Đặc điểm XHTH do loét dạ dày – tá tràng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH: Khảo sát tình hình điều trị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng tại khoa nội tiêu hóa bệnh viện nhân dân Gia Định (Trang 30 - 35)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Đặc điểm XHTH do loét dạ dày – tá tràng

3.1.1 Đặc điểm về tuổi, giới tính

Đặc điểm về tuổi và giới tính của bệnh nhân được thống kê trong bảng 3.1 và hình 3.1

Bảng 3. 1. Đặc điểm về tuổi, giới tính

Nhóm tuổi Nam Tỷ lệ (%) Nữ Tỷ lệ (%) Tổng (%) <20 6 4,92 0 0 4,92 20-40 16 13,11 2 1,64 14,75 40-60 36 29,51 8 6,56 36,07 ≥60 33 27,05 21 17,21 44,26 Tổng 91 74,59 31 25,41 100,00

23

Tuổi trung bình của bệnh nhân là 55,63 ± 19,30. Tuổi nhỏ nhất của bệnh nhân là 10 và tuổi lớn nhất của bệnh nhân là 95. Tuổi bệnh nhân được chia theo 4 nhóm: nhóm tuổi trẻ (<20), nhóm tuổi thanh niên (20-40), nhóm tuổi trung niên (40-60) và nhóm tuổi già (≥60). Ở nam giới, độ tuổi 40-60 chiếm đa số (29,51%). Ở nữ giới, độ tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất là ≥60 tuổi (17,21%).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với những nghiên cứu trước đây:

Theo nghiên cứu của Angel Lanas, bệnh nhân mắc XHTH do loét dạ dày – tá tràng với tuổi trung bình 65,5 (16,34%) đối với nguy cơ cao, 63,2 (18,8%) đối với nguy cơ thấp [33]. Nghiên cứu của SeungJin Bae và CS, tỷ lệ bệnh nhân dưới 60 tuổi là 7,4%, từ 60-74 tuổi là 40,0%, trên 80 tuổi 52,6% [20]. Nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Điệp độ tuổi trung bình mắc phải là 57,09±18,8 [8].

Người ta thấy rằng tuổi tác là một yếu tố ảnh hưởng độc lập đến xuất huyết tiêu hóa, với nguy cơ gia tăng đáng kể ở những bệnh nhân trên 65 tuổi và ngày càng tăng hơn nữa ở những bệnh nhân trên 75 tuổi. Trong dân số già (số người trên 60 tuổi sẽ tăng gấp đôi trong hai thập kỷ tới) và tốc độ đơ thị hóa ngày càng tăng, tỷ lệ mắc bệnh mạch vành và mạch máu sẽ tăng dẫn đến làm tăng tỷ lệ mắc XHTH do loét dạ dày – tá tràng liên quan đến việc sử dụng thuốc aspirin và thuốc chống đông máu [35],[59].

Theo nghiên cứu của tôi, tỷ lệ nam: nữ là 3:1. Trong bài báo nghiên cứu của Pavel Petrik và CS cho kết quả: nam – nữ tỷ lệ tương ứng là 2,3 (69,9% so với 30,1%) [44]. Nghiên cứu của Angel Lanas thấy rằng tỷ lệ nam mắc XHTH do loét dạ dày – tá tràng cao hơn trong cả hai trường hợp: nguy cơ cao (65,5% so với 16,34%) và nguy cơ thấp (63,2% so với 18,8%) [33]. Tỷ lệ về giới tính giữa nam và nữ của nhóm nghiên cứu Huỳnh Hiếu Tâm và Hồ Đăng Quý Dũng là 26/10, nam giới mắc bệnh gấp 2,6 lần nữ giới [13].

3.1.2 Đặc điểm về nghề nghiệp

24

Bảng 3. 2. Đặc điểm nghề nghiệp

STT Nghề nghiệp Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)

1 Tài xế 4 3,28

2 Nội Trợ 5 4,10

3 Học sinh sinh viên (HSSV) 8 6,56

4 Công nhân lao động (CNLĐ) 15 12,30

5 Hưu Trí 41 33,61

6 Khác 49 40,16

7 Tổng 122 100,00

Hình 3. 2. Biểu đồ về nghề nghiệp

Kết quả nghiên cứu của chúng cho thấy rằng những nghề nghiệp thường gặp của bệnh nhân mắc bệnh là công nhân lao động, học sinh – sinh viên, nội trợ, tài xế, hưu trí và khác (thường là những trường hợp khơng ghi nhận). Trong số đó chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là những người già 33,61%. Lý do có thể giải thích được là tỷ lệ người cao tuổi mắc các bệnh lý tim mạch, mạch máu não hay thiếu máu cục bộ, tổn thương niêm mạc ngày càng nhiều. Điều này dẫn đến là có sự gia tăng đáng kể việc sử dụng các thuốc chống huyết khối (aspirin, clopidogrel) và NSAIDs trong những năm gần đây.

25

3.1.3 Các bệnh lý mắc kèm

Bệnh lý mắc kèm là những bệnh ở bệnh nhân ngoài XHTH và viêm loét dạ dày – tá tràng. Các bệnh lý mắc kèm của bệnh nhân được thống kê qua bảng 3.3 và hình 3.3.

Bảng 3. 3. Các bệnh lý mắc kèm STT Các bệnh lý mắc kèm Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) STT Các bệnh lý mắc kèm Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) 1 Suy thận 12 10,43 2 Bệnh về gan 13 11,30 3 Bệnh khác 13 11,30 4 Bệnh về tim 16 13,91

5 Đái tháo đường týp 2 (ĐTĐ2) 20 17,39

6 Tăng huyết áp (THA) 41 35,65

7 Tổng 115 100,00

26

Kết quả của chúng tôi cho thấy trong các bệnh lý mắc kèm của bệnh nhân bị XHTH do loét dạ dày – tá tràng, bệnh nhân bị tăng huyết áp chiếm nhiều nhất có 41 bệnh nhân (35,65%). Theo sau đó là bệnh đái tháo đường týp 2 có 20 bệnh nhân (17,39%). Ngồi ra, bệnh nhân còn mắc các bệnh như suy thận (10,43%), bệnh lý về gan (11,30%), bệnh lý về tim (13,91%) và các bệnh khác (trĩ, giãn tĩnh mạch thực quản, sốt xuất huyết) chiếm 11,30%. Tuổi trung bình cao (55,63±19,30) nên bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh lý chuyển hóa tăng huyết áp, đái tháo đường týp 2.

Mặc dù cho những tiến bộ trong điều trị dược lý và nội soi, tỷ lệ tử vong cao ở bệnh nhân XHTH do loét dạ dày – tá tràng vẫn cao. Do tỷ lệ mắc bệnh đồng thời tăng cao ở người cao tuổi trong hai thập kỷ qua. Các bệnh kèm theo liên quan nhất đã được xác định bởi bài báo Leonatiadis có ba bệnh: bệnh ác tính lan tỏa, xơ gan, suy thận. Nguy cơ tử vong tăng lên vì sự hiện diện của bệnh kèm theo này. Như bệnh nhân xơ gan có XHTH do loét có nguy cơ tử vong 13%, cao gấp 3 lần so với bệnh nhân không bị xơ gan [41].Theo một nghiên cứu ở bệnh viện tại Mỹ, tỷ lệ tử vong của bệnh nhân suy thận bị XHTH do loét cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng (4.85% so với 1.9%). Sự hiện diện của bệnh lý suy thận làm cho tỷ lệ tử vong cao hơn, thời gian nằm viện dài hơn và nhu cầu phẫu thuật tăng lên [43].

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng đái tháo đường có thể làm loét nghiêm trọng hơn làm cho việc ngăn chặn xuất huyết khó khăn hơn. Hơn nữa, các nghiên cứu đã chứng minh tỷ lệ đái tháo đường có liên quan giữa nhiễm khuẩn Helicobacter pylori và tổn thương đường tiêu hóa. Theo nghiên cứu của Fengqin Wei chứng minh rằng đái tháo đường có liên quan đến 43,3% tăng tỷ lệ mặc XHTH do loét và tăng 44,2% rủi ro tử vong trong 30 ngày ở những bệnh nhân này. Kiểm sốt đường huyết có thể đảo ngược nguy cơ biến chứng loét dạ dày tá tràng [56].

3.1.4 Số ngày nhập viện

Số ngày nhập viện là số ngày bệnh nhân điều trị nội trú. Số ngày nhập viện của bệnh nhân được thống kê qua bảng 3.4 và hình 3.4.

27

Bảng 3. 4. Số ngày nhập viện

Số ngày nhập viện Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)

<3 Ngày 6 4,92

≥3 ngày 116 95,08

Tổng 122 100,00

Theo kết quả của chúng tôi thấy rằng số ngày nhập viện < 3 ngày là 6 bệnh nhân (4,92%), trong khi số bệnh nhân nhập viện ≥ 3 ngày nhiều hơn có 116 bệnh nhân chiếm 95,08%. Các nghiên cứu gần đây cho thấy chảy máu tái phát thường xảy ra trong 3 ngày đầu sau nội soi, do đó bệnh nhân có ổ loét nguy cơ cao sẽ nằm viện trong 3 ngày sau nội soi nếu không chảy máu thêm và khơng có những ngun nhân khác địi hỏi điều trị ngoại trú [21],[31],[32].

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH: Khảo sát tình hình điều trị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng tại khoa nội tiêu hóa bệnh viện nhân dân Gia Định (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)