II- Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
1. Tình hình thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty.
Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty trong thời
gian qua có nhiều biến động do xuất khẩu vào thị trường Đông Âu giảm
sút. Mặc dù vậy thị trường xuất khẩu của Công ty không ngừng được mở
rộng sang khu vực Tây Âu, Bắc Âu và Châu Mỹ. Tuy xuất khẩu vào một số
thị trường truyền thống như Nhật, Đài Loan, Tây Ban Nha giảm do cạnh
tranh mạnh với Trung Quốc, Inđônêxia, Philipin... song với nỗ lực mở rộng
thị trường, đa dạng hoá mẫu mã mặt hàng thủ công mỹ nghệ nên từ năm 1999 Công ty đã xâm nhập được vào các thị trường mới như Mỹ, Canada,
Ôxtrâylia, Bỉ, Thụy Điển, Đan Mạch. Hiện nay thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty gồm 38 nước trên khắp các Châu lục nhưng
chủ yếu là xuất khẩu sang Châu Á và Châu Âu, mấy năm gần đây Châu Úc
và Châu Phi cũng bắt đầu nhập khẩu mặt hàng này.
Mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty xuất khẩu sang thị trường
Châu á bao gồm các mặt hàng mây tre đan, bàn ghế, sơn mài trong đó sản
phẩm sơn mài, bàn ghế được xuất khẩu sang Nhật Bản là chủ yếu. Các thị trường Philipin, Thái lan, Ấn Độ nhập khẩu với khối lượng nhỏ mặt hàng
mây tre đan, xuất khẩu sang mỗi thị trường chỉ đạt khoảng 13.500 USD
mỗi năm. Xuất khẩu sang các thị trường truyền thống của Công ty ở khu
vực này như Đài Loan, Hàn Quốc giảm mạnh, kinh ngạch xuất khẩu sang Đài Loan giảm từ 854.655 USD năm 1999 xuống chỉ còn 29.249 USD năm
2002, Hàn Quốc giảm từ 230.568 xuống còn 1082 năm 2002. Đối với các
vào các thị trường này còn rất nhỏ bé, chỉ đạt 5767 USD sang iran, 34.675
USD sang a rập, 20.000 USD sang Malaixia năm 2002.
Trong khi đó, thị trường châu âu của Công ty đang được mở rộng sang
khu vực bắc âu như Đan Mạch, Na uy, Thụy Điển với kim ngạch xuất khẩu tăng từ 250.738 USD năm 1999 đến 952.850 USD năm 2002. Đây là thị trường có rất nhiều tiềm năng để Công ty đẩy mạnh xuất khẩu. Các thị trường Anh, pháp, ý, Tây Ban Nha, Đức là các thị trường lớn của Công ty
trong khu vực này trong đó đáng chú ý là thị trường Tây Ban Nha có kim
ngạch cao và khá ổn định với giá trị 999.658 USD chiếm 15,9 % tổng kim
ngạch xuất khẩu của Công ty năm 2002. Ngoài ra thị trường Đức đang có xu hướng phát triển với kim ngạch tăng từ 170.200 năm 1999 lên 395.284
USD năm 2002.
Tại thị trường châu Mỹ, xuất khẩu của thị trường sang Chilê đạt giá trị
lớn nhất với kim ngạch tăng từ 123.000 USD năm 1999 lên 210.975 USD
năm 2002. Bên cạnh thị trường Chilê, Mỹ và Canađa là những thị trường
mục tiêu của Công ty trong thời gian tới. Mặc dù xuất khẩu vào thị trường
này còn thấp song tỉ trọng xuất khẩu đang tăng dần từ 0,7 % năm 1999 tăng lên 3,7 % năm 2002đạt giá trị 228. 389 USD.
Thị trường Châu Phi và Châu úc là hai thị trường lớn của Công ty từ năm 2000. Mặc dù úc là thị trường có nhu cầu về mặt hàng thủ công mỹ
nghệ khá cao song mức độ xâm nhập của Công ty vào thị trường này còn hạn chế, mới chỉ đạt 35.000 USD năm 2002.
Nhìn chung từ năm 1999 thị trường xuất khẩu của Công ty đã được
mở rộng song do khả năng khai thác thị trường còn thấp nên kim ngạch
xuất khẩu vào các thị trường chưa cao. Để đẩy mạnh phát triển thị trường
hàng thủ công mĩ nghệ trong thời gian tới Công ty cần chú trọng tới việc
2. Các hoạt động nghiên cứu tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
Hoạt động nghiên cứu tìm kiếm thị trường được thực hiện bởi phòng