Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Biến số, chỉ số và chỉ tiêu nghiên cứu
Thông tin chung và thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ:
-Tuổi, giới của trẻ, con thứ, nghề nghiệp của mẹ, nghề nghiệp của bố, trình độ học vấn của mẹ, trình độ học vấn của bố, số lần trẻ đã mắc NKHHC.
-Thực hành của bà mẹ về thời điểm cho trẻ bú lần đầu, nuôi con bằng sữa mẹ, cho ăn bổ sung…
2.3.1. Tình trạng dinh dưỡng2.3.2. Nhân trắc 2.3.2. Nhân trắc
- Biến số: chiều cao, cân nặng, tuổi, giới tính của trẻ tham gia nghiên cứu. - Chỉ số nhân trắc gồm 3 chỉ số: cân nặng theo tuổi (CN/T); chiều dài theo tuổi (CD/T); cân nặng theo chiều dài (CN/CD) theo chuẩn WHO 2006 [248].
+ Phân loại TTDD cá thể theo Z-Score với các ngưỡng đánh giá như sau. Kích thước đo được - Giá trị TB của Quần thể chuẩn
Z-Score = -------------------------------------------------------------------- Giá trị độ lệch chuẩn của quần thể chuẩn (SD)
Z-Score Các chỉ sớ đánh giá Chiều dài/tuổi Cân nặng/tuổi Cân nặng/
chiều dài BMI/tuổi
> 3 Béo phì Béo phì
> 2 Thừa cân Thừa cân
> 1 Nguy cơ thừacân Nguy cơ thừacân
0 (trung vị) < -1
< -2 Thấp còi Nhẹ cân Gầy còm Gầy còm
< -3 Thấp còinặng Thiếu cânnặng Gầy còm nặng Gầy còm nặng
Các điểm ngưỡng đánh giá tình trạng dinh dưỡng (Các số đo nằm trong các ơ bơi đậm là thuộc giới hạn bình thường).
+ Phân loại mức độ suy dinh dưỡng thiếu cân (underweight) của nhóm trẻ (quần thể) theo WHO-1995 [244].
Mức độ Tỷ lệ % hiện mắc thiếu cân
Thấp < 10,0
Trung bình 10,0 - < 20,0
Cao 20,0 - < 30,0
Rất cao ≥ 30,0
+ Phân loại mức độ suy dinh dưỡng thấp còi (stunting) của nhóm trẻ (quần thể) theo WHO-2018 [231]. Mức độ Tỷ lệ % hiện mắc thấp còi Rất thấp < 2,5 Thấp 2,5 - < 10,0 Trung bình 10,0 - < 20,0 Cao 20,0 - < 30,0 Rất cao ≥ 30,0
2.3.3. Chỉ số Thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ
Bú mẹ sớm lần đầu [250]:
Số trẻ < 24 tháng được bú mẹ trong vòng 1h đầu sau khi sinh Tổng số trẻ < 24 tháng
Trẻ được ăn thức ăn bổ sung đúng thời điểm [250]:
Số trẻ 6 - 8 tháng đã được ăn bổ sung
Tổng số trẻ 6 - 8 tháng
Trẻ bú chai, bình [250]:
Số trẻ <24 tháng ngày hơm qua được bú chai, bình Tổng số trẻ < 24 tháng
2.3.4. Chỉ số hóa sinh, huyết học
- Hemoglobin máu.
- Kẽm huyết thanh.
- Ferritin huyết thanh
- Transferrin huyết thanh
Phương pháp xét nghiệm và ngưỡng đánh giá:
Các xét nghiệm được tiến hành tại khoa xét nghiệm của Bệnh viện sản nhi Hà Nam
Hemoglobin: được xét nghiệm bằng phương pháp đo quang, bước sóng
540nm sử dụng máy Celltac es, Model MEK - 7300K (Nihon Kohden) xuất xứ tại Nhật Bản, đạt chứng chỉ ISO 9001: 2008, ISO 13485: 2000, ISO 13485: 2003, và sử dụng dung dịch kiểm chứng (QC: Quality Control) theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Trong 1 lần xét nghiệm, Hb được định lượng liên tiếp 2 lần, lấy kết quả trung bình để phân tích, trong trường hợp giá trị kết quả 2 lần sai khác nhau >5%, Hb sẽ được định lượng lại. Trẻ có nồng độ Hemoglobin trong máu <105g/L được xác định là thiếu máu, trẻ có nồng độ Hemoglobin trong máu <70g/L được xác định là thiếu máu nặng [246], [40], [255], [165].
Iron, ferritin và transferrin Zinc huyết thanh: Sử dụng máy AU480
Beckman Coulter, Model: AU480 Xuất sứ Nhật Bản, đạt chứng chỉ ISO 13485: 2003. Iron phương pháp đo quang, phép đo điểm cuối, bước sóng chính (Firstly):
600nm. Ferritin phương pháp đo quang; phép đo đa điểm (fixtime) bước sóng chính (Firstly): 600nm. Transferrin phương pháp đo quang, phép đo điểm cuối (end point) bước sóng chính (Firsly): 540nm. Zinc phương pháp đo quang, phép đo điểm cuối (end point), bước sóng chính (Firstly): 570nm, bước sóng phụ (Second): 700nm. Ngưỡng để coi dự trữ sắt thấp là [193], [256], [246]:
- ferritin huyết thanh <12 g/L khi CRP (protein C reactive) âm tính
- hoặc ferritin huyết thanh <30 g/L khi CRP dương tính
- hoặc transferrin huyết thanh > 360 mg/dL
Kẽm huyết thanh: được định lượng theo phương pháp quang phổ hấp phụ
nguyên tử (AAS: Atomic Absorption Spectro-photometry, bước sóng 213,8nm). Đánh giá tình trạng thiếu kẽm dựa vào hướng dẫn của WHO và tổ chức tư vấn kẽm quốc tế. Thiếu kẽm được xác định khi nồng độ kẽm trong huyết thanh <9,9 μmol/L (hay< 65 μg/dL) [148], [259], [120].