1.2 Phƣơng pháp chiết tách hợp chất tự nhiên
1.2.2.2 Dung môi để chiết tách các hợp chất ra khỏi mẫu cây
Do cấu tạo của cây cỏ hoặc sinh khối thƣờng là những chất liệu đại phân tử (polymer, ví dụ nhƣ cellulose có trong cây cỏ, nấm mốc, thành tế bào vi sinh vật) tƣơng đối trơ, khơng hồ tan trong dung mơi hữu cơ, vì thế việc khảo sát hợp chất thiên nhiên là chiết lấy và khảo sát các chất biến dƣỡng thứ cấp có trọng lƣợng phân tử nhỏ.
Thông thƣờng ngƣời ta muốn nghiên cứu các hợp chất tự nhiên có tính ái dầu có mức độ phân cực khác nhau, tuy nhiên, đôi khi cũng nghiên cứu các hợp chất tự nhiên có tính ái nƣớc. Điều này đƣợc thực hiện bằng cách chiết những hợp chất có trong cây lần lƣợt bằng các dung mơi có tính phân cực tăng dần hoặc chiết một lần lấy tất cả các loại hợp chất bằng cách sử dụng dung mơi vạn năng methanol (có thể chiết hầu hết các loại hợp chất tự nhiên).
Nguyên tắc tổng quát là lựa chọn dung mơi và quy trình phù hợp để chiết tách hợp chất ra khỏi mẫu cây, điều này tuỳ thuộc vào đặc tính của chất biến dƣỡng thứ cấp có trong cây mà ngƣời khảo sát mong muốn tách cô lập. Nhƣ ta đã biết, hợp chất tự nhiên có cấu trúc hóa học đa dạng, với tính chất phân cực khác biệt nên khơng thể có một quy trình tổng qt nào có thể áp dụng chung cho tất cả các nhóm, mà mỗi loại nhóm phải có một số quy trình chiết tách đặc trƣng, vì vậy, trƣớc khi tiến hành thực
nghiệm phải thu thập đầy đủ các tài liệu tham khảo có liên quan trực tiếp trên cây mới có thể chọn đƣợc quy trình phù hợp.
Muốn chiết hợp chất ra khỏi cây cỏ cần chọn dung môi phù hợp, sử dụng kỹ thuật chiết tách phù hợp bằng cách ngâm dầm, bằng máy chiết Soxhlet, ... Sau khi chiết, phần bã cây hay sinh khối còn lại đƣợc loại bỏ, dung môi qua lọc đƣợc thu hồi bằng máy cô quay chân không ở nhiệt độ thấp khoảng 30-40°C vì thực hiện ở nhiệt độ cao có thể làm hƣ hại một vài hợp chất kém bền nhiệt.