NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH: Khảo sát tình hình điều trị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng tại khoa nội tiêu hóa bệnh viện nhân dân Gia Định (Trang 26 - 30)

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Bệnh án của bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng được chẩn đoán bằng nội soi tiêu hóa trên đến điều trị tại bệnh viện Nhân dân Gia Định. Thời gian thu thập mẫu nghiên cứu: 6/2018 đến 12/2018.

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu

- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là XHTH do loét dạ dày – tá tràng. - Được chỉ định điều trị với thuốc PPI.

- Bệnh nhân điều trị nội trú.

Các bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên do loét dạ dày – tá tràng được chẩn đoán dựa vào các xét nghiệm lâm sàng, cận lâm sàng, nội soi và sử dụng thuốc ức chế bơm proton PPI. Biểu hiện lâm sàng của XHTH:

- Nôn ra máu (màu đỏ/ màu cà phê/ cục máu đông) hoặc đại tiện ra máu (phân) hoặc là có biểu hiện cả 2 là vừa nơn ra máu vừa đại tiện ra máu.

- Quan sát các biểu hiện thăm khám lúc đầu nhập viện như: tri giác (tỉnh/lờ đờ/bất ý thức/ tiếp xúc được), da – niêm mạc (da hồng nhạt, niêm mạc xanh xao), các thay đổi của sinh hiệu như mạch, huyết áp tâm thu [6]

- Vị trí ổ loét, kích thước ổ loét, đánh giá mức độ qua phân loại forrest.

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân bỏ không điều trị

- Bệnh nhân chuyển viện hoặc ra viện trong vòng 24 giờ - Bệnh nhân tử vong khi đang điều trị.

- Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa khơng rõ ngun nhân.

2.2 Phương pháp nghiên cứu

19

Nghiên cứu hồi cứu mô tả cách ngang bằng cách thu nhập thông tin, số liệu thông qua các tài liệu bệnh án của bệnh nhân từ tháng 6/2018 đến tháng 12/2018 tại phòng lưu giữ hồ sơ bệnh án ở bệnh viện Nhân dân Gia Định. Ghi thông tin, số liệu bệnh nhân theo “phiếu thu thập thông tin bệnh nhân”.

2.2.2 Cách chọn mẫu

Do tỷ lệ mắc bệnh XHTH do loét dạ dày – tá tràng khơng nhiều, do đó lấy tất cả bệnh án thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ trong khoảng thời gian nghiên cứu từ tháng 6/2018 đến tháng 12/2018. Tôi đã khảo sát mẫu với 122 bệnh nhân.

2.2.3 Nội dung nghiên cứu

Ghi nhận các đặc điểm chung của bệnh nhân Tuổi: theo số tuổi/ theo năm sinh

Giới tính: nam/ nữ Nghề nghiệp Cư ngụ

Ngày nhập viện- ngày xuất viện

• Mơ tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng Lâm sàng:

- Lý do vào viện: nôn ra máu, đại tiện phân máu, vừa nôn ra máu vừa đại tiện phân máu kèm theo các triệu chứng của loét dạ dày tá tràng: ợ chua, đau vùng thượng vị và các triệu chứng thiếu máu như mệt, hoa mắt, chóng mặt

- Mơ tả các biểu hiện thăm khám ngoài:

+ Tri giác: tỉnh/ tiếp xúc tốt, lờ đờ, bất tỉnh, mất ý thức + Da –niêm mạc: da xanh xao, niêm nhạt/ hồng nhạt + Mạch: ghi nhận lúc mới nhập viện

20 + Huyết áp: ghi nhân lúc mới nhập viện - Ghi nhận tiền sử bệnh:

+ Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa khơng có tiền căn

+ Bệnh nhân đã từng xuất huyết tiêu hóa vì viêm lt dạ dày ta tràng

+ Các bệnh lý khác: bệnh khớp, bệnh hô hấp, bệnh tim mạch, bệnh thận mạn + Dùng thuốc như Nsaids, aspirin, thuốc chống đông…

+ Đời sống xã hội: thuốc lá, má túy, nghiện rượu… Cận lâm sàng:

- Xét nghiệm máu: thực hiện trên máy xét nghiệm máu + Nhóm máu bệnh nhân: A, O, AB, B.

+ Hồng cầu (RBC) triệu + Hematocrit (HCT) % + Hemoglobin (HGB) g/dL

+ Đánh giá mức độ mất máu: mất máu nhẹ, mất máu trung bình, mất máu nặng. Ghi nhận kết quả nội soi:

- Vị trí xuất huyết trên dạ dày – tá tràng: dạ dày (phình vị, thân vị, vùng góc bờ cong nhỏ, hang vị, tiền mơn vị), tá tràng gồm: hành tá tràng, tá tràng DI-D2.

- Kích thước ổ loét.

- Kết luận kết quả nội soi mức độ xuất huyết theo phân loạt Forrest thơng qua hình ảnh nội soi.

Ghi nhận kết quả xét nghiệm H.pylori: thử clotest, cấy mẫu.

2.2.4 Tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong điều trị

- Sử dụng PPI trong điều trị cấp cứu XHTH

- Duy trì điều trị với PPI: hoạt chất, đường dùng, liều dùng, thời gian dùng. Ghi nhận thay đổi thuốc trong điều trị: tên biệt dược, tên hoạt chất, liều dùng.

21

Ghi nhận tác dụng khơng mong muốn của thuốc: miệng khơ, đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa (táo bón),…

2.2.5 Kết quả điều trị sau khi dùng thuốc ức chế bơm proton

• Ghi nhận mức độ xuất huyết: Triệu chứng lâm sàng:

+ Phân: vàng + Da-niêm mạc + Mạch, huyết áp

+ Triệu chứng của loét thuyên giảm: đau thượng vị, ợ chua…

• Hiệu quả điều trị: đánh giá hiệu quả điều trị theo các mức độ là khỏi, đỡ giảm, không thay đổi, nặng hơn, tử vong theo phác đồ điều trị của bệnh viện và được ghi nhận lại chẩn đoán của bác sĩ.

- Khỏi là khi bệnh nhân hết xuất huyết tiêu hóa, khơng cịn triệu chứng lâm sàng của bệnh, bệnh nhân tỉnh táo, ăn uống ngon miệng

- Đỡ giảm là khi bệnh nhân hết xuất huyết tiêu hóa nhưng vẫn cịn một số triệu chứng lâm sàng như mệt mỏi, ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị.

- Không thay đổi là bệnh nhân từ bỏ điều trị tại

- Nặng hơn là bệnh nhân xuất huyết kéo dài và vẫn còn các triệu chứng lâm sàng bệnh - Tử vong là bệnh nhân khơng cịn ý thức

2.2.6 Xử lý kết quả nghiên cứu

Dựa trên kết quả thu thập được, phân tích, so sánh và biện luận giữa kết quả thực tế và triệu chứng lâm sàng.

Dữ liệu sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 23.0, phần mềm hỗ trợ Excel 2010.

22

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH: Khảo sát tình hình điều trị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng tại khoa nội tiêu hóa bệnh viện nhân dân Gia Định (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)