Biện pháp đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ:

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công pdf (Trang 69 - 71)

II- Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ

3.Biện pháp đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ:

Để phát triển thị trường xuất khẩu cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ thì yếu tố chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm có vai trò vô cùng quan trọng vì đây là mặt hàng mang tính nghệ thuật cao thoả mãn nhu cầu thưởng thức cái đẹp của khách hàng. Vì vậy Công ty cần có những biện

pháp nâng cao tính cạnh tranh cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ thông qua

chất lượng sản phẩm với việc nâng cao chất lượng, đa dạng mẫu mã, chủng

loại sản phẩm. Mặc dù không trực tiếp sản xuất song để đảm bảo chất lượng sản phẩm Công ty cần chú trọng đến khâu sản xuất sản phẩm nhằm

khắc phục điểm yếu phát huy những ưu điểm, lợi thế sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Công ty.

* Đối với mặt hàng mây tre đan: Hiện nay các sản phẩm làm bằng

mây tre của Công ty còn đơn điệu về kiểu dáng, mẫu mã. Để nâng cao khả năng cạnh tranh cho mặt hàng này Công ty cần đa dạng hoá sản phẩm, làm phong phú kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm. Chẳng hạn bên cạnh các sản

phẩm bàn ghế, mành tre trúc, Công ty có thể phát triển thêm các mặt hàng

như giỏ hoa, mũ, gối mây, chiếu cói…Ngoài ra để nâng cao chất lượng cho

mặt hàng này Công ty cần quản lý tốt việc sử lý nguyên liệu tại các làng nghề, đầu tư vốn và máy móc cho họ để thu mua và chế biến nguyên liệu

được tốt hơn. Bên cạnh các mặt hàng mây tre đan Công ty nên đẩy mạnh

xuất khẩu mặt hàng gốm sứ vì đây là mặt hàng có rất nhiều tiềm năng để

phát triển chiếm 60 % kim ngạch xuất khẩu thủ công của Việt Nam hàng

năm.

* Đối với mặt hàng gốm sứ: Nhu cầu mặt hàng gốm sứ đang tăng cao đặc biệt tại khu vực Tây Âu, Nhật Bản cùng với nó là sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn với mặt hàng của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia… đặc biệt là sản phẩm của Trung Quốc có ưu thế về mẫu mã, kiểu dáng, hoa văn vừa sắc nét vừa độc đáo, vừa mang tính lịch sử lâu đời

của Trung Quốc, giá cả lại phải chăng. Trước tình hình đó Công ty cần đẩy

mạnh nghiên cứu thị hiếu của khách hàng để đưa ra nhưng sản phẩm thích ứng có những cải tiến mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, hoa văn cho sản phẩm

nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Kinh nghiệm cho thấy các

sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam do phía nước ngoài hoặc Việt

kiều ở Châu Âu thiết kê luôn bán chạy trên thị trường. Vì vậy doanh nghiệp

có thể thuê một số chuyên gia thiết kế ở bên đó thiết kế kiểu cách làm cho mặt hàng này đa dạng và phong phú hơn. Bên cạnh đó Công ty cần hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất về thiết bị máy móc, công nghiệp hoá, cơ giới hoá

một số khâu để hạ giá thành. Biện pháp này rất có tác dụng đối với mặt

hàng gốm sứ mỹ nghệ vì nếu cơ giới hoá một số khâu khai thác đất, nhào nặn, đầu tư cho lò điện gạch thì nhiệt độ nung ổn định sẽ cho sản phẩm chín đều, màu sắc đẹp, chất lượng đảm bảo.

* Đối với mặt hàng thêu ren: Cũng giống như mặt hàng gốm sứ và sơn

mài mặt hàng này cũng đòi hỏi khá lớn về mẫu mã, họa tiết sản phẩm.

Nguồn nguyên liệu mặt hàng này khá dồi dào, nhưng lại không tập trung

mà nằm rải rác trên các vùng của đất nước. Vì vậy Công ty cần phải có

mạng lưới thu mua hợp lý, tăng cường liên doanh, liên kết, tổ chức tập trung lao động thành từng vùng để đảm bảo nguồn hàng được đầy đủ và ổn định.

* Đối với mặt hàng sơn mài mỹ nghệ có khó khăn về nguyên liệu đó

là ngoài sử dụng nguyên liêụ bằng sơn ta thì còn phải nhập sơn của Cămpuchia và Nhật với giá cao, Công ty nên giúp đỡ các làng nghề về

nguyên liệu để đảm bảo nguồn hàng xuất khẩu.

Hiện nay trình độ tay nghề của những người thợ thủ công chưa đồng đều, Công ty cùng với các cơ sở này đào tạo nâng cao tay nghề, tăng số lượng thợ thủ công phục vụ cho xuất khẩu.

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì việc giới thiệu chào hàng có vai trò quyết định đến tiêu thụ sản phẩm vì nó cho khách hàng hiểu hơn về giá trị của sản phẩm.

Để phát triển thị trường Công ty cần đẩy mạnh hoạt động marketing

chào và giới thiệu mặt hàng thủ công mỹ nghệ trên thị trường trọng điểm. Thông qua đó tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu mặt hàng này để có sự đổi mới

thích nghi với khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công pdf (Trang 69 - 71)