Kỹ thuật chiết rắn-lỏng

Một phần của tài liệu 2072110 (Trang 31 - 32)

1.2 Phƣơng pháp chiết tách hợp chất tự nhiên

1.2.3.1 Kỹ thuật chiết rắn-lỏng

a. Kỹ thuật chiết ngấm kiệt

Dụng cụ: gồm một bình ngấm kiệt bằng thủy tinh, hình trụ đứng, dƣới đáy bình là một van khóa để điều chỉnh vận tốc của dung dịch chảy ra, một bình chứa đặt bên dƣới để hứng dung dịch chiết. Phía trên cao của bình ngấm kiệt là bình lóng để dung mơi tinh khiết.

Phƣơng pháp thực hiện: bột cây đƣợc xây thô, lọt đƣợc qua lỗ rây 3 mm. Đáy của bình ngấm kiệt đƣợc lót bằng bơng thủy tinh và một tờ giấy lọc. Bột cây đƣợc đặt vào bình, lên trên lớp bơng thủy tinh, lên gần đầy bình. Đậy bề mặt lớp bơng bằng một tờ giấy lọc và chặn lên trên bằng những viên bi thủy tinh để cho dung môi không làm xáo trộn bề mặt lớp bột. Từ từ rót dung mơi cần chiết vào bình cho đến khi dung mơi phủ xấp xấp phía trên lớp mặt, có thể sử dụng dung mơi nóng hoặc nguội.

Để yên sau một thời gian, thƣờng là 12-24 giờ. Mở van bình ngấm kiệt cho dung dịch chiết chảy ra từng giọt nhanh và đồng thời mở khóa bình lóng để dung mơi tinh khiết chảy xuống bình ngấm kiệt. Điều chỉnh sao cho vận tốc dung môi tinh khiết chảy vào bình ngấm kiệt bằng với vận tốc dung dịch chiết chảy ra khỏi bình.

Kiểm tra việc chiết kiệt mẫu bột cây bằng sắc ký lớp mỏng hoặc nhỏ một giọt dung dịch chiết lên tấm kiếng sạch, để bốc hơi và xem có cịn để lại vết gì trên mặt kiếng hay khơng, nếu khơng cịn vết gì là đã chiết kiệt.

b. Kỹ thuật chiết ngâm dầm

Kỹ thuật chiết ngâm dầm cũng tƣơng tự nhƣ kỹ thật chiết ngấm kiệt nhƣng khơng địi hỏi thiết bị phức tạp, vì thế có thể dễ dàng thao tác với một lƣợng lớn mẫu cây.

Dụng cụ: bình chứa bằng thủy tinh hoặc thép khơng gỉ, hình trụ đứng, có nắp đậy. Phƣơng pháp thực hiện: bột cây đƣợc đặt vào bình, rót dung mơi tinh khiết vào bình cho đến xấp xấp bề mặt của lớp bột cây. Giữ yên ở nhiệt độ phòng trong một đêm hoặc một ngày để cho dung môi xuyên thấm vào cấu trúc của tế bào thực vật và hịa tan các hợp chất tự nhiên. Sau đó, dung dịch chiết đƣợc lọc ngang qua một tờ giấy lọc, cơ quay thu hồi dung mơi sẽ có đƣợc cao chiết. Tiếp theo, rót dung mơi mới vào bình chứa bột cây và tiếp tục quá trình chiết thêm một số lần nữa cho đến khi chiết kiệt mẫu cây.

Có thể gia tăng hiệu quả sự chiết bằng cách thỉnh thoảng đảo trộn, xóc đều lớp bột cây hoặc có thể gắn vào máy lắc để lắc nhẹ (chú ý nắp bình bị bung ra làm dung dịch chiết bị trào ra ngoài).

Mỗi lần ngâm dung mơi, chỉ cần 24 giờ là đủ vì với một lƣợng dung mơi cố định trong bình, mẫu chất chỉ hịa tan vào dung mơi đến đạt mức bão hịa, khơng thể thêm đƣợc nhiều hơn nên có ngâm lâu cũng chỉ làm mất thời gian.

Dung môi sau khi thu hồi đƣợc làm khan nƣớc bằng các chất làm khan và đƣợc tiếp tục sử dụng để chiết các lần sau.

Trong thực nghiệm, việc chiết rắn-lỏng đƣợc áp dụng nhiều, gồm sự ngấm kiệt, sự ngâm dầm, sự trích với máy chiết soxhlet, … Ngồi ra, cịn có sự chiết với phƣơng pháp lôi cuốn hơi nƣớc, phƣơng pháp sử dụng chất lỏng siêu tới hạn.

Một phần của tài liệu 2072110 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)