Thực hành nuôi dưỡng trẻ:

Một phần của tài liệu Hiệu quả bổ sung bột đa vi chất bibomix đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6 23 tháng tuổi sau mắc và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp (Trang 26 - 27)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Một số yếu tố liên quan đến suydinh dưỡng và SDD thấp còi

1.3.2. Thực hành nuôi dưỡng trẻ:

Chế độ ăn của trẻ đóng vai trị quan trọng đối với tình trạng dinh dưỡng của trẻ, phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức và sự hiểu biết của bà mẹ về dinh dưỡng trong đó có ni con bằng sữa mẹ và cho ăn bổ sung hợp lý là hai vấn đề quan trọng nhất.

1.3.2.1. Nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng và tốt nhất cho trẻ sơ sinh, với công thức độc đáo, cân bằng về dinh dưỡng cần thiết cho chức năng tế bào tối ưu và tăng trưởng. Hơn nữa, thành phần các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ thay đổi phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng từng thời kỳ phát triển của trẻ [60]. Sữa mẹ khơng những cung cấp cho trẻ thức ăn có giá trị dinh dưỡng tốt nhất khơng thể thay thế mà còn tác động đến sự phát triển thể lực, trí tuệ của trẻ em cũng như những lới ích khác [43]. Cần cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không nên cai sữa cho trẻ trước 12 tháng, nên cho trẻ bú 18 - 24 tháng. Việc không cho trẻ bú, ngừng bú sớm, không cho con bú khi bị bệnh hoặc ăn bổ sung sớm trước 6 tháng tuổi đều làm tăng tỷ lệ SDD ở trẻ em [43], [25].

Theo báo cáo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020 của Bộ Y Tế cho thấy có sự cải thiện đáng kể về tỷ lệ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tỷ lệ này tăng từ 19,6% (năm 2010) lên 45,4% (năm 2020); trong đó ở khu vực thành thị tỷ lệ này là 55,7%, nông thôn là 40,3% và nông thôn miền núi là 42,7%.

1.3.2.2. Cho trẻ ăn bổ sung:

Là trẻ vừa được bú mẹ, vừa được ăn thêm thức ăn dạng đặc hoặc loãng. Trẻ cần được ăn bổ sung ngồi sữa mẹ khi trịn 6 tháng tuổi (do sữa mẹ chỉ cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong 6 tháng đầu). Ăn bổ sung được coi là hợp lý khi trẻ ăn được các loại thức ăn cung cấp đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡng và đủ số bữa với số lượng thích hợp. Trẻ em phải gánh chịu những hệ lụy từ các thực hành cho ăn và chế độ ăn uống kém dinh dưỡng trong suốt cuộc đời. Việc hấp thụ khơng đầy đủ các chất dinh dưỡng có trong rau củ, trái cây, trứng, cá và thịt để hỗ trợ tăng trưởng khi còn nhỏ khiến trẻ

phải đối mặt với nguy cơ trí não kém phát triển, khả năng học tập yếu kém, hệ miễn dịch kém, tăng tình trạng nhiễm trùng và nguy cơ tử vong. Chế độ ăn uống kém dinh dưỡng ở thời điểm có nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng thiết yếu trên mỗi trọng lượng cơ thể cao hơn bất kỳ giai đoạn nào trong vòng đời khiến trẻ nhỏ dưới hai tuổi trở thành đối tượng dễ gặp phải tất cả các hình thức suy dinh dưỡng nhất - bao gồm thấp còi, gầy còm, thiếu vi chất dinh dưỡng và thừa cân, béo phì [84].

Một phần của tài liệu Hiệu quả bổ sung bột đa vi chất bibomix đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6 23 tháng tuổi sau mắc và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w