0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Biện pháp tạo nguồn hàng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG PDF (Trang 71 -84 )

II- Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ

4. Biện pháp tạo nguồn hàng

Mặt hàng thủ công mỹ nghệ khi xuất khẩu ra nước ngoài chịu ảnh hưởng bởi thời tiết, những biến đổi về môi trường các nước đặc biệt là các sản phẩm mây tre đan. Vì thế trong khâu thu mua Công ty cần phải giám định chất lượng sản phẩm một cách chặt chẽ và có yêu cầu cao đối với các cơ sở sản xuất về bảo quản hàng hoá.

Do mặt hàng thủ công mỹ nghệ được mua để thoả mãn nhu cầu thẩm

mỹ nên thường được mua với số lượng ít nhưng khách hàng thích chọn

mua nhiều loại sản phẩm khác nhau nên Công ty cần chọn nguồn hàng

phong phú để đáp ứng nhu cầu của thị trường, như vậy khả năng tiêu thụ

sản phẩm sẽ lớn hơn.

Nguồn hàng cung ứng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh

tranh bằng giá cả, nếu giá thu mua cao thì giá xuất khẩu sẽ cao. Đối với

chú ý đến yếu tố giá mà bỏ qua chất lượng sản phẩm. Vì nếu giá rẻ mà chất lượng không đảm bảo thì Công ty sẽ mất khách hàng, đặc biệt mặt hàng thủ

công mỹ nghệ cạnh tranh chủ yếu bằng chất lượng, kiểu dáng, tính độc đáo

của sản phẩm.

Công ty có thể tiến hành việc tạo nguồn và thu mua dưới hình thức mua theo đơn đặt hàng và hợp đồng ký trước. Công ty nên sử dụng mẫu mã phù hợp với thị hiếu của khách hàng đưa cho các đơn vị sản xuất theo đơn đặt hàng. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng hàng tốt, đúng tiến độ giao

hàng Công ty cần dưa ra các tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng hoá, kiểm tra và thúc đẩy các cơ sở sản xuất thực hiện tốt hợp đồng. Công ty cũng có

thể tạo nguồn bằng cách nhận uỷ thác xuất khẩu để hưởng phí dịch vụ.

Nguồn hàng của Công ty hiện nay tập trung ở khu vực đồng bằng Bắc

Bộ và một số tỉnh phía Nam, Công ty có thể mua hàng trực tiếp: tại khu

vực phía Bắc các cán bộ kinh doanh trực tiếp thăm dò, tìm kiếm, kiểm tra

nguồn hàng. Còn ở khu vực phía Nam chi nhánh tại thành phố Hồ Chí

Minh trực tiếp ký hợp đồng mua hàng. Việc mua hàng trực tiếp sẽ giúp

Công ty nắm rõ được tình hình hàng hoá, tránh bị động khi có sự cố xảy ra,

thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với các cơ sở sản xuất lại không phải

trả chi phí cho trung gian.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn, ngoài việc lựa chọn

nguồn hàng có chất lượng ổn định Công ty cần kết nối nhu cầu của khách

hàng trên thị trường với người sản xuất, giới thiệu mẫu mã mới để hàng

hoá được sản xuất phong phú hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản

phẩm.

Việc phối hợp chặt chẽ giữa Công ty và các cơ sở sản xuất giúp cho

Công ty phát triển được nguồn hàng từ đó thúc đẩy phát triển thị trường

5. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến.

Hàng năm Công ty có cử các đoàn cán bộ ra nước ngoài tham gia hội

chợ triển lãm quốc tế song hoạt động này của Công ty chưa thật hiệu quả

trong việc tìm kiếm thị trường. Nhằm nâng cao tính hiệu quả Công ty nên tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành thủ công mỹ nghệ hơn là hội

chợ triển lãm tổng hợp vì qua đó Công ty tiếp xúc với khách hàng tiềm năng dễ dàng hơn, nắm bắt nhu cầu sát thực hơn. Công ty có thể tiến hành nghiên cứu điểm về khách hàng để biết được uy tín và hình ảnh của sản phẩm của doanh nghiệp trong nhận thức của khách hàng. Bên cạnh đó các

cuộc hội chợ triển lãm đã cho doanh nghiệp biết được xu thế của thị trường

từ đó doanh nghiệp có thể sáng taọ ra những sản phẩm mới theo xu thế đó

nhằm chiếm lĩnh thị trường.

Cùng với việc tham gia hội chợ triển lãm trưng bày giới thiệu sản

phẩm của mình Công ty nên tiến hành hoạt động quảng cáo qua các phương tiện thông tin như báo chí trong và ngoài nước, truyền hình nước

ngoài, phim ảnh, Internet. Hoạt động này có tác dụng thu hút sự chú ý của

khách hàng trong thị trường mục tiêu, cho họ thấy tính độc đáo và giá trị

sản phẩm của Công ty và sau đó là quyết định mua hàng.

Công ty cũng có thể sử dụng các dịch vụ sản phẩm như Catlog xuất

bản phẩm về doanh nghiệp đến khách hàng. Đó là một công cụ bán hàng hữu hiệu đối với khách hàng nước ngoài. Bằng việc cung cấp các thông tin

cần thiết về sản phẩm như chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng, hoa văn, kích cỡ,

màu sắc, thời hạn cung cấp, giá cả, hình thức thanh toán có thể thu hút sự

chú ý của khách hàng, gợi sự quan tâm, thuyết phục hành động mua hàng. Mở rộng mối quan hệ với các tham tán thương mại, các đại sứ quán tại nước ngoài và các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam.

Thiết lập tốt các mối quan hệ đó sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt thông

tin về thị trường một cách nhanh nhạy và nhiều khi còn được giới thiệu về đầu mối tiêu thụ sản phẩm. Vì thế Công ty cần có chính sách khuyến khích

vật chất như tiền thù lao, tiền hoa hồng, môi giới cho các đơn vị đó. Đây là một biện pháp rất hiệu quả mà Công ty chưa có khả năng mở văn phòng đại

diện ở nước ngoài. Ngoài ra Công ty có thể sử dụng biện pháp gửi hàng

trưng bày tại các Showroom ở nước ngoài. Ở Osaka Nhật Bản, Việt Nam

có một trung tâm xúc tiến thương mại Việt Nam Square và Công ty có thể

gửi hàng trưng bày tại đây. Còn đối với thị trường chưa có phòng trưng bày

hàng hoá Việt Nam thì Công ty có thể liên kết mở Showroom với các

doanh nghiệp khác. Nếu không muốn mở Showroom Công ty có thể sử

dụng đại lý bán hàng nước ngoài cho Công ty.

Công ty cũng nên thay đổi một số điểm trong phương thức bán hàng xuất khẩu như xem xét phương thức thanh toán trả chậm đối với các khách

hàng Nam Mỹ và nếu tiêu thụ tốt hàng hoá Công ty nên khuyến khích

khách hàng ký hợp đồng trả ngay bằng cách giảm giá, khuyến mại để tránh

tình trạng quay vòng vốn chậm. Trong một số trường hợp Công ty có thể sử

dụng phương thức hàng đổi hàng đối với một số nước như Lào, Thái Lan,

Philipin nhằm cung cấp đầu vào tốt hơn cho sản xuất hàng xuất khẩu.

6. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực cao về nghiệp vụ.

Kinh doanh xuất khẩu trên thị trường quốc tế thường xuyên biến động,

cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các cán bộ kinh doanh phải năng động, có khả năng nắm bắt và dự báo thông tin trên thị trường để ứng phó kịp thời với

những thay đổi đó và tìm ra các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. Để

làm tốt công tác phát triển thị trường Công ty cần xây dựng một đội ngũ

cán bộ tinh thông nghiệp vụ, năng động sáng tạo đáp ứng tốt yêu cầu của

công việc mà họ đảm trách. Công ty cần có kế hoạch phát triển nguồn lực

cho phù hợp với sự phát triển của thị trường trong giai đoạn hiện nay như:

- Cử các cán bộ có năng lực đi nghiên cứu, học tập tại các lớp đào tạo

- Đào tạo nghiệp vụ kinh doanh và các môn bổ trợ cho những cán bộ

mới giúp họ nhanh chóng làm quen với công việc.

- Cử các đoàn cán bộ ra nước ngoài để nắm bắt nhu cầu thị trường,

kinh nghiệm làm ăn, tạo dựng các mối quan hệ bạn hàng vững chắc.

- Xây dựng quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ có đức, có tài đảm đương được nhiệmvụ phát triển của Công ty trong thời gian tới.

- Bổ sung hoàn thiện các thoả ước lao động tập thể, thực hiện hợp đồng lao động trong Công ty và hoàn thiện việc lập sổ sách bảo hiểm y tế.

- Thực hiện các chính sách về lương, thưởng, kỷ lâut trong sản xuất

kinh doanh của Công ty.

- Giữ gìn đoàn kết, nhất trí nội bộ, đảm bảo an ninh kinh tế, đảm bảo công ăn việc làm, chăm lo đời sống và cải thiện điều kiện ăn ở làm việc của

cán bộ công nhân viên.

7. Củng cố và phát triển nguồn vốn.

Để phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Công ty cần

phải có nguồn vốn đủ mạnh để tạo nguồn hàng xuất khẩu. Vì vậy Công ty

phải có biện pháp phát triển nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh

xuất khẩu trong thời gian tới.

+ Xây dựng các chính sách, luận chứng kinh tế về phát triển vốn trình

các cơ quan hữu quan như Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và

đầu tư…

Việc phát triển các nguồn lực có thể thực hiện bằng các nguồn:

+ Nguồn huy động từ các đơn vị trong Tổng Công ty

+ Trích một phần nộp ngân sách Nhà nước để phát triển vốn

+ Nguồn từ quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế, quỹ hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước.

Ngoài ra giảm đến mức tối đa hiện tượng các đơn vị chiếm dụng vốn

của Công ty.

III- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CHO TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CHO

DOANH NGHIỆP XNK.

1. Nhà nước cần hỗ trợ cho các đơn vị sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ về dịch vụ xúc tiến thương mại, khuyếch trương sản phẩm như:

- Cho thành lập một số trung tâm xúc tiến thương mại (chủ yếu để

khuyếch trương sản phẩm) tại một số khu vực như Tây Âu, Bắc Mỹ tương

tự như Việt Nam Square tại Nhật. Các trung tâm này có các gian hàng cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuê để trưng bày, chào hàng xuất khẩu với giá

khuyến khích, riêng hàng thủ công mỹ nghệ thì có thể miễn phí.

- Hỗ trợ một phần chi phí thuê gian hàng khi các doanh nghiệp tham

gia hội chợ ở nước ngoài.

Ngoài ra phục vụ lễ hội trên thế giới là một hướng quan trọng nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Trên thế giới hàng năm có rất

nhiều lễ hội của các dân tộc, nếu nắm bắt được nhu cầu mặt hàng thủ công

mỹ nghệ của từng lễ hội, thiết kế mẫu mã hàng phù hợp thì sẽ quảng bá tốt

cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.

Để thực hiện được điều đó Nhà nước cần có biện pháp sau:

- Ở những nơi Việt Nam có đại diện thương mại thì giao cho họ khảo

sát, tìm hiểu nhu cầu phục vụ lễ hội tại địa bàn. Sau khi phát hiện được nhu

cầu và đối tác thì cử ngay nhóm công tác đến tận nơi để khảo sát, thiết kế

mẫu mã chào hàng. Chi phí của nhóm công tác trong một vài năm đầu do Nhà nước hỗ trợ 100%.

Ở những nơi ta chưa có đại diện thương mại thường trú thì giao cho ban xúc tiến thương mại của Công ty thực hiện nhiệm vụ trên.

2. Về nguyên liệu cung cấp cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

Nhà nước cần có kế hoạch xây dựng các vùng nguyên liệu ổn định, có

sản lượng nguyên liệu cao, có khả năng khai thác và xử lý nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất để vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm vừa không

gây ô nhiễm môi trường.

3. Chính sách đối với làng nghề, nghệ nhân.

* Đối với làng nghề: Cần có kế hoạch quy hoạch và phát triển các làng nghề truyền thống sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trong cả nước. Đây là vấn đề quan trọng để các doanh nghiệp Việt Nam có thể cung cấp mặt hàng thủ công mỹ nghệ một cách thường xuyên, ổn định với khối lượng lớn và

mang đầy đủ tính truyền thống của các làng nghề Việt Nam sang thị trường

thế giới.

* Đối với nghệ nhân:

Để nâng cao trình độ kỹ thuật trong các làng nghề Nhà nước cần có chính sách đối với các nghệ nhân, giúp đỡ, khuyến khích họ phát huy tài

năng, phát triển nghề, truyền dạy nghề cho con cháu.

* Về đào tạo nghề: Cần có chính sách đào tạo thợ thủ công truyền

thống như mở các trường mỹ thuật thực hành tại các làng nghề truyền

thống.

4. Tăng mức đầu tư, ưu đãi sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ. nghệ.

Với hệ thống chính sách ưu đãi hiện hành thì trong sản xuất kinh

doanh nội địa, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống được hưởng ưu đãi cao hơn so với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ không thuộc ngành nghề truyền thống. Nhưng trong trường hợp kinh doanh xuất khẩu thì mức ưu đãi không có gì khác biệt. Vì vậy để khuyến khích xuất khẩu hàng thủ

công mỹ nghệ Nhà nước cần có những ưu đãi cho cả những mặt hàng mới nhưng không phải truyền thống bên cạnh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ

truyền thống. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này Nhà nước nên có ưu đãi đặc biệt hơn như dự án sản xuất kinh doanh hàng thủ công

mỹ nghệ thuộc ngành nghề truyền thống có sử dụng nhiều lao động được

miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm và giảm 50% cho các năm tiếp

theo.

5. Sửa đổi bổ sung cho các quy định cho vay vốn.

Đề nghị Chính phủ mở rộng thêm cho vay vốn từ quỹ hỗ trợ phát triển

của Nhà nước đối với các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã được quy định không kể đầu tư tại vùng nào, đồng

thời hỗ trợ lãi suất cho các đơn vị đi vay. Ngoài ra quỹ hỗ trợ xuất khẩu

quốc gia có thể cấp tín dụng ưu đãi và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu cho các

doanh nghiệp xuất khẩu.

Thực trạng hiện nay là các đơn vị sản xuất kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đều thiếu vốn không vay được vốn hoặc không đủ sức

vay vốn với lãi suất cao. Vì vậy để khuyến khích khai thác cơ sở sản xuất

kinh doanh hiện có, tăng nguồn hàng cho xuất khẩu, đối với các đơn vị sản

xuất kinh doanh có hợp đồng xuất khẩu đạt ức 50.000 USD trở lên đề nghị

chính phủ hưởng mức ưu đãi về vốn kinh doanh như: được ngân hàng ưu đãi cho vay đủ vốn kinh doanh sản xuất theo hợp đồng với lãi suất thấp dưới 0,5%/tháng. Sau khi thực hiện hợp đồng được quỹ hỗ trợ phát triển

của Nhà nước hoặc quỹ hỗ trợ xuất khẩu hỗ trợ lãi suất theo qui định tại

Nghị định 43/1999 NĐ-CP.

6. Chính sách thưởng xuất khẩu.

Theo quy định của chính phủ, để được thưởng xuất khẩu đối với mặt

hàng thủ công mỹ nghệ kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp phải đạt từ

5 triệu USD/năm trở lên. Còn sau đó nếu doanh nghiệp duy trì và phát triển được kết quả đó thì doanh nghiệp phải có tốc độ tăng trưởng kim ngạch là

hiện nay đạt được, vì vậy đề nghị Nhà nước nên có thay đổi mới là

10%/năm.

7. Hoàn thiện cơ chế quản lý.

Trước đây Nhà nước uỷ quyền cho liên hiệp xã thủ công nghiệp Trung ương thực hiện một số chức năng quản lý đối với hoạt động sản

xuất, kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Để quản lý tốt hơn

theo các chủ trương chính sách của Nhà nước và phát triển ngành nghề thủ

công mỹ nghệ chính phủ cần xem xét việc thành lập một trung tâm hỗ trợ

phát triển ngành nghề như hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Hiệp

hội này có nhiệm vụ hoạch định chiến lược và chính sách phát triển, đề ra

các dự án xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, tổ chức thu

thập xử lý cung cấp thông tin từ thị trường cho các doanh nghiệp xuất khẩu,

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG PDF (Trang 71 -84 )

×