KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH: Khảo sát tình hình điều trị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng tại khoa nội tiêu hóa bệnh viện nhân dân Gia Định (Trang 55)

4.1 Kết luận

Qua thời gian khảo sát tình hình sử dụng thuốc PPI trên bệnh nhân XHTH tại khoa Nội tiêu hóa bệnh viện Nhân dân Gia Định từ tháng 6/2018 đến tháng 12/2018, đề tài thu được một số kết quả sau:

Đặc điểm xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng:

- Đặc điểm về tuổi và giới tính: độ tuổi trung bình 55,63±19,30. Ở nam giới, độ tuổi 40-60 chiếm đa số (29,51%). Ở nữ giới, tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất là ≥60 tuổi (17,21%). Đặc điểm về nghề nghiệp: Tỷ lệ cao nhất là hưu trí chiếm 33,61%. Bệnh mắc kèm tăng huyết áp chiếm tỷ cao nhất (35,65%), đái tháo đường týp 2 (17,39%), bệnh về tim (13,91%), bệnh về gan (11,30%), suy thận (10,43%). Số ngày nhập viện <3 ngày có 6 bệnh nhân (4,92%), ≥ 3 ngày có 116 bệnh nhân chiếm 95,08%.

- Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân XHTH: tiêu phân đen chiếm tỷ lệ nhiều nhất (32,34%), ói ra máu bầm chiếm 18,48%, chóng mặt, mệt mỏi (27,39%), nôn ra máu bầm (18,48%), đau thượng vị (11,22%), nôn ra máu tươi (7,59%), tiêu phân máu tươi (1,98%) và triệu chứng ợ hơi, ợ chua chiếm tỷ lệ ít nhất (0,99%).

- Tiền sử bệnh nhân: khơng có tiền căn chiếm tỷ lệ cao nhất (46,83%), XHTH chiếm 16,67%, bệnh lý DD – TT chiếm 15,87%, dùng thuốc (NSAIDs, chống đông) chiếm 12,70%, rượu bia chiếm 7,14% và chiếm tỷ lệ ít nhất là thuốc lá (0,79%).

- Xét nghiệm H.pylori kết quả dương tính chiếm 33,61%, âm tính chiếm 31,97%. Xét nghiệm máu có 22 bệnh nhân xét nghiệm số lượng hồng cầu ≤ 2,5 triệu/mm3 chiếm 18,03%, 19 bệnh nhân có hematocrit ≤ 20% chiếm 15,57% và có 59 bệnh nhân có nồng độ hemoglobin <70 (g/l) chiếm 48,36%.

- Phân loại Forrest: Forrest IIa chiếm tỷ lệ cao nhất 31,97%, tiếp đến Forrest Ib chiếm 23,77%, Forrest III chiếm 18,03%, Forrest IIb chiếm 13,93%. Forrest IIc chiếm 10,66% và cuối cùng là Forrest Ia chiếm tỷ lệ ít nhất (1,64%).

48

- Có 18,03% bệnh nhân được cho thở oxy, 46,72% bệnh nhân được truyền máu, 100% bệnh nhân được áp dụng bồi hồn thể tích và dùng PPI. Nội soi cầm máu được áp dụng cho 44,26% bệnh nhân, trong đó kẹp cầm máu ít chiếm 5,74%, chích adrenalin chiếm 22,13% và phối hợp cả 2 biện pháp chiếm 16,39%.

- Nhóm PPI được sử dụng với 2 hoạt chất esomeprazol và pantoprazol, đường tiêm tĩnh mạch và đường uống của esomeprazol 80mg chiếm nhiều nhất là 25,49% và 22,22%. Đường dùng ban đầu của PPI được chỉ định cấp cứu: tỷ lệ bệnh nhân dùng đường tiêm ban đầu là 97,54% và có 2,46% bệnh nhân dùng đường uống ban đầu. Liều dùng ban đầu của PPI cấp cứu: liều trung bình esomeprazol được sử dụng là 83,81±24,39 mg/24h và pantoprazol 88,73±33,85 mg/24h. Bệnh nhân dùng tiêm tĩnh mạch cấp cứu ≥72h chiếm 71,43% trong khi bệnh nhân dùng trong thời gian <72h là 28,58%.

- Liều dùng thuốc PPI đường uống sau khi cấp cứu: đối với liều 1 viên PPI x 2 lần (sáng-chiều), tỷ lệ esomeorazol 40mg chiếm cao hơn 60,61% trong khi pantoprazol 40mg chiếm 39,39%. Đối với liều 1 viên PPI x 1 lần (sáng), tỷ lệ bệnh nhân dùng esomeprazol 40mg chiếm cao hơn là 69,75% trong khi pantoprazol 40mg chiếm 30,43%.

- Hiệu quả điều trị: tiêu phân vàng là 34,66% chiếm tỷ lệ cao nhất, chóng mặt, hoa mắt chiếm 24,55%, khơng nơn ói chiếm 18,41%, không đau thượng vị chiếm 11,19%, tiêu phân đen (2,53%) và đau thượng vị (3,25%). Không ghi nhận tác dụng phụ không mong muốn và tương tác thuốc đáng kể.

4.2 Đề nghị

4.2.1 Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu

• Ưu điểm:

- Đề tài đã thu được nhiều kết quả về đặc điểm bệnh nhân XHTH và tình hình sử dụng PPI trong cấp cứu XHTH cũng như kết quả mang lại sau điều trị.

- Mục tiêu đề bài bám sát nhu cầu của thực tiễn là áp dụng phác đồ điều trị XHTH do loét dạ dày – tá tràng như thế nào để kiểm soát hiệu quả điều trị.

49

- Nghiên cứu xác định tình hình sử dụng thuốc PPI tại khoa Nội Tiêu Hóa ở bệnh viện Nhân dân Gia Định. Từ đó, góp phần vào việc hướng dẫn sử dụng thuốc hiệu quả, an tồn cho bệnh nhân.

• Hạn chế:

- Số lượng mẫu tương đối ít do thời gian nghiên cứu chỉ 6 tháng.

- Phương pháp cắt ngang mô tả nên thông tin thu thập cịn hạn chế, khơng chủ động được tối đa thơng tin, có thể có những sai lệch trong thơng tin bệnh nhân cung cấp.

4.2.2 Đề nghị

- Đối với đề tài: kế thừa kết quả nghiên cứu để tiến hành các nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên có kiểm sốt, tăng cỡ mẫu để xác định được các yếu tố thuộc về bệnh nhân và phương pháp điều trị ảnh hưởng lên kết quả.

- Đối với bệnh viện: chú ý điều chỉnh liều đối với bệnh nhân suy gan, suy thận.

- Đối với công tác dược lâm sàng: cần hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả cho những bệnh nhân mắc bệnh, theo dõi chặt chẽ bệnh nhân để phát hiện ADR liên quan đến thuốc.

Chủ nhiệm đề tài

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Bộ môn miễn dịch-Sinh lý bệnh (2012), Sinh lý bệnh học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 375-381.

2. Bộ môn dược lý, Trường đại học Y Hà Nội (2007), Dược lý học ( sách đào tạo bác sĩ

đa khoa), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 310-311.

3. Bộ môn giải phẫu (2006), Giải phẫu người (dùng cho sinh viên hệ bác sĩ đa khoa),

Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 244-245.

4. Bộ môn ngoại Trường đại học Y Hà Nội (2010), Cấp cứu ngoại khoa tiêu hóa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.23-32.

5. Bộ Y tế (2018), Dược thư quốc gia Việt Nam-lần xuất bản thứ hai, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.1080-1082.

6. Ngô Qúy Châu, Nguyễn Lân Việt, Nguyễn Đạt Anh, Phạm Quang Vinh (2012), Bệnh

Học Nội Khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.38-45.

7. Nguyễn Thị Diễm, Lê Thành Lý (2014), "Khảo sát các yếu tố dự đoán nguy cơ chảy máu tái phát ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng xuất huyết sau nội soi cầm máu", tạp chí Y

học TpHCM, 4(18), tr.112-116.

8. Phạm Thị Hồng Điệp, Bồ Kim Phương, Huỳnh Thị Trúc Ly (2018), "Kết quả kẹp cầm máu trong xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng", Tạp chí khoa học tiêu hóa Việt Nam, 50(9), tr.3112-3118.

9. Đặng Ngọc Qúy Huệ, Trần Văn Huy (2012), "Cập nhật về điều trị nội soi xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng", Tạp chí Y dược-Trường đại học Y dược Huế, tập 2, tr.5. 10. Lê Nhật Huy (2014), "Đánh giá kết quả điều trị nội soi can thiệp cấp cứu xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày - hành tá tràng", tạp chí Y học thực hành, 1(902), tr.33-36.

11. Nguyễn Thị Liên, Đặng Nguyễn Đoan Trang (2017), "24 Nc 915 Khảo sát việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong điều trị xuất huyết tiêu hóa trên do loét dạ dày tá

51

tràng tại bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh", tạp chí Y học TpHCM,

5(21), tr.208-213.

12. Đinh Thu Oanh, Nguyễn Ngọc Kha (2014), "Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp tiêm dung dịch adrenalin 1/10.000 kết hợp với kẹp cầm máu qua nội soi trong điều trị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng", Tạp chí khoa học tiêu hóa Việt Nam, 36(IX), tr.2302-2311.

13. Huỳnh Hiếu Tâm, Hồ Đăng Quý Dũng (2018), "Hiệu quả cầm máu ban đầu và cầm máu lâu dài của phương pháp kẹp cầm máu qua nội soi phối hợp thuốc ức chế bơm proton liều cao ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng", Tạp chí Y dược

học, 2(8), tr.13-19.

14. Mai Tất Tố, Vũ Thị Trâm (2007), Dược Lý Học, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr.100- 107.

15. Vụ khoa học và đào tào (2007), Giải phẫu-sinh lý, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr.166-170.

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

16. Aabakken L (2008), "Current endoscopic and pharmacological therapy of peptic ulcer bleeding", Best Pract Res Clin Gastroenterol, 22(2), pp. 243.

17. Al-Jaghbeer M, Yende S (2013), "Blood transfusion for upper gastrointestinal bleeding: is less more again?", Crit Care, 17(5), pp. 325.

18. Al Dhahab H, McNabb-Baltar J, Al-Taweel T, Barkun A (2013), "State-of-the-art management of acute bleeding peptic ulcer disease", Saudi J Gastroenterol, 19(5), pp.

195-204.

19. Andriulli A, Merla A, Bossa F, Gentile M, et al (2010), "How evidence-based are current guidelines for managing patients with peptic ulcer bleeding?", World J Gastrointest Surg, 2(1), pp. 9-13.

20. Bae S, Kim N, Kang J M, Kim D S, et al (2012), "Incidence and 30-day mortality of peptic ulcer bleeding in Korea", Eur J Gastroenterol Hepatol, 24(6), pp. 675-682.

52

21. Barkun A N, Bardou M, Kuipers E J, Sung J, et al (2010), "International consensus recommendations on the management of patients with nonvariceal upper gastrointestinal bleeding", Ann Intern Med, 152(2), pp. 101-113.

22. Beales I (2017), "Recent advances in the management of peptic ulcer bleeding",

F1000Res, 6, pp. 1763.

23. Biecker E (2015), "Diagnosis and therapy of non-variceal upper gastrointestinal bleeding", World J Gastrointest Pharmacol Ther, 6(4), pp. 172-182.

24. Cheng H C, Sheu B S (2011), "Intravenous proton pump inhibitors for peptic ulcer bleeding: Clinical benefits and limits", World J Gastrointest Endosc, 3(3), pp. 49-56. 25. Deding U, Ejlskov L, Grabas M P, Nielsen B J, et al (2016), "Perceived stress as a risk factor for peptic ulcers: a register-based cohort study", BMC Gastroenterol, 16(1),

pp. 140.

26. Feinman M, Haut E R (2014), "Upper gastrointestinal bleeding", Surg Clin North Am, 94(1), pp. 43-53.

27. Gralnek I M, Dumonceau J M, Kuipers E J, Lanas A, et al (2015), "Diagnosis and management of nonvariceal upper gastrointestinal hemorrhage: European Society of Gastrointestinal Endoscopy (ESGE) Guideline", Endoscopy, 47(10), pp. a1-46.

28. Kempenich J W, Sirinek K R (2018), "Acid Peptic Disease", Surg Clin North Am,

98(5), pp. 933-944.

29. Khamaysi I, Gralnek I M (2013), "Acute upper gastrointestinal bleeding (UGIB) - initial evaluation and management", Best Pract Res Clin Gastroenterol, 27(5), pp. 633-

638.

30. Kumar R, Mills A M (2011), "Gastrointestinal bleeding", Emerg Med Clin North Am, 29(2), pp. 239-252.

31. Laine L (2016), "CLINICAL PRACTICE. Upper Gastrointestinal Bleeding Due to a Peptic Ulcer", N Engl J Med, 374(24), pp. 2367-2376.

53

32. Laine L, Jensen D M (2012), "Management of patients with ulcer bleeding", Am J Gastroenterol, 107(3), pp. 345-360.

33. Lanas A, Carrera-Lasfuentes P, Garcia-Rodriguez L A, Garcia S, et al (2014), "Outcomes of peptic ulcer bleeding following treatment with proton pump inhibitors in routine clinical practice: 935 patients with high- or low-risk stigmata", Scand J Gastroenterol, 49(10), pp. 1181-1190.

34. Lanas A, Dumonceau J M, Hunt R H, Fujishiro M, et al (2018), "Non-variceal upper gastrointestinal bleeding", Nat Rev Dis Primers, 4, pp. 18020.

35. Lau J Y, Barkun A, Fan D M, Kuipers E J, et al (2013), "Challenges in the management of acute peptic ulcer bleeding", Lancet, 381(9882), pp. 2033-2043.

36. Lau J Y, Sung J, Hill C, Henderson C, et al (2011), "Systematic review of the epidemiology of complicated peptic ulcer disease: incidence, recurrence, risk factors and mortality", Digestion, 84(2), pp. 102-113.

37. Leontiadis G I, Sharma V K, Howden C W (2006), "Proton pump inhibitor treatment for acute peptic ulcer bleeding", Cochrane Database Syst Rev, 1), pp. Cd002094.

38. Lin H J (2010), "Role of proton pump inhibitors in the management of peptic ulcer bleeding", World J Gastrointest Pharmacol Ther, 1(2), pp. 51-53.

39. Malfertheiner P, Chan F K, McColl K E (2009), "Peptic ulcer disease", Lancet,

374(9699), pp. 1449-1461.

40. Na S, Ahn J Y, Choi K D, Kim M Y, et al (2015), "Delayed Bleeding Rate According to the Forrest Classification in Second-Look Endoscopy After Endoscopic Submucosal Dissection", Dig Dis Sci, 60(10), pp. 3108-3117.

41. Nahon S, Pariente A (2013), "Impact of comorbidity on mortality in patients with peptic ulcer bleeding: confirmative data of a French prospective study", Am J Gastroenterol, 108(9), pp. 1532-1533.

42. Nelms D W, Pelaez C A (2018), "The Acute Upper Gastrointestinal Bleed", Surg Clin North Am, 98(5), pp. 1047-1057.

54

43. Parasa S, Navaneethan U, Sridhar A R, Venkatesh P G, et al (2013), "End-stage renal disease is associated with worse outcomes in hospitalized patients with peptic ulcer bleeding", Gastrointest Endosc, 77(4), pp. 609-616.

44. Petrik P, Brasiskiene S, Petrik E (2017), "Characteristics and outcomes of gastroduodenal ulcer bleeding: a single-centre experience in Lithuania", Prz Gastroenterol, 12(4), pp. 277-285.

45. Poddar U (2019), "Diagnostic and therapeutic approach to upper gastrointestinal bleeding", Paediatr Int Child Health, 39(1), pp. 18-22.

46. Rahman S I, Saeian K (2016), "Nonvariceal Upper Gastrointestinal Bleeding", Crit

Care Clin, 32(2), pp. 223-239.

47. Rodriguez E A, Donath E, Waljee A K, Sussman D A (2017), "Value of Oral Proton Pump Inhibitors in Acute, Nonvariceal Upper Gastrointestinal Bleeding: A Network Meta-Analysis", J Clin Gastroenterol, 51(8), pp. 707-719.

48. Sachs G, Javid G, Shin J M, Howden C W (2006), "Review article: the clinical pharmacology of proton pump inhibitors", Aliment Pharmacol Ther, 23 Suppl 2, pp. 2-8. 49. Samuel R, Bilal M, Tayyem O, Guturu P (2018), "Evaluation and management of Non-variceal upper gastrointestinal bleeding", Dis Mon, 64(7), pp. 333-343.

50. Scarpignato C, Yen H.H, Gatta L, Zullo A, Blandizzi C (2016), "Effective and safe proton pump inhibitor therapy in acid-related diseases - A position paper addressing benefits and potential harms of acid suppression", BMC Med, 14(1), pp. 179.

51. Siau K, Chapman W, Sharma N, Tripathi D, et al (2017), "Management of acute upper gastrointestinal bleeding: an update for the general physician", J R Coll Physicians

Edinb, 47(3), pp. 218-230.

52. Stimac D, Franjic N, Krznaric Z (2011), "Acid inhibition and peptic ulcer bleeding",

Dig Dis, 29(5), pp. 494-498.

53. Strand D S, Kim D, Peura D A (2017), "25 Years of Proton Pump Inhibitors: A Comprehensive Review", Gut Liver, 11(1), pp. 27-37.

55

54. Sung J. J, Chiu P. W, Chan F. K. L (2018), "Asia-Pacific working group consensus on non-variceal upper gastrointestinal bleeding: an update 2018", 67(10), pp. 1757-1768. 55. Sung J J (2010), "Marshall and Warren Lecture 2009: peptic ulcer bleeding: an expedition of 20 years from 1989-2009", J Gastroenterol Hepatol, 25(2), pp. 229-233. 56. Wei F, Lin X (2016), "Diabetes increases morbidity and mortality rates in peptic ulcer bleeding: An updated systematic review and meta-analysis", Turk J Gastroenterol, 27(4), pp. 304-311.

57. Welage L S (2003), "Pharmacologic properties of proton pump inhibitors",

Pharmacotherapy, 23(10 Pt 2), pp. 74s-80s.

58. Worden J C, Wu L.C, Hanna K S (2017), "Optimizing proton pump inhibitor therapy for treatment of nonvariceal upper gastrointestinal bleeding", Am J Health Syst Pharm, 74(3), pp. 109-116.

59. Zullo A, Hassan C, Campo S M, Morini S (2007), "Bleeding peptic ulcer in the elderly: risk factors and prevention strategies", Drugs Aging, 24(10), pp. 815-828.

PHỤ LỤC

PHIẾU THU NHẬP THÔNG TIN BỆNH NHÂN Ở BỆNH VIÊN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

Tên: .......................................................................... Tuổi: ..... Mã bệnh nhân: ................. Nghề nghiêp: ............................................................ Giới tính: nam □ nữ □

Cự ngụ: ............................................................................................................ Ngày nhập viện: .............................. ngày xuất viện: ...................................... ------------------------------------------------------------------------------------------- 1. Lý do nhập viện: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... 2.Quá trình bệnh lý: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... 3. Tiền sử bệnh: + bản thân:

□ Khơng có tiền căn □ XHTH

□ Bệnh lý DD-TT

□ Dùng thuốc : ............................................................................................................. □ Đời sống xã hội: ( thuốc lá, nghiện rượu, phẩu thuật):

□thuốc lá □nghiện rượu □phẫu thuật □ma túy

57 ...................................................................................................................................... 4. Triệu chứng LS: ............................................................................................................. ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... 5. Khám bệnh: Tri giác Da niêm mạc Mạch Huyết áp 6. Các bệnh lý mắc kèm: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... 7. Các xét nghiệm cận lâm sàng: Cơng thức máu: NHĨM MÁU: Ngày SL hồng cầu (RBC) Thể tích HC (HCT) Hemoglobin (Hgb) Mức độ

58 Xét nghiệm sinh hóa

Ngày Ure AST ALT creatinin

Đánh giá: ...........................................................................................................

...........................................................................................................................

Kết quả nội soi cấp cứu : ( vị trí xuất huyết) ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Xét nghiệm Hp: ........................................................................................................................... ...........................................................................................................................

8. Nguyên nhân chính gây bệnh: ................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................ 9. Phương pháp điều trị:

59 □ Thở oxy: .............................................................................................................. ................................................................................................................................ □ bồi hồn thể tích tuần hồn: ................................................................................ ................................................................................................................................ □ Dùng thuốc: Tên biệt dược Tên hoạt chất Đường dùng Số lượng Tần xuất dùng Thời gian dùng (mấy ngày) □ Biện pháp cầm máu: ...................................................................................... ...........................................................................................................................

60

...........................................................................................................................

□Đặt sone: .........................................................................................................

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH: Khảo sát tình hình điều trị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng tại khoa nội tiêu hóa bệnh viện nhân dân Gia Định (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)