Các biện pháp phát triển thị trường hàng thủ công mỹ nghệ của

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công pdf (Trang 49 - 54)

II- Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

3.Các biện pháp phát triển thị trường hàng thủ công mỹ nghệ của

gian qua các phòng này hoạt động khá hiệu quả, hiện nay thị trường xuất

khẩu của Công ty đã được mở rộng với gần 40 quốc gia trên khắp các Châu

lục, đặc biệt là ở hai khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Tây Âu và Bắc

âu. Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tìm kiếm thị trường nên Công ty chủ yếu mới chỉ phát triển thị trường theo chiều rộng mà chưa chú ý đến phát triển theo chiều sâu.

Ngoài việc thu thập, nghiên cứu các nguồn thông tin tại bạn hàng năm

Công ty cửcác đoàn cán bộ đi khảo sát nghiên cứu thị trường, tham gia các

hội chợ triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới. Qua đó Công ty thu

thập đựơc thông tin từ phía khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nắm bắt nhu

cầu của thị trường từ đó điều chỉnh, lập chiến lược phát triển thị trường.

Tuy nhiên, hoạt động này của Công ty mới chỉ thực hiện ở một số thị trường quen thuộc như Châu Á - Thái Bình Dương và Tây Âu, còn ở các

thị trường khác hầu như chưa thực hiện được. Do vậy để hoạt động nghiên cứu thị trường đạt hiệu quả Công ty cần trích một nguồn kinh phí để đào tạo cán bộ thị trường và công tác nghiên cứu thị trường.

3. Các biện pháp phát triển thị trường hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty. Công ty.

3.1. Các biện pháp liên quan đến sản phẩm.

- Về chất lượng, chủng loại, mẫu mã sản phẩm.

Chất lượng hàng hoá là nhân tố quan trọng để duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp kinh doanh XNK. Nhận thức được điều này Công ty đã chú trọng đầu tư cho việc nâng cao chất lượng sản

phẩm, đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu, cải tiến mẫu mã phù hợp với thị

hiếu khách hàng ở từng khu vực thị trường.Công ty đã thuê các chuyên gia thiết kế cho các sản phẩm xuất khẩu của công ty nhờ đó mẫu mã kiểu dáng

mặt hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng đa dạng và hấp dẫn hơn. Trước đây mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty chủ yếu là rổ rá, bàn ghế. Hiện nay công ty đã mở rộng xuất khẩu nhiều loại sản phẩm khác như gốm sứ, sơn

mài, thiêu ren. Bên cạnh đó đối với mỗi thị trường khác nhau thì sản phẩm

của công ty cũng cải tiến phù hợp với từng thị trường, chẳng hạn với thị trường Nhật Bản ưa chuộng các sản phẩm mang đậm đà bản sắc dân tộc thì những đường nét văn hoa của mỗi sản phẩm phải thắm đượm cái hồn dân

tộc Việt Nam, đối với thị trường Mỹ và CANADA thì yếu tố mới lạ, độc đáo phải được đặt nên hàng đầu. Mặc dù các sản phẩm thủ công mỹ nghệ

của công ty ngày càng phong phú hơn song chất lượng sản phẩm chưa đồng đều do nguồn hàng của công ty nằm rải rác trên khắp đất nước và chưa được sản xuất theo một tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt và khâu sử lý

nguyên liệu tại các làng nghề chưa được kiểm định chặt chẽ. Đây là một khó khăn đối với công ty trong việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu đặc biệt đối với các thị trường khó tính như EU, Bắc Mỹ.

- Về giá cả: là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh

tranh của mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Để có một mức giá ổn định, hợp lý Công ty đã tổ chức thu mua, vận chuyển, bốc xếp, lưu kho một cách hợp lý

nhằm giảm chi phí đầu vào trên cơ sở đó đưa ra một mức giá bán thích hợp đảm bảo có lãi, phù hợp với từng thị trường. Phương án của công ty được

lập ra trên những cơ sở sau:

+ Tên hàng.

+ Số lượng, chủng loại, mẫu mã, quy cách phẩm chất.

+ Giá cả hàng hoá mua vào, chi phí thu mua, vận chuyển, bảo quản hàg hoá.

+ Tình hình giá cả trên thị trường thườg được xác định bởi cung cầu.

- Về sản phẩm đó trên thị trường :

+ Giá tham khảo : gồm các thông tin về giá như giá niêm yết, giá công

bố, giá cả trên thị trường thế giới, giá hợp đồng đã ký với các cơ sở sản

xuất.

- Phân tích tình hình giá cả: Phân tích các điều kiện và các nhân tố ảnh hưởng đến giá như tình hình chính trị tại các nước nhập khẩu, quan hệ cung

cầu, xu hướng biến động giá cả trên thị trường thế giới, giá cả đối thủ cạnh

tranh.

- Nhận xét và đề nghị giá duyệt: Phương án giá được thông qua hội đồng xem xét, có ý kiến để trình giám đốc duyệt.

3.2. Các biện pháp tạo nguồn hàng.

Để đảm bảo nguồn hàng đầy đủ về số lượng, và chất lượng tốt Công ty đã liên doanh liên kết với các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ

Bắc vào Nam như Hà Tây, Thanh Hoá, Tây Ninh, Sông Bé... Công ty đã

đầu tư vốn giúp đỡ cho các cơ sở sản xuất trong việc cải tiến, thiết kế mẫu

mã, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị sản xuất. Nguồn hàng của công ty được thu mua trực tiếp không qua trung gian đã làm giảm chi phí thu mua, qua đó giảm giá thành sản phẩm. Nhiệm vụ thu mua tạo nguồn hàng do các chi nhánh của công ty trực thuộc địa phương đó đảm nhiệm, chi nhánh Hà Nội, Hải Phòng phụ trách thu mua tại các tỉnh phía Bắc như Hà Tây, Ninh Bình, Phú Thọ……chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thu mua tại

các tỉnh đồng bằng nam bộ, chi nhánh Đà Nẵng chịu trách nhiệm thu mua ở

khu vực miềm trung. Bên cạnh đó công ty đã hoạt động lâu năm trong lĩnh

vực kinh doanh hàng mây tre đan và xây dựng mối quan hệ tốt với các làng nghề thủ công mỹ nghệ trên khắp cả nước điều này giúp cho công ty có nguồn hàng ổn định và thường xuyên hơn so với đơn vị khác. Tuy nhiên nguồn hàng của công ty chưa thật sự phong phú và hấp dẫn so với như cầu

trên thị trường đã làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty trong thời gian

Mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty khi xuất khẩu ra nước ngoài chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết đặc biệt là các sản phẩm mây tre đan như trong khâu thu mua công ty chưa đưa ra tiêu chẩn chất lượng và kiểm

duyệt hàng hoá và chặt chẽ nên chất lượng sản phẩm chưa được đồng đều

và dễ bị hư hỏng do thời tiết thay đổi.

Trong việc tạo nguồn hàng cho xuất khẩu hầu như Công ty mới chỉ

chú ý tới giá cả mà chưa quan tâm nhiều tới quan hệ chất lượng giá cả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị trường thế giới. Việc tìm

được nguồn hàng rẻ là quan trọng song công ty không vì chú ý tới giá cả

mà bỏ qua chất lượng vì nếu giá cả rẻ mà chất lượng không đảm bảo thì công ty sẽ mất khách hàng. Ngoài ra công ty chưa chủ động trong việc tạo

ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu trên thị trường mà hầu như phụ thuộc vào

các cơ sở sản xuất. Vì vậy công ty cần phải tiếp nối nhu cầu của khách

hàng trên thị trường với người sản xuất bằng việc sáng tạo nên những mẫu

mã, kiểu dáng, chất liệu thích hợp với từng thị trường rồi đưa cho các cơ sở

sản xuất theo đơn đặt hàng.

3.3. Các biện pháp về tiêu thụ sản phẩm.

+ Tổ chức kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm

Việc phân phối tiêu thụ sản phẩm của công ty được thực hiện thông qua môi giới tại thị trường nước ngoài. Việc sử dụng môi giới nước ngoài làm trung gian giúp cho công ty tìm kiếm bạn hàng dễ dàng hơn do họ có

nhiều kinh nghiệm và thông tin về thị trường, về khách hàng trên các thị trường đó. Đặc biệt tại những thị trường Mỹ, Canada thì việc sử dụng môi

giớilà rất cần thiết. Ngoài ra công ty nên sử dụng các đại lý bán hàng, văn

phòng đại diện tại nước ngoài nhằm tăng cường cho hoạt động xuất khẩu

của mình. Các bộ phận này có nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu thị trường,

kiếm khách hàng qua đó giúp cho doanh nghiệp nắm bắt đượcnhu cầu trên thị trường sát thực hơn và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình.

Hiện nay công ty vẫn chưa có chi nhánh bán hàng tại nước ngoài, trong thời gian tớicông ty nên thành lập một số chi nhánh tại các thị trường

lớn như Nhật Bản, Mỹ, Anh, Pháp, Ý….Các chi nhánh bán hàng có trách nhiệm quản lý công việc xúc tiến và phân phối sản phẩm trên toàn khu vực

thị trường đó, đây là nơi mà công ty trưng bày các sản phẩm của mình và cung cấp dịch vụ cho khách hàng, giá trị của công cụ xúc tiến bán hàng này rất rõ nét đặc biệt đối với thị trường mới như Mỹ, Canada, Úc. Ngoài ra nó còn giúp công ty giảm lợi nhận trung gian tức là tăng lợi nhận cho công ty. Hơn nữa công ty có thể liên hệ trực tiếp và đều đặn với khách hàng, với thị trường, biết được nhu cầu thị trường và tình hình bán hàng để có thể nhanh

chóng cải tiến sản phẩm và các điều kiện bán hàng trong điều kiện cần

thiết.

+ Hoạt động xúc tiến thương mại.

Hàng năm Công ty tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế, trưng bày

triển lãm và tổ chức bán sản phẩm tại hội chợ. Thông qua các hội chợ, triển

lãm quốc tế Công ty mở rộng được bạn hàng, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản

phẩm. Ngoài ra Công ty còn sử dụng hình thức chào hàng đối với những

thị trường mới. Mặc dù vậy công ty hoạt đồng xúc tiến thương mại của công ty chưa thật hiệu quả mà nhiều khi còn mang tính hình thức do chưa

có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về sản phẩm đem đi trưng bày và chào hàng. Công ty mới chỉ tham gia các hội chợ triển lãm tổng hợp mà chưa tham gia các

hội chợ chuyên ngành, điều này cũng là hạn chế của Công ty trong việc

quảng bá và tiếp thị sản phẩm đặc biệt là đối với mặt hàng thủ công mĩ

nghệ thì điều đó lại càng quan trọng. + Về vận chuyển hàng hoá.

Mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Công ty được tổ chức vận

hàng xuất khẩu của Công ty và giúp cho việc giảm chi phí vận chuyển.

Công ty có thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hoá do hoạt động xuất

khẩu lâu năm nên rất có uy tín đối với các chủ tàu.

+ Về phương thức thanh toán: Công ty thường sử dụng phương thức

thanh toán bằng L/C, thanh toán trả chậm. Đối với thị trường châu Âu, bắc

mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan và một số nước châu á khác Công ty sử

dụng phương thức thanh toán L/C. Đây là phương thức thanh toán được sử

dụng rộng rãi trên thị trường thế giới do tính thuận tiện của nó trong việc

thanh toán tiền hàng đối với việc kinh doanh xuất nhập khẩu. Đối với thị trường đông Âu và Nam Mỹ, Công ty sử phương thức thanh toán trả chậm

do các thị trường này khó khăn về tài chính song vẫn có khả năng thanh

toán tiền hàng. Để mở rộng thị trường xuất khẩu Công ty nên linh hoạt trong khâu thanh toán đối với từng mặt hàng và thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công pdf (Trang 49 - 54)