Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công pdf (Trang 43 - 47)

II- Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty

Công ty.

Đơn vị: USD

Thị trường 1999 2000 2001 2002 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Nhật Bản 1.825.590 29,5 2.972.625 34,7 2.527.991 35,1 1.743.450 27,6 Đài Loan 854.655 13,5 92.574 1,08 16.724 0,2 29.249 0,5 Hàn Quốc 230.586 3,6 32.075 0,4 23.756 0,3 1.082 0,02 Pháp 440.000 6,93 225.350 2,63 419.638 5.82 386.154 6,3 Anh 443.350 3,8 323.125 3,8 425.573 5,9 395.811 6,29 Ý 825.600 12,9 825.357 9,64 834.062 11,6 646.144 10,3

Tây Ban nha 928.988 14,6 1.028.643 12,02 1.340.144 18,6 999.658 15,9 Hà Lan 152.879 2,4 62.536 0,8 68.842 0,95 102.887 1,6 Đức 170.200 2,7 83.500 1,0 101.444 1,4 395.284 6,3 LB Nga 105.900 2,0 87.255 1,01 3.500 0,05 153.191 2,4 Chi lê 123.060 1,9 130.200 1,5 150.726 2,1 210.975 3,3 Mỹ 20.000 0,3 42.525 0,5 60.047 0,8 157.535 2,5 Canada 25.000 0,4 27.352 0,3 41.652 0,6 71.154 1,2 Các nước khác 167772 2,8 1712000 20,0 1094400 15,2 982800 15,6 Tổng 6.349.000 100 8.560.000 100 7.200.000 100 6.300.000 100

Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường

Thị trường xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty gồm 38 nước trên khắp các châu lục, trong đó tập trung chủ yếu vào khu vực Châu

Á và Châu Âu.

* Tại thị trường Châu Á: Công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang các nước Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapo, Iran,

Ixracl, Arập, Ấn Độ, Malaixia. Trong đó Nhật Bản, Đài Loan, là thị trường

truyền thống của công ty, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của

Công ty trong khu vực này với kim ngạch xuất khẩu 1,8 triệu USD năm 1999, và tăng lên 2,9 tr USD năm 2000 chiếm 34,7% kim ngạch xuất khẩu

hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên Nhật Bản không chỉ là thị trường xuất

khẩu chính của Việt Nam mà còn của cả các nước Trung Quốc, Indonêxia, Philippin nên cạnh tranh trên thị trường Nhật rất gay gắt, dẫn tới kim ngạch

xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty sang thị trường hai năm gần đây giảm còn2,5 tr USD năm 2001 và 1,7 tr USD năm 2002, trong khi đó

nhu cầu nhập khẩu của người Nhật Bản là 1 tỷ USD cho mặt hàng này.

Điều này cho thấy thị trường Nhật có nhiều tiềm năng mà khả năng xuất

Bên cạnh đó Đài Loan, Hàn Quốc, Singapo, có nhu cầu về hàng thủ

công mỹ nghệ khá lớn chủ yếu là hàng mây tre đan, gốm sứ, sơn mài nhưng

trong mấy năm gần đây kim ngạch xuất khẩu của Công ty vào các thị trường này bản giảm tỷ trọng xuất khẩu sang mỗi thị trường này chỉ chiếm

khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Kim ngạch

xuất khẩu vào thị trường Malaixia, Iran, Ixrael, Arập, Ấn Độ còn rất nhỏ bé năm 2002 giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Ấn Độ đạt 3141

USD, Iran 5767 USD, Ixrael 34.675 USD, Arập 45142 USD, Malaixia

20.000 USD.

Để tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Châu Á đòi hỏi Công ty

phải tăng thị phần, mở rộng thị trường và đa dạng hoá sản phẩm thủ công

mỹ nghệ cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng.

* Thị trường Châu Âu: Mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty được

xuất khẩu sang 19 nước Châu âu như Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào

Nha, Hà Lan, Đức, Liên Bang Nga, Hungary, Thuỵ Sỹ, Thụy Điển, Đan

Mạch... Trong đó kim ngạch xuất khẩu sang Tây Ban Nha và Ý đạt giá trị

cao nhất. Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu sang Tây Ban Nha là 928.988 USD chiếm 14,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, giá

trị xuất khẩu sang Ý chiếm 12,9%. Kim ngạch xuất khẩu sang Tây Ban Nha năm 2001 tăng lên 1,34 triệu USD chiếm 18,6% tổng kim ngạch xuất

khẩu. Năm 2002 mặc dù kim ngạch xuất khẩu sang hai thị trường này giảm

song tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Tây Ban Nha vẫn chiếm 15,9%, Ý

chiếm 10,3% kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty.

Trong mấy năm qua xuất khẩu của Công ty sang thị trường Đông Âu giảm

mạnh do những biến động trên thị trường này, năm 2001 kim ngạch xuất

khẩu sang Liên Bang Nga chỉ đạt 3.500 USD chiếm 0,05 kim ngạch xuất

khẩu thủ công mỹ nghệ, đến năm 2002 tăng lên 153.191 USD nhưng mới

chỉ đạt 2,4% kim ngạch xuất khẩu. Tỷ trọng xuất khẩu vào các thị trường

khẩu của Công ty sang các thị trường này còn thấp so với nhu cầu nhập

khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở các nước này. Năm 2001 xuất khẩu sang

Anh chiếm 5,9%, Pháp 5,82% kim ngạch xuất khẩu nhưng giá trị kim

ngạch xuất khẩu mới chỉ đạt 419.658 USD sang Pháp và 425.573 USD sang Anh. Các thị trường khác như Hà Lan, Đức, Thuỵ Điển, Đan Mạch,

Thuỵ Sỹ, Bồ Đào Nha... tuy có tiềm năng lớn để xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ song kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang các nước

này không ổn định và còn thấp.

* Thị trường Châu Mỹ: Công ty xuất khẩu sang các nước Chilê, Braxin, Argentina, Mỹ, Canada. Chilê là nước nhập khẩu lớn trong khu

vực này với kim ngạch tăng đều qua các năm, năm 1999 xuất khẩu sang Chilê 123.000USD, đến năm 2001 tăng lên 150.726 USD, và tiếp tục tăng 40% vào năm 2002 đạt 210.975 USD chiếm tỷ trọng 3,3% kim ngạch xuất

khẩu.

Xuất khẩu của Công ty sang các nước Mỹ, Canada có xu hướng tăng. Năm 1999 xuất khẩu sang Mỹ mới chỉ đạt 20.000 USD đến năm 2001 tăng

lên 60.047 USD và tiếp tục tăng lên 157.535 USD năm 2002 tức là tăng

162% so với năm 2001. Tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Canada năm

2000 mới chỉ chiếm 0,3% kim ngạch xuất khẩu đến năm 2002 đã tăng lên

1,2% với giá trị là 71.154 USD. Thị trường Braxin và Argentina giảm nhập

khẩu do những biến động về kinh tế song nhu cầu về mặt hàng thủ công mỹ

nghệ tại các thị trường này sẽ tăng lên trong những năm tới. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Công ty vào khu vực Châu Mỹ chưa cao nhưng đây là

thị trường có nhiều tiềm năng mà Công ty cần mở rộng bạn hàng xuất khẩu.

* Thị trường Châu Phi là thị trường còn khá mới mẻ của Công ty. Tại

thị trường này Công ty mới chỉ sang 2 nước với kim ngạch xuất khẩu bình quân mỗi năm đạt 8000 USD.

* Thị trường Úc: Mặc dù nhu cầu về mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Úc đang tăng lên song kim ngạch xuất khẩu của Công ty vào thị trường này vẫn còn thấp chỉ đạt bình quân 35.000 USD mỗi năm.

III- CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG HÀNG THỦ CÔNG MỸ

NGHỆ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 1999 - 2002.

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công pdf (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)