Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 138 - 142)

2. Đánh giá các cơng trình khoa học liên quan đến mua bán doanh nghiệp và hướng nghiên cứu của luận án về mua bán doanh nghiệp

3.2.1. Nhóm giải pháp chung

Hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán doanh nghiệp: phân công trách nhiệm và sự phối hợp trong hoạt động quản lý mua bán doanh nghiệp của các cơ quan hữu quan.

Thị trường mua bán doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi khung khổ pháp lý được xây dựng đồng bộ; có sự giám sát, điều tiết hoạt động mua bán doanh nghiệp và phối hợp của cơ quan có thẩm quyền về quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý nhà nước trên các khía cạnh liên quan đến mua bán doanh nghiệp gồm có: Hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh; Cục đăng ký sở hữu trí tuệ, Cục đăng ký sở hữu cơng nghiệp đối với các doanh nghiệp có liên quan; Cục quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công thương; Ủy ban chứng khốn nhà nước thuộc Bộ Tài chính; Tổng cục thuế; Các cơ quan quản lý nhà nước về lao động, môi trường, đất đai; Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đối với các doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực có liên quan như ngân hàng,

bảo hiểm, kiểm tốn, viễn thơng… Các cơ quan này phải có sự phối hợp với cơ quan quản lý cạnh tranh về kiểm sốt tập trung kinh tế nói chung và kiểm sốt mua bán doanh nghiệp nói riêng. Điều này tạo áp lực rất lớn cho các cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc một số cơ quan quản lý chuyên ngành vì:

Các cơ quan đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, cơ quan quản lý ngành chưa đủ thông tin để xác định thị trường liên quan, xác định thị phần của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế bởi vì việc xác định những nội dung trên đòi hỏi năng lực thu thập, xử lý thơng tin mang tính chun ngành sâu về cạnh tranh. Cách xác định thị trường và thị phần liên quan theo quy định của Luật cạnh tranh có thể sẽ khác biệt với cách xác định thị phần như cách hiện nay các cơ quan điều tiết ngành đang thực hiện [9, tr.52].

Do vậy, hiện nay, chưa có cơ chế phối hợp và trao đổi thông tin giữa các cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nước về mua bán doanh nghiệp dẫn đến việc nắm bắt các thơng tin về tập trung kinh tế khó khăn và số liệu thu thập được chưa đầy đủ. Nhiều thương vụ mua bán với đối tượng là các công ty niêm yết được thực hiện thông qua Sở Giao dịch chứng khoán tập trung hoặc giao dịch thỏa thuận và những giao dịch này không được thống kê tại các cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong tương lai gần, Nhà nước phải có cơ chế phối hợp hoạt động của các cơ quan này để các cơ quan đó thực hiện hoạt động giám sát, điều tiết quản lý nhà nước về mua bán doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp, thủ tục nhanh, thuận lợi cho các bên mua bán doanh nghiệp đồng thời bảo vệ cạnh tranh trên thị trường và lợi ích chung của nền kinh tế - xã hội.

Nhà nước phải tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các định chế tài chính, tư vấn, các cơ quan truyền thông, tổ chức tư vấn chuyên nghiệp thực hiện vai trò tư vấn, trung gian kết nối và giúp đõ các bên mua bán doanh nghiệp thực hiện thành công các thương vụ mua bán doanh nghiệp

Để có thể thúc đẩy thị trường mua bán doanh nghiệp, Nhà nước cần có các quy hoạch về chính sách, hồn thiện khung khổ pháp lý có cho các định chế tài chính (ngân hàng đầu tư, cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính, cơng ty bảo hiểm, tái bảo hiểm, cơng ty chứng khốn, cơng ty đầu tư chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư quốc gia, công ty quản lý và đầu tư vốn nhà nước); các định chế tư vấn (công ty định giá, công ty tư vấn kiểm tốn, tư

vấn quản lý, tư vấn luật, cơng ty nghiên cứu và điều tra thị trường) và các tổ chức cung cấp thông tin về hoạt động mua bán doanh nghiệp (các tạp chí, chuyên san thông tin về mua bán doanh nghiệp, các hiệp hội, câu lạc bộ) đóng vai trị trung gian trong quá trình mua bán doanh nghiệp.

Mua bán doanh nghiệp thiên về tài chính do đó địi hỏi tính chuyên nghiệp về nghiệp vụ tài chính rất cao. Ở các nước phát triển, các ngân hàng đầu tư hàng đầu thường là các tổ chức trung gian đi đầu trong việc dàn xếp các vụ sáp nhập và mua lại [31, tr.61]. Họ thường tư vấn về các khía cạnh kinh tế, pháp lý để giúp các bên mua bán doanh nghiệp thực hiện các thương vụ mua bán doanh nghiệp có hiệu quả và đúng luật. Ở Việt Nam vai trò của các tổ chức tư vấn về mua bán doanh nghiệp chưa được chú trọng nên các thương vụ mua doanh nghiệp. Một số công ty chứng khoán, kiểm toán tham gia làm trung gian, môi giới cho các bên mua bán doanh nghiệp nhưng do những hạn chế về nhân sự, tính chuyên nghiệp, cơ sở dữ liệu thông tin… nên các tổ chức này chưa trở thành chủ thể trung gian giúp các bên mua bán doanh nghiệp gặp nhau.

Để các thương vụ mua bán doanh nghiệp thành công, cần phải thành lập, khuyến khích phát triển các tổ chức tư vấn về mua bán doanh nghiệp chun nghiệp, có trình độ chun mơn về kinh tế, pháp lý, tài chính. Giai đoạn tới, cơ quan quản lý cạnh tranh nên thành lập các bộ phận tư vấn cho doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế vì những lý do sau:

(i) Giúp các bên nhận định họ có thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục thông báo tập trung kinh tế hoặc thuộc trường hợp bị cấm khơng; phân tích các tác động gây hạn chế cạnh tranh có thể xảy ra trên thị trường nếu vụ tập trung kinh tế đó được thực hiện trên thực tế.

(ii) Giúp các bên hạn chế được phải áp dụng các chế tài xử lý khi không thực hiện nghĩa vụ thông báo (đối với trường hợp phải thông báo tập trung kinh tế) hoặc thực hiện tập trung kinh tế thuộc trường hợp bị cấm tập trung kinh tế (vụ đó cũng khơng được hưởng miễn trừ). Mức phạt với các vi phạm về tập trung kinh tế rất cao có thể lên đến 10% tổng doanh thu của năm tài chính trước năm thực hiện tập trung kinh tế. Trong tương lai, hoạt động mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ càng ngày càng phức tạp hơn, bản thân ban lãnh đạo của doanh nghiệp tham gia mua bán cũng chưa nắm được hệ quả pháp lý xảy ra trong và sau quá trình mua bán doanh nghiệp. Vì vậy, để

tránh được những tổn thất về tài chính nếu các bên “vơ tình” vi phạm pháp luật cạnh tranh hoặc giải quyết hậu quả pháp lý do hợp đồng mua bán doanh nghiệp vơ hiệu thì các bên nên tư vấn cơ quan quản lý cạnh tranh, các cơ quan tư vấn pháp lý…

Xây dựng khung pháp lý cho cơ chế cung cấp và kiểm sốt thơng tin về mua bán doanh nghiệp thông qua việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chung quốc gia về mua bán doanh nghiệp

Ở Việt Nam, hiện nay nhiều cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán doanh nghiệp, tuy nhiên chưa có một số liệu chính thức, thống nhất về các thương vụ mua bán doanh nghiệp trên thực tế. Một số cơng ty có hoạt động thu tập dữ liệu về mua bán doanh nghiệp nhưng các dữ liệu này chỉ mang tính tham khảo, chưa đươc thừa nhận chính thống của Nhà nước. Vì vậy, song song với việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, việc xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về mua bán doanh nghiệp nhằm phục vụ hoạt động tư vấn, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và hiệu quả thực thi pháp luật về mua bán doanh nghiệp. Ví dụ: khi cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp do thực hiện tập trung kinh tế thì cơ quan đăng ký kinh doanh có thể tra cứu các dữ liệu về thị phần của doanh nghiệp đó trên thị trường.

Tóm lại: Kiến thiết khung pháp lý nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về

mua bán doanh nghiệp sẽ tạo cơ sở pháp lý để cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan quản lý chuyên ngành có thể quản lý, kiểm soát được các chủ thể mua bán doanh nghiệp đã thực hiện theo quy định của Luật Cạnh tranh chưa trước khi quyết định cho phép thay đổi đăng ký kinh doanh, thực hiện mua bán doanh nghiệp trong các lĩnh vực chuyên ngành.

Hoàn thiện pháp luật về kế tốn, kiểm tốn doanh nghiệp nhằm minh bạch, cơng khai về doanh thu của doanh nghiệp trên thị trường liên quan

Trên thực tế, ở Việt Nam, khi lấy số liệu doanh thu để tính thị phần của doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và doanh nghiệp thường lấy số liệu về doanh thu của doanh nghiệp tại Tổng cục thống kê. Tuy nhiên, số liệu của Tổng cục Thống kê có thể chưa phản ánh chính xác về doanh thu của doanh nghiệp trên thị trường vì doanh nghiệp thường có hai hệ thống sổ sách kế toán; việc kiểm toán đối với các doanh nghiệp không thuộc sở hữu Nhà nước không được chú trọng; mặt

khác, cách xác định thị trường liên quan của cơ quan thống kê và cơ quan quản lý cạnh tranh có thể dựa trên những tiêu chí khác nhau. Vì vậy, những số liệu mà doanh nghiệp cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền có thể khác biệt so với thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Xuất phát từ thực trạng đó, các doanh nghiệp tham gia mua bán gặp khó khăn khi xác định thị phần của doanh nghiệp mình. Mặt khác, chế tài phạt đối với hành vi không thông báo của doanh nghiệp với cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi mua bán rất cao. Vì hai lý do đó, doanh nghiệp sẽ phải mua số liệu về doanh thu, thị phần của mình tại Tổng cục Thống kê. Trường hợp khơng tiếp cận được thơng tin về doanh thu của mình tại cơ quan thống kê thì doanh nghiệp chọn cách thơng báo về việc mua bán doanh nghiệp tại cơ quan quản lý cạnh tranh để cơ quan quản lý cạnh tranh phải xác định thị phần, doanh thu cho doanh nghiệp. Sau đó, cơ quan quản lý cạnh tranh trả lời: doanh nghiệp không thuộc trường hợp phải thông báo về việc mua bán doanh nghiệp hoặc thuộc trường hợp được mua bán hoặc thuộc trường hợp bị cấm mua bán. Thực tế đó khiến cơ quan quản lý cạnh tranh phải xác định thị phần của cả các doanh nghiệp tham gia mua bán chưa đến ngưỡng phải kiểm sốt và có thể dẫn đến tình trạng cơ quan quản lý cạnh tranh quá tải trong việc kiểm soát mua bán doanh nghiệp. Do vậy, giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về kế toán doanh nghiệp, minh bạch về tài chính của doanh nghiệp và đẩy mạnh hoạt động kiểm toán doanh nghiệp sẽ là điều kiện, tiền đề không thể thiếu trong việc xác định rõ ràng, cụ thể, chính xác về doanh thu của từng doanh nghiệp. Đây là giải pháp để kiểm soát hiệu quả hoạt động mua bán doanh nghiệp có thể gây hậu quả gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường và giảm thiểu tình trạng quá tải cho cơ quan quản lý cạnh tranh trong hoạt động kiểm sốt mua bán doanh nghiệp nói riêng và tập trung kinh tế nói chung.

Một phần của tài liệu Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 138 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)