2. Đánh giá các cơng trình khoa học liên quan đến mua bán doanh nghiệp và hướng nghiên cứu của luận án về mua bán doanh nghiệp
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam phải phản ánh thực tiễn mua bán doanh nghiệp và đặt ra yêu cầu hoàn thiện pháp luật về
ánh thực tiễn mua bán doanh nghiệp và đặt ra yêu cầu hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp phải đảm bảo tính khả thi, đáp ứng địi hỏi thực tiễn
Mua bán doanh nghiệp khơng hình thành tự phát và ngẫu nhiên mà bắt nguồn từ những đòi hỏi khách quan của các quan hệ kinh tế trên thị trường và được ghi nhận trong các quy định pháp luật. Do vậy, việc đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp cần dựa trên những đặc điểm hình thành và phát triển của nền kinh tế ở Việt Nam. Như vậy mới đảm bảo cho việc điều chỉnh pháp luật về mua bán doanh nghiệp “khơng đứng ngồi” các quan hệ mà nó điều chỉnh.
Mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện từ năm 2000, so với hàng trăm năm tồn tại và phát triển của hoạt động mua bán doanh nghiệp trên thế giới thì hơn mười năm tuổi của thị trường mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam là non trẻ. Thị trường mua bán doanh nghiệp Việt Nam có một phong cách riêng với những đặc điểm sau:
Một là, đa số các vụ mua bán doanh nghiệp đều có yếu tố nước ngồi, trong
đó có những trường hợp doanh nghiệp nước ngoài mua lại toàn bộ hoặc cổ phần chiến lược của doanh nghiệp trong nước như vụ Daiichi Nhật Bản mua lại tồn bộ cơng ty bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh CMG, Etika International Holdings Limited (Singapore) đã đồng ý mua lại công ty cổ phần Tân Việt Xuân, công ty sản xuất sữa tươi và sữa đặc có đường với giá trị tiền mặt là 8,5 triệu USD; Securitas AB (Thụy Điển) mua 49% cổ phần của công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ Long Hải với giá 4,9 triệu USD…[15, tr.18]. Ngược lại, cũng có trường hợp doanh nghiệp trong nước mua lại doanh nghiệp nước ngồi như Kinh Đơ mua kem Wall’s, công ty cổ phần doanh nghiệp trẻ Đồng Nai (Dona Crop) mua lại công ty Cheerfiled Vina (Thái Lan)…Sở dĩ yếu tố nước ngoài được hiện diện trong đa phần các thương vụ mua bán doanh nghiệp vì các lý do sau:
(i) Doanh nghiệp nước ngoài chiếm ưu thế về kinh nghiệm về mua bán doanh nghiệp, trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam cịn bỡ ngỡ, chưa chủ động trong hoạt động này;
(ii) Doanh nghiệp nước ngồi với tiềm lực tài chính, họ có khả năng thực hiện các thương mua bán doanh nghiệp có giá trị lớn mà các nhà đầu tư trong nước khó thực hiện;
(iii) Các thủ tục hành chính của Việt Nam vẫn gây khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thành lập mới doanh nghiệp, do vậy, nhà đầu tư nước ngoài mua lại doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam là con đường ngắn nhất để thâm nhập thị trường, đặc biệt là đối với những ngành nghề đòi hỏi nhà đầu tư phải “xin” các giấy phép mới được tiến hành hoạt động kinh doanh trên thực tế.
Hai là, thị trường mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam manh nha, về quy mơ,
mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam cịn khiêm tốn so với các quốc gia khác, hình thức mua bán doanh nghiệp chủ yếu mang tính thân thiện.
Theo số liệu báo cáo các thương vụ mua bán doanh nghiệp Việt Nam năm 2011, so với nước láng giềng Trung Quốc thì thị trường M&A (trong đó bao gồm cả mua bán doanh nghiệp) quá nhỏ bé. Tổng giá trị các thương vụ M&A tại Trung Quốc đạt 70 tỷ USD, gấp 20 lần thị trường của Việt Nam trong khi GDP của Trung Quốc gấp 60 lần của Việt Nam [27].
Về hình thức, mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam mang tính thân thiện nhiều hơn, đặc điểm này phần nào cho thấy thị trường sáp nhập và mua lại ở nước ta còn ở giai đoạn manh nha, chưa phát triển. Khung khổ pháp lý chưa phát triển; các điều kiện về kỹ năng, trình độ, kinh nghiệm quản lý và độ phức tạp của các doanh nghiệp Việt Nam ở mức độ thấp nên các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng tiến hành các hình thức mua bán doanh nghiệp Việt Nam. Kỹ năng, kinh nghiệm mua bán doanh nghiệp của các nhà đầu tư Việt Nam khó có thể ở vị trí “đối trọng” với các nhà đầu tư đến từ các quốc gia có hoạt động mua bán doanh nghiệp phát triển như Mỹ, Anh, Úc… Vì vậy, giai đoạn đầu, thị trường mua bán doanh nghiệp chủ yếu thể hiện qua các hình thức nhà đầu tư nước ngồi thỏa thuận mua lại hoặc nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp Việt Nam hoặc nhận chuyển nhượng (tồn bộ hoặc phần vốn góp chi phối) của bên Việt Nam trong liên doanh giữa Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài.
Ba là, thị trường mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam chưa chuyên nghiệp,
thiếu sự tham gia của ngân hàng, thiết chế tài chính, nghiệp vụ tín dụng, hỗ trợ vốn trong; mua bán doanh nghiệp chưa được coi là mảng hoạt động nghiệp vụ chính của ngân hàng.
Một số trang web được thiết lập như www.muabancongty.com của công ty TigerInvest, www.muabandoanhnghiep.com của IDJ và được coi là “sàn giao dịch” của thị trường mua bán doanh nghiệp. Tuy nhiên, những web này chỉ phù hợp với việc mua bán các cơ sở sản xuất nhỏ hoặc chuyển nhượng công nghệ và dây chuyền sản xuất, bán nhà xưởng và máy móc thiết bị sản xuất… Trên thực tế, mua bán doanh nghiệp không diễn ra trên những trang web như vậy. Ngược lại, mua bán doanh nghiệp được thực hiện qua những tác nghiệp mang tính chuyên nghiệp cao, trong những phịng họp kín. Ở các quốc gia khác, các ngân hàng đầu tư hàng đầu là các tổ chức tư vấn cho các thương vụ mua bán doanh nghiệp như Citi Group, JP Morgan, Morgan Stanley, Goldman Sachs…
Thường hoạt động tư vấn mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam do một cơng ty luật, đơn vị kiểm tốn và một đơn vị tài chính thực hiện. Các dịch vụ này được cung cấp bởi các cơng ty khác nhau nên chi phí tư vấn bị đẩy lên cao. Qua đó có thể nhận thấy sự thiếu vắng các công ty tư vấn, môi giới chuyên nghiệp về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam trong vai trò trung gian thiết lập một thị trường giữa bên bán và bên mua doanh nghiệp. Sự thiếu vắng các công ty tư vấn chuyên nghiệp về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn cho các nhà đầu tư Việt Nam, nhất là khi tham gia thương vụ mua bán doanh nghiệp với các nhà đầu tư nước ngoài dạn dày kinh nghiệm về mua bán doanh nghiệp.
Bốn là, trong thời gian tới, thị trường mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam được
nhận định sẽ phát triển cả về số lượng và quy mơ, tính chất phức tạp.
Tình hình mua bán doanh nghiệp trong thời gian sắp tới ở Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là sẽ sôi động và phức tạp hơn. Số liệu về các thương vụ M&A nói chung và mua bán doanh nghiệp nói riêng cho thấy các thương vụ mua bán doanh nghiệp theo chiều ngang chủ yếu do các tập đoàn nước ngoài tham gia thị trường Việt Nam theo các mảng kinh doanh cốt lõi của họ. Đây là một chiến lược mới thâm nhập thị trường Việt Nam thay cho hình thức đầu tư thành lập doanh nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài hoặc thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài như giai đoạn trước đây. Tuy nhiên, trên thị trường đã xuất hiện các thương vụ mua bán doanh nghiệp theo chiều dọc, chủ yếu là giữa các doanh nghiệp trong nước với các mục đích chính là kiểm sốt nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào hoặc tận dụng hệ thống phân phối sẵn có của doanh nghiệp mục tiêu hoặc mua lại doanh nghiệp dạng hỗn hợp để mở rộng, đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh. Ví dụ: Thiên Minh Travel (cơng ty chuyên về quản lý lữ hành và cung cấp các dịch vụ tại Việt Nam) đã mua lại toàn bộ chuỗi khách sạn Victoria Hotels and Resorts với giá 45 triệu USD. Thiên Minh sẽ cung cấp gói dịch vụ tổng thể cho khách hàng từ dịch vụ lữ hành, ăn ở, đi lại và cách dịch vụ cao cấp của Victoria hiện đang cung cấp [25], [26].
Có nhiều lý do để đưa ra đánh giá về tình hình phát triển của thị trường mua bán doanh nghiệp của Việt Nam, trong đó có những lý do từ chính sách của Nhà nước Việt Nam thông qua việc đẩy mạnh tái cấu trúc, cổ phần hóa doanh nghiệp
100% vốn nhà nước, chủ trương cắt giảm đầu tư ngoài ngành của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sẽ tăng số lượng “hàng hóa” được mua bán trên thị trường mua bán doanh nghiệp. Bắt nguồn từ quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp nhà nước, tái cấu trúc các tập đồn kinh tế, các tổng cơng ty nhà nước, Chính phủ và các cơ quan nhà nước Việt Nam đã coi mua bán doanh nghiệp là một trong những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, Chính phủ chủ trương cắt giảm đầu tư ngồi ngành của các Tổng cơng ty và tập đồn Nhà nước. Vì vậy, các nhà đầu tư sẽ có cơ hội mua lại doanh nghiệp của các tập đồn, Tổng cơng ty khi các tập đồn, Tổng cơng ty cắt giảm đầu tư ngoài ngành bằng cách bán lại các doanh nghiệp đầu tư ngồi ngành của các tập đồn, Tổng cơng ty.
Lý do thứ hai là, song song với chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011- 2020 của Đảng ta cũng chỉ rõ: “hồn thiện cơ chế chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân theo quy hoạch và quy định của pháp luật, thúc đẩy hình thành các tập đồn kinh tế tư nhân, thu hút đầu tư nước ngồi có cơng nghệ hiện đại, thân thiện môi trường và tăng cường sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước”. Định hướng phát triển kinh tế tư nhân của Đảng đã phản ánh sự phát triển khách quan của khu vực kinh tế tư nhân. Hơn 10 năm kể từ khi có Luật Doanh nghiệp (1999), số lượng doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân gia tăng một cách nhanh chóng. Nhiều doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân đã có sự phát triển vượt bậc và hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân. Những năm gần đây, nhiều tập đoàn tư nhân trong nước đã mua lại các doanh nghiệp. Trong tương lai, việc mua lại doanh nghiệp từ các tập đoàn này được dự báo sẽ phát triển và đây là một xu hướng mới, tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thị trường mua bán doanh nghiệp nói riêng. Ví dụ: Ơng Lê Quốc Hùng, Giám đốc cơng ty trách nhiệm hữu hạn Lê Quốc mua lại nhà máy chế biến cà chua cô đặc xuất khẩu Hải Phòng với giá 40 tỷ đồng [40] hoặc vụ công ty cổ phần tập đoàn Phát triển hạ tầng và bất động sản Việt Nam mua công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dịch vụ thương mại và đầu tư Tương Lai của Vingroup: Vingroup chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình tại cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dịch vụ thương mại và đầu tư Tương Lai cho cơng ty cổ phần tập đồn Phát triển hạ tầng và bất động
sản Việt Nam (VIPD) với tổng giá trị trên 9.823 tỷ đồng, tương đương khoảng 470 triệu USD [23].
Một số lý do khác để thị trường mua bán doanh nghiệp sẽ phát triển là từ chính nhu cầu của các nhà đầu tư đã định hướng rõ việc mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam trong những năm tới, ví dụ: Các tập đoàn của Thái Lan, Philippines, Singapore và Malaysia đã thực hiện mua lại doanh nghiệp của Việt Nam với tổng giá trị là 89,4 tỷ USD, chiếm 4% tổng giá trị M&A toàn cầu và 20% của Châu Á và các tập đoàn của khối nước ASEAN sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc mua lại các doanh nghiệp Việt Nam trong những năm tới [26, tr.19].
Bên cạnh xu hướng phát triển mua bán doanh nghiệp trong những năm tới thì tính chất các thương vụ mua bán doanh nghiệp trên thực tế ngày càng trở nên phức tạp. Các thương vụ mua bán doanh nghiệp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của nhóm thành viên, cổ đơng ít vốn trong cơng ty khi ban lãnh đạo, điều hành của công ty lợi dụng việc thực hiện các thương vụ mua bán doanh nghiệp để trục lợi cho các thành viên ban lãnh đạo doanh nghiệp. Nguy cơ trục lợi trong doanh nghiệp càng dễ xảy ra và diễn ra phổ biến ở các nước mà quy định pháp lý thiếu tính minh bạch, công khai như ở Việt Nam. Một vấn đề khác đã xuất hiện trên thị trường mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam, đó là những câu chuyện kỳ lạ về các thương vụ mua bán doanh nghiệp với giá 1 USD và ẩn chứa âm mưu lừa đảo các cổ đơng, người lao động đằng sau thương vụ đó. Có thể kể đến thương vụ cơng ty cổ phần tư vấn và đầu tư Trường Sa mua lại 14 cơng ty ở Hải Phịng với giá 1 USD nhưng bên mua không xây dựng phương án kinh doanh mới, không quan tâm đến người lao động và không đề cập đến nghĩa vụ trả nợ [2]. Những vụ việc tương tự như vậy có thể tiếp tục xảy ra làm thiệt hại, thậm chí dẫn đến hệ quả là các nhà đầu tư sẽ bị mất khối tài sản được tạo lập từ sự khó khăn, gian khó, thấm đẫm cơng sức, tâm huyết của họ. Đồng thời những vụ việc mua bán doanh nghiệp như vụ việc trên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc, quyền lợi của người lao động.
Từ thực tế đó, địi hỏi các chính sách, giải pháp hồn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp phải đảm bảo tính tính khả thi. Tính khả thi của hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về mua bán doanh nghiệp nói riêng phải phản ánh, phù hợp với tình hình phát triển mua bán doanh nghiệp trên thực tế. Như vậy, pháp luật
về mua bán doanh nghiệp mới có tính khả thi và đi vào cuộc sống. Tính khả thi trong việc hồn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp thể hiện qua yêu cầu: Pháp luật mua bán doanh nghiệp phải bảo đảm khung khổ pháp lý cho các chủ thể tiến hành các hoạt động mua bán doanh nghiệp vừa phù hợp với thực tiễn, vừa định liệu trước các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam. Cụ thể:
(i) Mua bán doanh nghiệp chủ yếu diễn ra thông qua việc chuyển nhượng cổ phần, vì vậy Nhà nước phải kiến thiết quy phạm pháp luật chứng khoán để tạo ra các kênh huy động vốn hữu hiện từ các nhà đầu tư vào thị trường mua bán doanh nghiệp.
(ii) Nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp Nhà nước để tạo thêm hàng hóa “doanh nghiệp” trên thị trường mua bán doanh nghiệp; hồn thiện các chính sách pháp luật liên quan đến tài chính, ngân hàng, các định chế tài chính hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư trên thị trường mua bán doanh nghiệp trong tương quan so sánh với quốc gia trong khu vực châu Á và khu vực ASEAN.
(iii) Hoàn thiện hệ thống pháp luật cạnh tranh để hạn chế những tác động tiêu cực của mua bán doanh nghiệp đến cấu trúc cạnh tranh trên thị trường. Hoàn thiện pháp luật về quản trị doanh nghiệp, hợp đồng, pháp luật chứng khoán, pháp luật lao động… nhằm phòng ngừa hạn chế những rủi ro trong hoạt động mua bán doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các cổ đơng ít vốn, người lao động và các bên có liên quan với bên mua, bên bán doanh nghiệp.
(iv) Cần có các chính sách, quy định định hướng cho các nhà đầu tư Việt Nam nhận thức rõ, đầy đủ, chính xác về mua bán doanh nghiệp nhằm tạo thế cân bằng về trình độ, kinh nghiệm giữa nhà đầu tư Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài trên “sân chơi” mua bán doanh nghiệp.