Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.5. Suydinh dưỡng và nhiễm khuẩn hô hấp cấp
1.5.2. Đại cương về nhiễm khuẩn hô hấp cấp
Nhiễm khuẩn hơ hấp cấp (NKHHC) là một nhóm bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây nên những tổn thương viêm cấp ở một phần hay tồn bộ hê thống đường hơ hấp kể từ tai, mũi, họng cho đến phổi, màng phổi.
Nhiễm khuẩn hơ hấp cấp khơng những có tỷ lê mắc bệnh cao mà còn bị mắc nhiều lần trong năm, trung bình 1 trẻ trong 1 năm có thể bị nhiễm khuẩn hơ hấp cấp từ 3 -5 lần, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của trẻ, đổng thời làm giảm ngày công lao động của người mẹ [48], [16].
1.5.2.1. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp do virus và vi khuẩn.
1.5.2.2. Các yếu tố nguy cơ
Nhiều cơng trình nghiên cứu ở các nước đang phát triển và ở nước ta đều có nhận xét chung về các yếu tố dễ gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em (yếu tố nguy cơ) [16], [46], [11].
- Trẻ sinh ra có cân nặng thấp (dưới 2500 gam);
- Suy dinh dưỡng cũng là yếu tố dễ mắc nhiễm khuẩn hơ hấp cấp hơn ở trẻ bình thường và khi bị nhiễm khuẩn hơ hấp cấp thì thời gian điều trị kéo dài hơn, tiên lượng xấu hơn.
- Không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ: nguy cơ tử vong do viêm phổi ở trẻ nhóm này cao hơn so với trẻ được ni dưỡng bằng sữa mẹ.
- Ơ nhiễm nội thất, khói bụi trong nhà sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động bảo vê niêm mạc hơ hấp, các lơng rung, q trình tiết chất nhầy cũng như hoạt động của các đại thực bào, sự sản sinh các globulin miễn dịch, do đó trẻ dễ bị nhiễm khuẩn hơ hấp cấp.
- Khói thuốc lá cũng là một yếu tố gây ơ nhiễm khơng khí rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Thời tiết lạnh, thay đổi là điều kiên thuận lợi gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em.
- Ngoài các yếu tố trên, nhà ở chật chội, vê sinh kém, đời sống kinh tế thấp, thiếu vitamin A cũng là những điều kiên làm trẻ dễ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Thiếu vitamin A làm giảm đáp ứng miễn dịch của cơ thể và giảm khả
năng biệt hoá của các tổ chức biểu mơ dễ gây sừng hố niêm mạc, đặc biêt là niêm mạc đường hơ hấp và đường tiêu hố, là ngun nhân chính trẻ dễ bị mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp.
1.5.2.3. Phân loại nhiễm khuẩn hơ hấp cấp
- Phân loại theo vị trí giải phẫu (vị trí tổn thương)
+ Lấy nắp thanh quản làm ranh giới để phân ra nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và đường hơ hấp dưới: nếu tổn thương phía trên nắp thanh quản là nhiễm khuẩn hô hấp trên; tổn thương dưới nắp thanh quản là nhiễm khuẩn hô hấp dưới.
+ Nhiễm khuẩn hô hấp trên là bệnh lý hay gặp và thường nhẹ, bao gổm các trường hợp viêm mũi - họng, VA, viêm amidan, viêm tai giữa, ho, cảm lạnh. Nhiễm khuẩn hơ hấp dưới ít gặp hơn nhưng thường nặng, bao gổm các trường hợp viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản và viêm phổi.
- Phân loại theo mức độ nặng nhẹ
+ Phân loại theo mức độ nặng nhẹ hay được sử dụng trên lâm sàng để tiên lượng và điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp.
+ Nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em có thể có nhiều dấu hiệu lâm sàng, nhưng theo Tổ chức Y tế thế giới có thể dựa vào các triệu chứng như ho, thở nhanh, rút lõm lổng ngực và một số dấu hiệu khác để phân loại xử trí theo mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Bệnh rất nặng: Trẻ có một trong các dấu hiệu nguy kịch dưới đây. Viêm phổi nặng: Trẻ có dấu hiệu rút lõm lổng ngực.
Viêm phổi: Trẻ có dấu hiệu thở nhanh, khơng rút lõm lổng ngực.
Khơng viêm phổi (ho và cảm lạnh): Trẻ chỉ có dấu hiệu ho, chảy nước mũi, không thở nhanh, không rút lõm lổng ngực.
1.5.2.4. Chẩn đốn nhiễm khuẩn hơ hấp cấp
Được xác định nhiễm khuẩn hô hấp cấp (ARI) khi trẻ được chẩn đốn chính một trong các bệnh: Viêm phế quản phổi; Viêm tiểu phế quản; Viêm phổi [82], [81], [16]. (chi tiết tại Phụ lục)