2. Đánh giá các cơng trình khoa học liên quan đến mua bán doanh nghiệp và hướng nghiên cứu của luận án về mua bán doanh nghiệp
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp phải đảm bảo tính minh bạch, thống nhất
minh bạch, thống nhất
Thực trạng pháp luật về mua bán doanh nghiệp như đã phân tích tại chương hai luận án sẽ tác động đến việc hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp. Theo đó, những quy phạm pháp luật điều chỉnh phù hợp với hiện tượng mua bán doanh nghiệp vẫn được kế thừa, những quy phạm pháp luật đang bộc lộ những tồn
tại cần phải sửa đổi. Đồng thời, dự liệu và bổ sung các quy phạm pháp luật mới để điều chỉnh hoạt động mua bán theo kịp với thực tiễn mua bán doanh nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng đối với cơ quan lập pháp. Tuy nhiên, hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp trong mỗi một giai đoạn, trong từng thời điểm đều phải quán triệt và đáp ứng yêu cầu đảm bảo tính minh bạch, thống nhất.
Thứ nhất, tính minh bạch của pháp luật về mua bán doanh nghiệp đòi hỏi việc
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải theo một trình tự rõ ràng, tạo cơ hội cho tất cả các thương nhân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được tham gia đóng góp ý kiến. Các văn bản pháp luật chỉ được công bố công khai, rộng rãi trước khi văn bản đó có hiệu lực thi hành. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp phải đảm bảo tính minh bạch cũng chính là yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về thương mại mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Theo các quy định này, tính minh bạch được xem xét bao gồm minh bạch về chính sách và minh bạch về tiếp cận thị trường. Minh bạch về chính sách u cầu mọi quy định có liên quan đến thương mại của một thành viên phải được công bố công khai, dễ tiếp cận, phù hợp với luật lệ của WTO và áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ.
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã cam kết sẽ thực thi đầy đủ Điều X của Hiệp định GATT 1994, Điều III của Hiệp định GATS và các yêu cầu minh bạch hóa của WTO, kể cả các u cầu về thơng báo, bình luận trước và công khai. Trên thực tế, Việt Nam đã cam kết việc ban hành các văn bản pháp luật thương mại (trong đó có pháp luật về mua bán doanh nghiệp) theo quy định tại Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Nội dung các văn bản pháp luật được đăng công khai trên xuất bản phẩm hay trang thơng tin điện tử (website) chính thức, dùng để cơng bố trước khi văn bản có hiệu lực. Các trang điện tử (website) hoặc xuất bản phẩm này sẽ được cập nhật thường xuyên, được thông báo cho WTO và cho phép các thành viên WTO, các cá nhân, hiệp hội và doanh nghiệp có thể tiếp cận. Theo đánh giá của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, tính minh bạch của văn bản quy phạm pháp luật năm 2012 đã giảm điểm so với điều tra tương tự năm 2011. Việc tiếp cận và áp dụng pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam như phân tích tại chương hai luận án ít nhiều vẫn đang vi phạm yêu cầu về minh bạch hóa thơng tin, đó là một trở ngại rất lớn khi Việt Nam tham gia hội nhập mua bán doanh
nghiệp trên thị trường mua bán doanh nghiệp ở phạm vi toàn cầu. Đây là điều đáng lo ngại vì “minh bạch nói riêng và chất lượng văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh nói chung có ý nghĩa quan trọng trong hiệu quả quản lý Nhà nước cũng như tính hấp dẫn của mơi trường kinh doanh và triển vọng phát triển kinh tế” [21, tr.55].
Tóm lại: Tính minh bạch đối với việc hồn thiện pháp luật thể hiện trong quy
trình, trình tự ban hành pháp luật phải bảo vệ tính minh bạch, giảm thiểu hiện tượng bất cân xứng về mặt thông tin giữa các nhà đầu tư khi tiếp cận chính sách, pháp luật liên quan đến mua bán doanh nghiệp. Nếu minh bạch khi công bố thông tin liên quan đến mua bán doanh nghiệp là một điều kiện cần thì minh bạch trong thực thi pháp luật về mua bán doanh nghiệp là một điều kiện đủ để thúc đẩy sự phát triển của thị trường mua bán doanh nghiệp. Điều đó địi hỏi cần phải ban hành những quy phạm pháp luật xử lý đối với những tổ chức, cá nhân khi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin, không tuân thủ nguyên tắc minh bạch trong quá trình ban hành và thực thi pháp luật nói chung và pháp luật về mua bán doanh nghiệp nói riêng.
Thứ hai, tính thống nhất trong việc hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp theo nghĩa hẹp thể hiện giữa các quy phạm pháp luật và trong mỗi chế định pháp luật về mua bán doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh không mâu thuẫn, không trùng lặp, không chồng chéo. Mặt khác, mua bán doanh nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các quy định pháp luật có liên quan đến mua bán doanh nghiệp được quy định trong các văn bản pháp luật dân sự, đất đai, lao động, tài chính, ngân hàng, sở hữu trí tuệ. Các quy phạm pháp luật trong các văn bản pháp luật nêu trên do nhiều cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành phải có nội dung tương thích khơng mâu thuẫn, khơng chồng chéo về những nguyên tắc chung điều chỉnh các vấn đề pháp lý phát sinh khi mua bán doanh nghiệp.
Thực trạng pháp luật Việt Nam về mua bán doanh nghiệp đang tồn tại các quy định chồng chéo, ví dụ như quy định về nội dung Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã đưa đến hệ quả cơ quan quản lý nhà đầu tư đã “lấn sân” cơ quan đăng ký kinh doanh trong việc có quyền thừa nhận sự ra đời của một doanh nghiệp trên thực tế. Hiện tại ở Việt nam chưa có khung pháp lý thống nhất về mua bán doanh nghiệp. Một trở ngại khác về cách áp dụng pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam đối với quy định: Theo cam kết
mở cửa thị trường của Việt Nam tại các điều ước quốc tế đa phương (cam kết gia nhập WTO) và điều ước quốc tế song phương (ví dụ như Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ) thì nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam trong một số lĩnh vực ngành nghề nhưng nhiều cơ quan nhà nước hiểu và vận dụng quy dịnh đó khác nhau. Chẳng hạn, một số cơ quan đăng ký kinh doanh cho rằng, những ngành nghề không được quy định trong Biểu dịch vụ của cam kết WTO thì khơng được phép chào bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngồi. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nhà đầu tư nước ngồi khơng thể mua lại doanh nghiệp trong những ngành nghề đó thơng qua việc mua hoặc nhận chuyển nhượng cổ phần của doanh nghiệp/ chủ sở hữu doanh nghiệp.
Các quy định về mua bán doanh nghiệp nằm rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau và tồn tại nhiều bất cập như đã phân tích ở chương hai luận án. Một số điểm bất cập cơ bản nhất trên thị trường mua bán, sáp nhập doanh nghiệp nói chung (M&A) và mua bán doanh nghiệp nói riêng ở Việt Nam được các chun gia nước ngồi của cơng ty Pricewaterhouse Coopers đánh giá như sau:
Các nhà đầu tư thiếu kiến thức, kỹ năng về mua bán doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa quen với quy trình thẩm định, thơng tin tài chính chưa minh bạch. Việc định giá lúng túng. Khung pháp lý về mua bán doanh nghiệp nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Hệ thống pháp luật, hoạt động tư vấn, thiết kế tài chính vẫn chưa theo kịp địi hỏi của mua bán doanh nghiệp…thiếu tính rõ ràng trong luật sở hữu, bao gồm việc đưa ra các mức độ về quyền sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài theo cam kết của WTO; có những văn kiện mới chính thức về nguồn vốn/cơ cấu doanh nghiệp được pháp luật cho phép nhưng cơ quan có thẩm quyền có thể chưa quen với việc áp dụng; thiếu các thơng tin có sẵn trên phương tiện thông tin đại chúng; các vấn đề xung quanh việc sửa đổi giấy phép, các u cầu hành chính khác làm chậm tiến trình hồn tất các giao dịch [11].
Tóm lại: Để đảm bảo tính thống nhất của pháp luật về mua bán doanh nghiệp
cần phải áp dụng nguyên lý giữa mối quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật, hạn chế xung đột luật. Hoàn thiện pháp
luật về mua bán doanh nghiệp dựa trên định hướng đảm bảo sự thống nhất của pháp luật có ý nghĩa pháp lý quan trọng nhằm tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư về chính sách, pháp luật của Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực thi pháp luật về mua bán doanh nghiệp.