Phác đồ ban đầu của PPI được chỉ định cấp cứu XHTH

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH: Khảo sát tình hình điều trị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng tại khoa nội tiêu hóa bệnh viện nhân dân Gia Định (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3 Tình hình điều trị bệnh nhân XHTH

3.3.3 Phác đồ ban đầu của PPI được chỉ định cấp cứu XHTH

3.3.3.1 Đường dùng ban đầu của bệnh nhân

Đường dùng của PPI được chỉ định cấp cứu XHTH và được thông kê qua bảng 3.12.

Bảng 3.12. Đường dùng của bệnh nhân

Đường dùng ban đầu Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)

Tiêm tĩnh mạch chậm 119 97,54

Uống 3 2,46

38

Tỷ lệ bệnh nhân dùng đường tiêm ban đầu là 97,54% và có 2,46% bệnh nhân dùng đường uống ban đầu. Việc bệnh nhân sử dụng đường dùng ban đầu tùy thuộc vào tùy tình trạng bệnh nhân. Lý do bệnh nhân được chỉ định đường uống là do được chẩn đoán mất máu nhẹ (FIIc và FIII). Tuy nhiên đa phần bệnh nhân trong nghiên cứu có nguy cơ cao (Forrest IIa, Forrest Ib) và huyết động không ổn định (HTC<20%, HGB ≤70g/l) nên đường tiêm là đường thường được ưu tiên chỉ định cấp cứu để cầm máu cho bệnh nhân. Trong một bài phân tích có hệ thống cho thấy rằng khơng có sự khác biệt giữa PPI đường tiêm và PPI đường uống về tỷ lệ tử vong, tái phát, can thiệp phẫu thuật, điều trị cầm máu và truyền máu. Sử dụng PPI đường uống mỗi ngày được khuyến khích để thúc đẩy q trình lành vết lt ở bệnh những bệnh nhân có nguy cơ thấp (Forrest IIc và Forrest III). Ngoài ra, điều trị PPI bằng đường uống có thể hiệu quả hơn ở những bệnh nhân ổn định huyết động và dung nạp đường uống tốt [58].

3.3.3.2 Liều dùng ban đầu của PPI cấp cứu ở bệnh nhân

Liều dùng ban đầu của PPI cấp cứu ở bệnh nhân XHTH do loét dạ dày – tá tràng được thông kê qua bảng 3.13.

Bảng 3.13. Liều dùng ban đầu trong 24h

Hoạt chất Liều trung bình (mg)

Liều tổi thiểu (mg)

Liều tối đa

(mg) Độ lệch chuẩn

Esomeorazol 83,81 40 160 24,39

Pantoprazol 88,73 40 160 33,85

Liều dùng được sử dụng trong cấp cứu 24h là đường tiêm tĩnh mạch. Liều trung bình esomeprazol được sử dụng là 83,81±24,39 mg/24h và pantoprazol 88,73±33,85 mg/24h. Liều tiêm tĩnh mạch của esomeprazol và pantoprazol được khuyến nghị hiện nay sử dụng là 192 mg/ngày bolus 80mg [58]. Liều dùng PPI của bệnh nhân thấp hơn so với liều khuyến nghị sử dụng.

39

Lợi ích của PPI xuất hiện rõ rệt hơn ở bệnh nhân phương Đông. Điều này được lý giải bởi acid dạ dày thấp, tỷ lệ nhiễm H.pylori cao. Trong nghiên cứu của Hwai-Jeng Lin gần đây có so sánh hai liều cao PPI truyền tĩnh mạch (160 mg/24h và 192 mg/24h). Nghiên cứu của Lin cho thấy số bệnh nhân chảy máu tái phát trong tổng số 11 bệnh nhân thì có 6 (10%) trong nhóm 192 mg/ngày và có 5 (8,3%) trong nhóm 160 mg/ngày thì tất cả các kết quả khác là tương đương nhau bao gồm truyền máu, thời gian nằm viện, cần phẫu thuật và tỷ lệ tử vong. Điều này cho thấy liều PPI tiêm tĩnh mạch ở người châu Á có thể thấp hơn so với người phương Tây [38].

Tuy nhiên, theo Worden thì với liều dùng khơng liên tục (80 mg/ngày) sẽ giảm chi phí sử dụng đến 50% so với liều dùng liên tục được khuyến cao hiện nay (192 mg/ngày). Điều đó tác động đáng kể trong chăm sóc sức khỏe, đặc biệt với chi phí dược phẩm tăng và sử phổ biến của tình trạng thiếu thuốc nghiệm trọng [58].

3.3.3.3 Thời gian sử dụng PPI cấp cứu ở bệnh XHTH do loét dạ dày – tá tràng

Thời gian sử dụng PPI cấp cứu là thời gian từ lúc được chỉ định PPI tiêm tĩnh mạch cho đến khi bệnh được cầm máu và đổi sang phác đồ duy trì và được thơng kê ở bảng 3.14.

Bảng 3.14. Thời gian sử dụng PPI cấp cứu

Thời gian Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)

≥ 72h 85 71,43

< 72h 34 28,58

Tổng 119 100,00

Bệnh nhân dùng tiêm tĩnh mạch cấp cứu ≥ 72h chiếm 71,43% trong khi bệnh nhân dùng trong thời gian < 72h là 28,58%.

Thơng thường, chảy máu tái phát có thể phát triển trong vịng 2-3 ngày. Do đó, thời gian truyền dịch của PPI là 3 ngày, sau khi điều trị nội soi. Tuy nhiên truyền liên tục PPI trong

40

3 ngày, tỷ lệ chảy máu tái phát vẫn cịn cao ở một số bệnh nhân có hiện diện bệnh mắc kèm, bệnh tiềm ẩn [24].

3.3.3.4 Tỷ lệ bệnh nhân thay đổi thuốc PPI trong phác đồ điều trị Tỷ lệ bệnh nhân thay đổi thuốc PPI được thông kê qua bảng 3.15.

Bảng 3.15. Tỷ lệ bệnh nhân thay đổi thuốc PPI

Thuốc ban đầu Thuốc thay thế Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)

Esomeprazol Pantoprazol 30 60,00

Pantoprazol Esomeprazol 20 40,00

Tổng 50 100,00

Có 60,00% bệnh nhân thay đổi thuốc esomeprazol thành pantoprazol và có 40,00% bệnh nhân thay đổi từ pantoprazol thành esomeprazol. Có sự thay đổi thuốc trong quá trình điều trị bệnh như vậy là do lúc đầu bác sĩ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc PPI này nhưng khoa dược hết thuốc PPI đó nên cần thay đổi thuốc PPI khác.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH: Khảo sát tình hình điều trị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng tại khoa nội tiêu hóa bệnh viện nhân dân Gia Định (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)