Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.4.1. Thực trạng suydinh dưỡng, suydinh dưỡng thấp còi trên thế giới
Trong những năm qua, mặc dù tình trạng SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới đã được cải thiện một cách đáng kể, tuy vậy SDD thấp còi ở trẻ em vẫn còn chiếm một tỷ lệ khá cao, đặc biệt ở những nước đang phát triển
Theo báo cáo của UNICEF/WHO/WB năm 2013; khu vực Sub-Saharan của châu Phi và Nam Á chiếm khoảng 3/4 tổng số trẻ em thấp cịi trên tồn thế giới. Riêng khu vực cận Sahara của châu Phi có khoảng 40% phần trăm trẻ em dưới 5 tuổi bị thấp còi và ở Nam Á, con số này là 39% [257].
Hì nh 1.5. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em các nước đang phát triển [257].
Số lượng trẻ em dưới 5 tuổi tử vong hàng năm tuy đã giảm so với những năm 1990 nhưng vẫn cịn xấp xỉ 7 triệu trẻ, trong đó có khoảng 2,3 triệu trẻ em tử vong vì những nguyên nhân liên quan đến SDD [229]. Năm 2015, tồn cầu có 156 triệu trẻ em bị SDD thấp còi, chiếm khoảng 23% tổng số trẻ dưới 5 tuổi. nhưng phân bố không đều ở các khu vực trên thế giới trong đó châu Phi chiếm khoảng 60 triệu, khu vực Đông Nam Á chiếm khoảng 59 triệu (tương đương 38% và 33% số trẻ ở khu vực đó) [257]. Năm 2018, cả thế giới vẫn cịn 151 triệu trẻ bị thấp còi (22,2%), 51 triệu trẻ SDD cấp tính (7,5%), 38 triệu trẻ thừa cân béo phì (5,6%) [231].
Năm 2019, trên thế giới, cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ khơng nhận được dinh dưỡng cần thiết để phát triển khoẻ mạnh, người dân ngày càng phải đối mặt với gánh nặng của đa dạng thức suy dinh dưỡng: Có xu hướng giảm nhưng vẫn cịn 149 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thấp còi và gần 50 triệu trẻ em bị gầy còm; 340 triệu trẻ em bị đói tiềm ẩn do thiếu vitamins và khoáng chất; Tỷ lệ trẻ em thừa cân đang tăng lên nhanh chóng [84].
Hình 1.6. Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi phát triển khơng tốt (thấp cịi, gầy cịm hoặc thừa cân) năm 2018 [230].
Theo báo cáo mới nhất của UNICEF/WHO/WB (2021) cho thấy năm 2020, trên tồn cầu vẫn cịn tới 22,0% (149,2 triệu) trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thấp cịi, gầy cịm chưa tính tới tác động của đại dịch COVID-19; nếu tính tới tác động này thì các con số cịn có thể tăng lên đáng kể do những hạn chế trong việc tiếp cận nguồn thực phẩm và các dịch vụ dinh dưỡng thiết yếu trong đại dịch; ví dụ riêng thể SDD gầy cịm có thể tăng thêm 15% (nghĩa là gấp 1,15 lần) so với ước tính [230]. Tỷ lệ SDD thấp cịi theo nhóm tuổi ở trẻ em thay đổi khá nhiều; bắt đầu tăng từ 6 tháng tuổi, cao nhất ở nhóm tuổi từ 12-23 tháng và 24-35 tháng và duy trì mức độ cao ở các nhóm tuổi sau đó. Tỷ lệ trẻ 12 -23 tháng tuổi và 24- 35 tháng tuổi SDD thấp còi < -2SD (năm 2005) ở Tazania là 60,6% và 52%, ở Ấn Độ là 68,6% và 88,2% [169].
Chỉ số HAZ- Score theo chuẩn WHO bắt đầu giảm từ tháng tuổi thứ 5, giảm nhanh từ tháng thứ 10 sau sinh, tăng nhẹ sau 24 tháng, duy trì mức thấp của những tháng tiếp theo [236]. Tại tất cả các vùng trên thế giới, Z-Score trung bình của trẻ 24 tháng tuổi có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ số chiều cao theo tuổi trước và sau 24 tháng tuổi của quần thể chuẩn cho thấy các can thiệp nên triển khai ở các chu kỳ sớm nhất của cuộc đời sẽ có hiệu quả tốt nhất trong phịng
ngừa trẻ SDD. Các hiệu quả của can thiệp nhằm giảm sự chậm tăng trưởng, đặc biệt được nhấn mạnh ở giai đoạn sơ sinh đến 24 tháng tuổi [188], [252].
Hình 1.7. Giá trị Z-Score theo độ tuổi ở trẻ 1 tháng đến 59 tháng [236].
Theo kết quả nghiên cứu của Black và cộng sự; SDD thấp còi thường gặp ở trẻ em trai cao hơn ở trẻ em gái [115]. Nghiên cứu của Henry W trong một phân tích Meta của 16 cuộc điều tra sức khỏe dân số ở vùng Sahara châu Phi cũng cho thấy trẻ trai bị thấp còi nhiều hơn trẻ gái. Giá trị trung bình Z-Score và tỷ lệ thấp cịi của trẻ trai ln thấp hơn trẻ gái, giá trị Z-Score trung bình của trẻ trai là -1,59, trẻ gái là -1,46, p<0,001; tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ trai (40%) cao hơn trẻ gái (36%) [239].