Đặc điểm xét nghiệm máu

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH: Khảo sát tình hình điều trị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng tại khoa nội tiêu hóa bệnh viện nhân dân Gia Định (Trang 40 - 42)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân XHTH

3.2.5 Đặc điểm xét nghiệm máu

33

Bảng 3. 9. Đặc điểm xét nghiệm máu

Kết quả xét nghiệm máu Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)

RBC ( triệu) >3 46 37,70 2,5-3 54 44,26 <2,5 22 18,03 HCT (%) >30% 39 31,97 20-30% 64 52,46 <20% 19 15,57 HGB (g/l) >100 35 28,69 80-100 28 22,95 ≤70 59 48,36 PLT (G/l) >400 5 4,10 150-400 102 83,61 <150 15 12,30

Có 22 bệnh nhân xét nghiệm số lượng hồng cầu ≤ 2,5 triệu/mm3 chiếm 18,03%, 19 bệnh nhân có hematocrit ≤ 20% chiếm 15,57% và có 59 bệnh nhân có nồng độ hemoglobin <70 (g/l) chiếm 48,36%. Tiến hành xét nghiệm số lượng hồng cầu, hematocrit, hemoglobin cho thấy được mức độ mất máu (bệnh nhân mất máu càng nhiều thì số lượng hồng cầu, hematocrit, hemoglobin càng giảm) và có can thiệp kịp thời truyền máu. Đặc biệt là theo dõi nồng độ hemoglobin.

34

Theo một nghiên cứu ở Tây Ban Nha, có sự khác nhau đáng kể trong chiến lược truyền máu hạn chế (chỉ truyền máu khi hemoglobin <7g/l) và chiến lược truyền máu tự do (chỉ truyền máu khi hemoglobin <9g/l). Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng chỉ định truyền máu hạn chế làm giảm tỷ lệ tử vong và nguy cơ chảy máu tái phát, đặc biệt chảy máu tiêu hóa liên quan loét dạ dày – tá tràng, tỷ lệ sống sót sẽ cao hơn ở những bệnh nhân này. Với những bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch hoặc huyết động không ổn định, các hướng dẫn điều trị khuyến cáo truyền máu khi nồng độ Hb dưới 8g/dl hoặc khi có triệu chứng [17],[21],[31],[35],[49],[54]. Thật vậy, nghiên cứu cho thấy rằng 28% nhóm truyền máu hạn chế và 31% nhóm truyền máu tự do đã bị sốc khi truyền máu. Nhóm truyền máu hạn chế có tỷ lệ tử vong thấp hơn nhóm tự do (5% so với 9%) sau 45 ngày và nguy cơ giảm 45%. Ngồi ra, nhóm truyền máu tự do có tần xuất chảy máu tái phát cao hơn, gây ra các phản ứng bất lợi cho tim và phổi [17].

Trong nghiên cứu của tơi khơng có các phản ứng bất lợi khi truyền máu. Theo nghiên cứu có 12,30% tỷ lệ bệnh nhân có tiểu cầu dưới 150 G/l. Khi bệnh nhân rối loạn đông máu nên điểu chỉnh lập tức huyết tương tươi, tiểu cầu. Vitamin K dùng để điều trị đông máu liên quan đến warfarin nhưng điều này thường mất vài giờ. Nếu sử dụng vitamin K nên được tiêm tĩnh mạch để nhanh chóng xử lý. Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân rối loạn động máu thường được truyền tiểu cầu.Truyền tiểu cầu không nhất thiết ở những bệnh nhân ổn định huyết động và khơng có dấu hiệu chảy máu tích cực. Ngược lại, bệnh nhân chảy máu tích cực và số lượng dưới 50G/l sẽ được truyền tiểu cầu [23],[46].

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH: Khảo sát tình hình điều trị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng tại khoa nội tiêu hóa bệnh viện nhân dân Gia Định (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)