Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Phương pháp thu thập thông tin
2.4.1. Cán bộ điều tra:
Điều tra viên là cán bộ của khoa Hồi sức-cấp cứu Bệnh viện sản nhi Hà Nam được tập huấn thống nhất phương pháp phỏng vấn các bộ câu hỏi liên quan đến đề tài; tập huấn lại phương pháp thu thập các kích thước nhân trắc, lấy mẫu máu. Trong suốt thời gian nghiên cứu, cán bộ phụ trách phần việc nào chịu trách nhiệm phần việc đó, khơng thay đổi.
2.4.2. Công cụ thu thập số liệu
Số liệu được thu thập bằng một bệnh án nghiên cứu đươc thiết kế dựa trên ý kiến chuyên gia, bao gồm các thơng tin:
- Nhóm thơng tin về đặc điểm chung: tuổi, giới, nơi ở, tuổi bố mẹ, trình độ học vấn của bố mẹ, tuổi thai, cân nặng sơ sinh, đặc điểm tiêm chủng.
- Nhóm thơng tin liên quan tới đặc điểm bệnh NKHHC của trẻ: ngày vào viện, ngày ra viện, chẩn đốn, mức độ lâm sàng, số lần NKHHC tính từ khi sinh, số lần nhập viện, kết quả điều trị.
- Nhóm thơng tin về đặc điểm chăm sóc, ni dưỡng:
ăn/uống trước bú lần đầu, chế độ ăn trong 6 tháng đầu.
- Đặc điểm liên quan tới cho ăn bổ sung: thời gian cho ăn dặm, số bữa ăn dặm.
- Nhóm thơng tin kiến thức của bà mẹ: về chế độ ăn của phụ nữ có thai, câng nặng tăng lên khi mang thai, chế độ ăn của phụ nữ cho con bú, lợi ích của ni con bằng sữa mẹ, cách nuôi con bằng sữa mẹ, thời gian nuôi con bằng sữa mẹ; cách chăm sóc khi con bị tiêu chảy, chăm sóc khi bị NKHHC…
2.4.3. Kỹ thuật thu thập thơng tin
- Phỏng vấn thông tin chung và kiến thức thực hành dinh dưỡng của các bà mẹ
Các thông tin chung và kiến thức - thực hành dinh dưỡng của các bà mẹ được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ của trẻ với công cụ là bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn. Các điều tra viên được tập huấn thống nhất phương pháp phỏng vấn, các nội dung phỏng vấn cụ thể trước khi tham gia vào phỏng vấn. Cuộc phỏng vấn được thực hiện tại Bệnh viện khi các bà mẹ cho trẻ đến khám bệnh. Các nội dung của câu hỏi phỏng vấn bao gồm:
+ Các thông tin chung về đặc điểm kinh tế, văn hóa của hộ gia đình trẻ và bố mẹ của trẻ.
+ Thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ như: chăm sóc thai nghén, ni con bằng sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung, chăm sóc trẻ khi trẻ bị bệnh (bệnh tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ).
+ Thực hành phòng chống thiếu vi chất cho trẻ.
- Phỏng vấn về khẩu phần
Điều tra khẩu phần bằng phương pháp hỏi ghi 24 giờ qua:
+ Điều tra viên hỏi ghi toàn bộ thực phẩm mà trẻ ăn uống trong 24 giờ qua tính đến thời điểm điều tra [4].
+ Hỏi tất cả các thực phẩm mà trẻ đã ăn uống (trừ nước trắng), bao gồm ăn tại nhà và bên ngoài nhà, ăn riêng và ăn chung cùng gia đình. Đối với bữa ăn của trẻ tại trường mầm non, cô giáo và điều tra viên phối hợp thực hiện việc ghi chép khẩu phần bữa ăn đó.
Hỏi ghi khẩu phần 24 giờ qua cũng được thực hiện tại thời điểm kết thúc can thiệp, nhằm so sánh đánh giá sự thay đổi trong đáp ứng khẩu phần của trẻ.
- Thu thập thông tin về nhân trắc [143], [248].
Tuổi: tuổi trẻ được tính theo tháng, xác định theo WHO-2006: - Trẻ 6 tháng tuổi: trẻ tròn 6 tháng đến 6 tháng 29 ngày
- Trẻ 11 tháng tuổi: trẻ tròn 11 tháng đến 11 tháng 29 ngày.
- Trẻ 23 tháng tuổi: trẻ tròn 23 tháng đến 23 tháng 29 ngày.
Giới tính: giới tính của trẻ được thu thập bằng bộ câu hỏi. Cân nặng: kỹ thuật cân
+ Dụng cụ: sử dụng cân Seca lịng máng của Đức với độ chính xác 10g. + Chuẩn bị cân: để đảm bảo độ chính xác, trước khi triển khai cân vào mỗi buổi, cân được kiểm tra và điều chỉnh về số 0. Cân được đặt ở vị trí ổn định, chắc chắn, bằng phẳng. Cân trẻ vào buổi sáng; khi cân trẻ chỉ mặc quần áo gọn nhẹ nhất. Người cân đặt trẻ nằm giữa máng cân; đọc và ghi kết quả theo kg với 1 số lẻ.
Chiều dài nằm: kỹ thuật đo
+ Dụng cụ: sử dụng thước bằng gỗ 2 mảnh của UNICEF, có độ chia chính
xác tới 0,1cm.
+ Xác định chiều dài nằm của trẻ: thước được đặt trên bàn chắc chắn. Bỏ tất, giầy dép, mũ... của trẻ. Đặt trẻ nằm ngửa trên mặt thước, đảm bảo 9 điểm chạm: đỉnh chẩm, 2 vai, 2 mơng, 2 bắp chân, 2 gót chân, trục của cơ thể trẻ trùng với trục của thước. Một người giữ đầu trẻ để cho mắt trẻ hướng thẳng lên trần nhà, đỉnh đầu chạm vào êke chỉ số 0. Người thứ 2 giữ thẳng 2 đầu gối của trẻ sao cho 2 gót chân chạm nhau, tay kia đẩy êke di động áp sát vào 2 bàn chân sao cho bàn chân thẳng đứng, vng góc với mặt thước.
Kết quả được ghi theo đơn vị cm với 1 số lẻ và được đo 3 lần; nếu 1 trong 3 lần đo có sai số ≥0,3cm so với các lần đo khác thì phải đo lại; chiều dài nằm được lấy từ số trung bình của 3 lần đo có kết quả gần nhau (Gibson Reference- 2005).
Hình 2.2. Máy xét nghiệm
+ Tất cả các xét nghiệm huyết học/hóa sinh được thực hiện tại khoa xét nghiệm của bệnh viện trước và sau can thiệp, bằng máy sinh hóa tự động AU 480 Beckman coulter, Model: AU480, hãng sản xuất Beckman Coulter xuất sứ tại Nhật Bản. và máy huyết học Celltac ES, Model: MEK-7300K của hãng Nihon Kohden sản xuất tại Nhật Bản, đạt chứng chỉ ISO 9001: 2008, ISO 13485: 2003.
+ Tất cả trẻ tham gia nghiên cứu được lấy mẫu máu tĩnh mạch 2 lần, mỗi lần lấy 3ml vào buổi sáng (7-10 giờ), lần thứ nhất vào thời điểm trước khi can thiệp, lần thứ hai sau khi kết thúc can thiệp.
+ Các dụng cụ phân tích máu, ống nghiệm là loại chuyên dùng cho xét nghiệm máu có xét nghiệm kẽm… được tráng rửa bằng HCl 1%, sấy khô trước khi dùng để loại trừ nhiễm vi khống từ mơi trường.
+ Mẫu máu được cho vào ống nghiệm không chống đông (Vacuette, Greiner Bio One) và chuyển ngay tới Labo và được ly tâm 3000 vòng /phút trong 10 phút. Mẫu huyết thanh được tách vào ống Eppendorf, bảo quản ở nhiệt độ -40oC bằng tủ lạnh Haies Model: Dw - 40L262 sản xuất tại Trung Quốc, và được phân tích sau khi kết thúc can thiệp.