khác. Nhiều sản phẩm cơ khí trước đây phải nhập khẩu, đến nay đã từng bước được thay thế, dây chuyền sản xuất trong các nhà máy sản xuất đã đồng bộ, các DN đã làm chủ một số công nghệ, tỷ lệ nội địa hố dần được nâng cao, góp phần vào q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, giá trị sản xuất và cơ cấu của ngành cơ khí vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định qua các năm so với tồn ngành cơng nghiệp (năm 2015 đạt 17,44%, năm 2016 đạt 17,3%, từ năm 2017 đến năm 2019 đạt 19,41%). Chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành giai đoạn 2015 - 2019 tăng trưởng bình quân 7,56%/năm. Cụ thể, năm 2015 tăng 12,3%, năm 2016 tăng 7,98%, năm 2017 tăng 2,37%, năm 2018 tăng 7,6%, năm 2019 tăng 7,8%. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước của ngành cơ khí cịn thấp, chỉ đạt hơn 32%, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu phải đạt 45%- 50% mà Chính phủ đề ra theo Quyết định số 319/2018/QĐ-TTg.

Bảng 3.1. Đóng góp của các DNSX cơ khí VN vào tốc độ tăng trưởng kinh tế

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Giá trị sản xuất (tỷ đồng) 166.290 203.183 266.800 316.000 382.000

Cơ cấu giá trị sản xuất (%) 17,44%, 17,30%, 19,22% 19,57% 19,41%

Đóng góp của ngành vào tốc độ tăng trưởng kinh tế (%)

13,35% 13,28% 13,34% 13,69% 13,18%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Sách trắng các ngành công nghiệp Việt Nam năm 2018, 2019

Một phần của tài liệu LA Nguyễn Quỳnh Trang -đã chuyển đổi (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(174 trang)
w