CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
4.1. Định hướng phát triển của ngành sản xuất cơ khí và quan điểm hoàn thiện kế
toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam
4.1.1. Định hướng phát triển ngành sản xuất cơ khí Việt Nam
Là một quốc gia đang phát triển, trước yêu cầu phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố, ngành cơ khí của Việt Nam đã trở thành một ngành công nghiệp nền tảng để thực hiện các nội dung của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) và đổi mới công nghệ cho các ngành kinh tế khác. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2020, số lượng DNSX cơ khí chiếm khoảng 30% tổng số DN chế biến, chế tạo của Việt Nam. Trong Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được phê duyệt tại Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2018, Chính phủ xác định 6 nhóm sản phẩm cơ khí trọng điểm cần phát triển và 6 quan điểm phát triển ngành cơ khí Việt Nam:
(1) Cơ khí là ngành cơng nghiệp nền tảng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ, đảm bảo khả năng tham gia sâu, có hiệu quả của nền kinh tế vào mạng sản xuất và phân phối toàn cầu, cần được quan tâm đầu tư thích đáng;
(2) Phát triển ngành cơ khí Việt Nam trọng tâm là cơ khí phục vụ sản xuất nơng nghiệp, ơ tơ, thiết bị cơng trình cơng nghiệp, thiết bị điện và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí trên cơ sở huy động hiệu quả các nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế, trong đó chủ yếu khu vực ngồi nhà nước;
(3) Phát triển ngành cơ khí Việt Nam trên cơ sở sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao và cơng nghệ tiên tiến, lấy cạnh tranh tồn cầu là động lực phát triển;
(4) Khai thác các lợi thế sẵn có và cơ hội quốc tế trong quá trình hội nhập; gắn kết sản xuất cơ khí với dịch vụ, thương mại, phát triển cơng nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chủ động tham gia sâu vào chuỗi giá trị, sản xuất công nghiệp thế giới;
(5) Chú trọng phát triển một số chuyên ngành, lĩnh vực cơ khí lưỡng dụng phục vụ quốc phịng, an ninh quốc gia;
(6) Phát triển ngành cơ khí Việt Nam trên cơ sở tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Về mục tiêu phát triển tổng quát, đến năm 2035 ngành cơ khí Việt Nam được
phát triển với đa số các chuyên ngành có cơng nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cạnh tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế; chủ
động trong các khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo sản phẩm cơ khí, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản phẩm cơ khí của thị trường trong nước. Sản lượng xuất khẩu giai đoạn đến năm 2025 phấn đấu đạt 35% tổng sản lượng ngành cơ khí, giai đoạn đến năm 2030 đạt 40%, đến năm 2035 đạt 45%.
Về mục tiêu phát triển cụ thể: Đến năm 2025, cơ khí Việt Nam tập trung phát
triển một số phân ngành như: cơ khí ơ tơ, máy kéo, máy nơng nghiệp, thiết bị cơng trình, thiết bị cơng nghiệp và thiết bị điện, có khả năng đáp ứng cơ bản các yêu cầu của nền kinh tế và một phần xuất khẩu; đội ngũ lao động ngành cơ khí cơ bản có đủ trình độ đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất hiện đại; Sau năm 2025, hình thành một số tổ hợp nhà thầu tư vấn và chế tạo có khả năng làm chủ cơng tác thiết kế, chế tạo nhóm thiết bị phụ, gói thầu EPC của các cơng trình cơng nghiệp; tập trung hỗ trợ một số DN nội địa có tiềm năng trở thành các tập đoàn mạnh trong khu vực trong lĩnh vực chế tạo như ô tô, máy nông nghiệp và thiết bị điện; hình thành hệ thống DN cơng nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí đạt tiêu chuẩn nhà cung cấp trực tiếp cho các DNSX sản phẩm hoàn chỉnh, chủ động tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, với đối tượng DN vừa và nhỏ chiếm vai trò chủ đạo.
Về cơ chế, chính sách: Trong giai đoạn từ nay đến 2035, Nhà nước sẽ có nhiều
ưu đãi hấp dẫn để thu hút các tập đồn đa quốc gia có tiềm lực và thương hiệu nhằm thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong đó đặc biệt tập trung vào các dự án sản xuất sản phẩm cơ khí quan trọng, có khả năng cạnh tranh, có dung lượng thị trường đủ lớn; đồng thời chú trọng xúc tiến đầu tư đối với DN nhỏ và vừa, theo hướng chọn lọc các dự án có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với mơi trường. Đồng thời, Chính phủ sẽ tiếp tục rà sốt, sửa đổi, bổ sung các chính sách thúc đẩy ngành cơ khí, bao gồm các ưu đãi về thuế, các biện pháp hỗ trợ đầu tư và kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư, … nhằm tạo động lực phát triển cho các DNSX cơ khí Việt Nam, tăng tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước, xây dựng chuỗi sản xuất, lắp ráp sản phẩm cơ khí trong nước và chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất ngành cơ khí thế giới.
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, trong tương lai sản xuất cơ khí vẫn là một ngành sản xuất cơng nghiệp có tiềm năng tăng trưởng lớn nhưng khi các cam kết tự do thương mại đã có hiệu lực, hàng rào thuế quan bảo hộ sản xuất trong nước được gỡ bỏ, chỗ đứng trên thị trường của các DN nội địa sẽ khơng cịn chắc chắn và sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn với các tập đoàn FDI, các DN trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, trước những tác động mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0 trong bối cảnh hội nhập tồn cầu, các DNSX cơ khí Việt Nam cịn gặp khơng ít thách thức trong việc cải tiến và làm chủ công nghệ, nâng cao trình độ lao động, chất lượng hạ tầng để có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh đang và sẽ mang lại những ảnh hưởng ngoài mong muốn đối với tất cả các ngành sản xuất và các nền kinh tế, môi trường kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định, sự gắn kết giữa các DN
trong ngành với nhau và với Hiệp hội DN cơ khí Việt Nam cịn lỏng lẻo là những rào cản lớn cho sự phát triển của các DNSX cơ khí Việt Nam. Ngồi những hỗ trợ về chính sách từ phía Nhà nước và các cơ quan quản lý chức năng, tự bản thân các DN phải có sự thay đổi tồn diện từ trong tư duy đến phương thức quản lý kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp, nâng cao năng lực tổ chức, quản trị, quản lý tài chính và cơng nghệ. Việc nắm chắc và vận dụng linh hoạt, có hiệu quả các cơng cụ quản trị hiện đại trong quá trình quản lý và điều hành DN là một yêu cầu mang tính bắt buộc đối với tất cả các DN. Trong quá trình đổi mới đó, KTQT sẽ là một trong những cơng cụ cung cấp những thơng tin hữu ích tư vấn cho nhà quản trị đưa ra các QĐ chính xác, kịp thời để điều hành, chỉ đạo hoạt động SXKD trong điều kiện huy động và khai thác tốt nhất nguồn lực của đơn vị. Từ đó, các DN sẽ tận dụng được những cơ hội để phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
4.1.2. Nguyên tắc và quan điểm hồn thiện kế tốn quản trị với việc ra quyết
định ngắn hạn trong các doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam
4.1.2.1. Nguyên tắc hoàn thiện
KTQT là việc thu thập, phân tích, truyền đạt và sử dụng thơng tin tài chính và thơng tin phi tài chính liên quan đến QĐ để tạo ra và duy trì giá trị cho các DN. Trên cơ sở phân tích đặc điểm hoạt động chung của các DNSX cơ khí, kết hợp nghiên cứu thực trạng KTQT với việc RQĐ ngắn hạn tại các DNSX cơ khí Việt Nam, tác giả cho rằng việc hồn thiện các nội dung để KTQT phát huy chức năng, vai trị trong việc cung cấp thơng tin hữu ích tư vấn cho NQT đưa ra các QĐ trong quá trình lãnh đạo DN là cần thiết. Trước những tác động mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0 trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, các giải pháp hoàn thiện KTQT với việc RQĐ (ngắn hạn) trong các DN nói chung và các DNSX cơ khí Việt Nam nói riêng, để đảm bảo tính khả thi và phù hợp với DN cần tuân thủ các nguyên tắc KTQT toàn cầu đã được Hiệp hội kế tốn cơng chứng tồn cầu (CGMA, 2018) xác định. Cụ thể như sau:
Nguyên tắc thứ nhất: Hoàn thiện KTQT với việc ra quyết định (ngắn hạn) phải dựa trên sự giao tiếp, truyền đạt tầm nhìn có ảnh hưởng
Ngun tắc này liên quan đến việc điều chỉnh việc giao tiếp theo một cách thức phù hợp giữa QĐ được cân nhắc với người ra QĐ (hoặc các đối tượng khác) và với phong cách hoặc các quy trình RQĐ đang được sử dụng. Điều đó địi hỏi phá vỡ sự phức tạp và cung cấp những thông tin minh bạch về cách thức hành động để đạt được kết quả. KTQT hỗ trợ cho q trình RQĐ của NQT tốt hơn bằng cách trích ra giá trị từ thơng tin. Việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin phải căn cứ vào nhu cầu thông tin của NQT - người RQĐ. Khi thông tin được cung cấp theo đúng nhu cầu, đúng đối tượng, vào đúng thời điểm thì người RQĐ sẽ có cơ sở đưa ra những QĐ tốt hơn để tạo ra giá trị cho DN. Đó là cách KTQT tác động đến việc RQĐ dựa trên thơng tin. Việc thúc đẩy các NQT tích cực trao đổi thơng tin với KTQT nhằm mục đích loại bỏ nguy cơ thơng tin bị sai lệch, không trọng yếu, không
rõ ràng, định hướng kém và giữ lại những thông tin đáng tin cậy, thực sự phù hợp với nhu cầu quản lý để phân loại và phân tích. Trong các DNSX cơ khí Việt Nam, với đặc thù phân cấp quản lý từ các tổ, đội, các phân xưởng sản xuất đến các phịng, ban chức năng, mọi thơng tin liên quan đến các bộ phận cần phải được truyền đạt một cách toàn diện và nên được điều chỉnh cho phù hợp với mức độ hiểu biết, phong cách của NQT - người sử dụng thông tin để RQĐ.
Nguyên tắc thứ hai: Hoàn thiện KTQT với việc ra quyết định (ngắn hạn) phải dựa trên cơ sở thơng tin thích hợp
Mục đích của KTQT là cung cấp thơng tin thích hợp để NQT có cơ sở đưa ra những QĐ tốt hơn trong quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch đã xây dựng và đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch. Để đảm bảo là thích hợp thì KTQT chỉ sử dụng những thơng tin có 3 đặc điểm chính: (1)thơng tin có liên quan đến thời
gian (thông tin thu được từ quá khứ, hiện tại và những dự báo tương lai); (2) thơng tin có liên quan đến ranh giới (thông tin không bị giới hạn bởi những ranh giới truyền
thống của DN; thông tin được thu thập từ nguồn nội bộ và bên ngồi DN; (3) thơng tin
có liên quan đến dữ liệu (thơng tin có tính định lượng: cả tài chính và phi tài chính -
bao gồm các tiêu chuẩn, các vấn đề môi trường và xã hội và thơng tin định tính).
Ngun tắc thứ ba: Hồn thiện KTQT với việc ra quyết định (ngắn hạn) phải dựa trên sự phân tích tác động đến giá trị
Nguyên tắc này chú trọng vào sự tương tác giữa KTQT và mơ hình kinh doanh. Sự tương tác được thể hiện bằng việc KTQT sử dụng các thơng tin thích hợp để phân tích và phát triển các tình huống RQĐ liên quan đến mơi trường hoạt động của DN, thiết lập mơ hình tác động của các cơ hội và rủi ro, định lượng tác động lên các kết quả và đánh giá được khả năng một kết quả đạt được, duy trì hoặc triệt tiêu giá trị. Nỗ lực trong việc đánh giá các tình huống phải tương thích với tầm quan trọng của QĐ đang cần đưa ra. Một số mơ hình tình huống sẽ đơn giản và ít nỗ lực trong khi những mơ hình khác phức tạp hơn và cần cân nhắc nhiều yếu tố phức tạp hơn.
Nguyên tắc thứ tư: Hoàn thiện KTQT với việc ra quyết định (ngắn hạn) phải dựa trên trách nhiệm quản lý, tạo lập niềm tin.
Nguyên tắc này nhấn mạnh tới vai trị của người làm kế tốn trong việc thể hiện trách nhiệm và uy tín của họ trong cơng việc, tạo lập niềm tin với các nhà quản lý - người sử dụng thông tin KTQT. Người làm kế tốn khơng chỉ thể hiện vai trị trong việc cung cấp thơng tin tư vấn cho NQT ra QĐ mà phải có năng lực giải đáp, có trách nhiệm giải trình cho các bên có liên quan như khách hàng, nhà đầu tư... về các QĐ được đưa ra mà họ có liên quan làm giảm đi sự rủi ro và các QĐ sai lầm, phải quan tâm đến các giá trị của tổ chức, các yêu cầu quản trị và các trách nhiệm với xã hội... Để đáp ứng yêu cầu này, các nhân viên kế tốn phải hướng tới sự liêm chính và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp được xây dựng trên tính chính trực và khách quan, năng lực chun mơn và hành vi và hành động cẩn trọng, cư xử chuyên nghiệp.
4.1.2.2. Quan điểm hoàn thiện
Thứ nhất, hoàn thiện KTQT với việc RQĐ nói riêng và KTQT nói chung phải
dựa trên cơ sở xác định rõ phạm vi, giới hạn, chức năng và mục tiêu của KTTC và KTQT. Quan điểm này được đưa ra trên cơ sở lý luận về tính tất yếu khách quan của kế tốn nói chung, sự phân tách kế tốn thành 2 bộ phận KTTC và KTQT trong hệ thống kế toán nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý. Việc thực hiện KTQT không nhất thiết phải thiết kế một hệ thống kế tốn mới, độc lập hồn tồn với KTTC mà cần kết hợp chặt chẽ với KTTC nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là cung cấp những thông tin đầy đủ, đáng tin cậy cho người sử dụng, trong đó có NQT.
Thứ hai, KTQT là một cơng việc mang tính nội bộ của mỗi DN. Hồn thiện
KTQT với việc RQĐ (ngắn hạn) phải đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin của nhà quản trị DN và trong khuôn khổ quy định của Luật pháp. Sự cần thiết của KTQT trong DN là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, các DN cần cân nhắc giữa những lợi ích KTQT mang lại cho DN và chi phí thực hiện để xác định mức độ áp dụng KTQT phù hợp với đặc thù hoạt động SXKD, trình độ tổ chức quản lý và trình độ của người làm kế tốn trong DN.
Thứ ba, hoàn thiện KTQT với việc RQĐ (ngắn hạn) phải dựa trên tính “linh hoạt”.
Trước hết, tính “linh hoạt” được thể hiện thông qua cách thức xử lý, cung cấp thông tin “linh hoạt” với các tình huống RQĐ rất đa dạng, phức tạp của các DNSX cơ khí. Đồng thời, hồn thiện KTQT với việc RQĐ cần phải “linh hoạt” theo các đối tượng sử dụng thông tin là NQT các cấp trong DN - những người sử dụng thơng tin KTQT để có cơ sở đưa ra các QĐ quản trị phù hợp, hướng tới huy động tối đa năng lực, nguồn lực của DN. Ở các cấp quản trị khác nhau, trong mỗi tình huống RQĐ khác nhau, việc cung cấp thông tin KTQT cần linh hoạt cả về nội dung, thời điểm cũng như cách thức. Bên cạnh đó, hồn thiện KTQT với việc RQĐ trong bối cảnh CMCN 4.0 và hội nhập kinh tế toàn cầu cần phải “linh hoạt” để phù hợp với quy trình cơng nghệ, đặc điểm kinh doanh và các điều kiện, phương tiện kỹ thuật mà các DN đã trang bị hỗ trợ cho quá trình thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thơng tin, tiến tới sự tích hợp thông tin KTQT với hệ thống thơng tin quản lý nhằm giúp cho q trình thu thập, xử lý thơng tin dữ liệu của KTQT nhanh hơn, đáp ứng được nhu cầu thông tin một cách linh hoạt cho NQT các cấp.