Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.4.2. Thực trạng suydinh dưỡng, suydinh dưỡng thấp còi tại Việt Nam
Bên cạnh sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế và việc đảm bảo an ninh lương thực tốt của Việt Nam trong những năm qua, chương trình phịng chống SDD quốc gia đã đóng góp một cách đáng kể trong việc cải thiện tỷ lệ SDD ở cả 3 thể nhẹ cân, thấp cịi và gày cịm thơng qua việc thực hiện một cách hiệu quả hàng loạt các chương trình can thiệp dinh dưỡng cộng đồng [83], [91], [95]. Mặc dù Việt Nam được đánh giá là một quốc gia thành cơng trong việc giảm nhanh tỷ lệ SDD nói chung và SDD thấp cịi nói riêng nhưng theo đánh giá của WHO hiện nay tỷ lệ này vẫn cịn cao.
Hình 1.8. Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi của Việt Nam [97].
Theo số liệu điều tra dinh dưỡng năm 2017 có khoảng 24% trẻ em dưới 5 tuổi thấp cịi, 6% trẻ em dưới 5 tuổi gầy còm, 6% trẻ em dưới 5 tuổi thừa cân, hơn 50% trẻ em dưới 5 tuổi bị đói tiềm ẩn. Báo cáo cũng cảnh báo rằng thói quen ăn uống và việc cho trẻ ăn thực phẩm kém dinh dưỡng đã bắt đầu ngay từ những ngày đầu tiên khi trẻ mới ra đời. Như vậy, ngay từ giai đoạn đầu đời, trẻ em Việt Nam đã không nhận được dinh dưỡng tối ưu.
Tỷ lệ SDD thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 56,5% năm 1990 xuống còn 36,5% năm 2000, giảm khoảng 20% trong vịng một thập kỷ và cũng có xu hướng giảm nhanh hơn ở độ SDD nặng hơn. Năm 2010, tỷ lệ này còn 29,3% và đến năm 2015 còn 24,6%, năm 2018 vẫn còn 23,2% thuộc mức cao theo phân loại của WHO, nhưng gần đây theo Tổng Điều tra dinh dưỡng năm 2020 đã giảm xuống cịn 19,6% (ở mức trung bình) [95], [231], [97].
Hình 1.9. Diễn biến tình trạng suy dinh dưỡng thấp cịi của trẻ dưới 5 tuổi ở Việt Nam [95].
SDD thể thấp còi có xu hướng giảm dần ở cả 8 vùng sinh thái theo thời gian nhưng không đều; Tỷ lệ SDD thấp còi cao nhất ở vùng Tây nguyên (gần 50% năm 2002 xuống còn khoảng 35% năm 2011), tiếp đến là vùng Tây bắc, Đông bắc và Bắc trung bộ (khoảng 40% năm 2002 và giảm chậm còn khoảng 30- 35% năm 2011). Các vùng còn lại là Duyên hải nam trung bộ, đồng bằng Sông cửu long, đồng bằng Sơng hồng và đơng Nam bộ, tuy có sự khác biệt về tỷ lệ SDD thấp còi năm 2002 (dao động trong khoảng từ 26% đến 34%) nhưng tính cho đến năm 2011, tỷ lệ này đã xấp xỉ bằng nhau và ở vào khoảng trên dưới 25%. Một điều đáng chú ý sự biến động về tỷ lệ SDD thấp cịi tại vùng đơng Nam bộ là khá lớn [95].
Hình 1.10. Suy dinh dưỡng thấp cịi khu vực thành thị, nơng thơn tại một số thời điểm [95].
Hình 1.10: Với những số liệu của một số năm được thu thập, báo cáo cho thấy tỷ lệ SDD thấp còi ở Việt Nam theo 2 khu vực thành thị, nông thôn tại một số thời điểm. Có sự khác biệt khá lớn về tỷ lệ thấp còi ở khu vực thành thị và nông thôn. Ở khu vực thành thị vào những năm cuối 2000, tỷ lệ thấp còi đã gần về điểm đầu của mức trung bình theo ngưỡng đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (22,6% năm 2006), trong khi ở nơng thơn tỷ lệ này vẫn cịn ở điểm giữa của mức cao (34,8% năm 2006). Nghiên cứu của Trần Thị Lan tại Quảng Trị, một tỉnh miền núi Trung bộ năm 2011 năm 2013 cho thấy tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ 12 - 36 tháng tuổi lần lượt là 66,5% [42], nhưng nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà tại Bắc Ninh thuộc đồng bằng Bắc bộ năm 2007 chỉ là 34,4% cũng cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ thấp còi giữa hai vùng miền này. Điều này được lý giải bởi sự bất cập trong việc tiếp cận dịch vụ y tế, trình độ dân trí và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa khu vực nông thôn, miền núi so với các thành phố lớn và các khu đô thị. Tỷ lệ SDD giảm, nhưng vẫn cịn cao tại các vùng núi, nơng thơn trong khi tại các thành phố, khu đơ thị có xu hướng tăng tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì [22].
Theo nhóm tuổi, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ SDD nhẹ cân tăng lên lúc trẻ 12 tháng tuổi, duy trì đều ở các tháng tuổi sau đó, trong khi đó tỷ lệ SDD thấp cịi của trẻ tăng dần theo độ tuổi, tăng nhanh từ lúc trẻ 12 tháng tuổi và trẻ từ 12-36 tháng tuổi nằm trong số đối tượng có tỷ lệ SDD cao nhất, đặc biệt ở độ tuổi 24-36 tháng.
Hình 1.11. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo nhóm tuổi [89].
Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ SDD thấp cịi ở nhóm trẻ dưới 6 tháng là thấp nhất, sau đó tăng nhanh vào thời kỳ trẻ 6-23 tháng là thời kỳ trẻ có nguy cơ bị SDD cao hơn do đây là thời kỳ trẻ cai sữa, ăn bổ sung, có nhiều ảnh hưởng đến lượng thức ăn hấp thụ được của trẻ và cũng là thời kỳ trẻ có nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Khả năng miễn dịch tự nhiên giảm, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn và mẹ bắt đầu đi làm cũng là những lý do dẫn đến tỷ lệ SDD tại nhóm 6-23 tháng tuổi cao. Trẻ bị SDD thấp cịi ở giai đoạn này dẫn đến nguy cơ thấp còi vào các giai đoạn tiếp theo. Do đó các nghiên cứu can thiệp dinh dưỡng cần tập trung tác động vào giai đoạn 1000 ngày vàng đầu đời (đặc biệt trẻ từ 6 - 23 tháng tuổi) [89].