2. Đánh giá các cơng trình khoa học liên quan đến mua bán doanh nghiệp và hướng nghiên cứu của luận án về mua bán doanh nghiệp
1.2.2. Nội dung pháp luật về mua bán doanh nghiệp
Pháp luật về mua bán doanh nghiệp (theo nghĩa hẹp) phải đáp ứng vai trò là điều kiện khung pháp lý để thương vụ mua bán doanh nghiệp được diễn ra trên thực tế. Theo đó, pháp luật về mua bán doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung:
Thứ nhất, quy định đối tượng có quyền mua doanh nghiệp, tỷ lệ giới hạn sở
hữu cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia các thương vụ mua bán doanh nghiệp, những điều kiện gắn với nhân thân bên mua doanh nghiệp phù hợp với đặc thù trong một số lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh…
Thứ hai, quy định về các hình thức mua bán doanh nghiệp; nội dung mua bán
doanh nghiệp với tính chất mua bán doanh nghiệp là mua bán tập hợp quyền của doanh nghiệp, xác định thời điểm thương vụ mua bán doanh nghiệp được hoàn tất và trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên mua bán doanh nghiệp với những chủ nợ, người lao động của doanh nghiệp.
Thứ ba, quy định về thủ tục mua bán doanh nghiệp. Đặc biệt, pháp luật phải
trở cạnh tranh trên thị trường. Để thực hiện được sứ mệnh này, cần phải xác định thị trường liên quan, tiêu chí và “ngưỡng” cụ thể để kiểm sốt mua bán doanh nghiệp với tính chất là một hành vi tập trung kinh tế quy định tại văn bản pháp luật cạnh tranh. Từ đó, các thủ tục mua bán doanh nghiệp được thiết kế theo hướng: trước hết, xác định doanh nghiệp tham gia mua bán có thuộc trường hợp pháp luật cạnh tranh kiểm sốt khơng? Các thương vụ mua bán doanh nghiệp nếu khơng thuộc ngưỡng pháp luật phải kiểm sốt thì được thực hiện theo các thủ tục thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp quy định tại Điều lệ doanh nghiệp và pháp luật doanh nghiệp, pháp luật chứng khoán, pháp luật đầu tư, các văn bản pháp luật chuyên ngành.