Tình hình cho vay vốn trung và dài hạn

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long” potx (Trang 58 - 95)

2.2.2.2.1. Cho vay, dư nợ vốn trung và dài hạn.

Bảng 2.10. Tình hình cho vay, dư nợ vốn trung, dài hạn

giai đoạn 2007- 2009.

Đv: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 tăng/giảm

2009/2008 tăng/giảm

Cho vay 127 421 1500 231,5% 256,29%

Dư nợ 112 383 1144 241,96% 198,69%

Nguồn: Báo cáo tài chính NHNT Thăng Long, giai đoạn 2007-2009.

Doanh số cho vay trung dài hạn liên tục tăng rất cao trong giai đoạn 2007-2009. Năm 2008 tăng 294 tỷ đồng, tương ứng 231,5% so với năm 2007.

Năm 2009 tăng lên 1079 tỷ đồng, tương ứng 256,29% so với năm 2008. Mặc dù trong giai đoạn này nền kinh tế có nhiều biến động, nhất là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam nhưng doanh số cho vay trung dài hạn của Chi nhánh vẫn đạt tốc độ tăng rất cao. Điều đó chứng tỏ Chi nhánh đã có những biện pháp đúng đắn để phát triển lĩnh vực này như nỗ lực tìm kiếm các khách hàng mới, phát triển các khách hàng có hoạt động kinh doanh ổn định, tình hình tài chính lành mạnh để đầu tư như CTCP Long Giang TSQ, CTCP Habeco-Hải Phòng, CT T.S.Q Việt Nam.

Do doanh số cho vay tăng nên dư nợ cho vay trung dài hạn cũng có tốc độ tăng trưởng rất cao. Năm 2008, dư nợ cho vay đạt 383 tỷ đồng, tăng 271 tỷ tương đương 241,96% so với năm 2007. Năm 2009 đạt 1144 tỷ đồng, tăng 761 tỷ đồng tương ứng 198,69% so với năm 2008.

Bảng 2.11. Cơ cấu dư nợ tín dụng trung dài hạn trong tổng dư nợ giai đoạn 2007-2009.

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 574 100% 1678 100% 2200 100% - Ngắn hạn 462 80,5% 1295 77,2% 1056 48%

-Trung dài hạn 112 19,5% 383 22,8% 1144 52%

Nguồn: Báo cáo tài chính NHNT Thăng Long, giai đoạn 2007-2009.

Bên cạnh việc tổng dư nợ tín dụng liên tục tăng cao trong giai đoạn 2007-2009, dư nợ tín dụng trung dài hạn trong 2 năm 2007, 2008 chiếm một tỷ trọng tương đối thấp so với tổng dư nợ tín dụng. Cụ thể: năm 2007 chiếm 19,5% tổng dư nợ, năm 2008 tăng lên 22,8 % tổng dư nợ. Điều này có thể giải thích là trong giai đoạn này nền kinh tế có nhiều biến động, tình hình lạm phát tăng cao, suy thoái kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nên cũng hạn chế việc vay vốn đầu tư trung dài hạn, vốn là nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc trang thiết bị mới,...

Song, đến năm 2009, tỷ trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn trong tổng dư nợ đã tăng lên rất nhiều( chiếm 52%), lớn hơn cả tỷ trọng dư nợ ngắn hạn( chỉ còn 48%). 0 500 1000 1500 2000 2500 2007 2008 2009 Tổng Ngắn hạn Trung dài hạn

Biểu đồ 1: Tương quan dư nợ ngắn hạn, trung dài hạn

giai đoạn 2007- 2009.

Điều này có thể cho thấy mặc dù việc cho vay trung dài hạn gặp nhiều rủi ro hơn so với cho vay ngắn hạn do các loại rủi ro có thể gặp như: rủi ro kỳ hạn, rủi ro lãi suất... nhưng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế là tương đối cao, có nhiều dự án đầu tư trung dài hạn có hiệu quả. Bên cạnh đó công tác Marketing ngân hàng ở Chi nhánh hoạt động tốt, chủ động tìm kiếm các dự án có hiệu quả để cho vay...

Nhưng ta có thể thấy rằng, trong khi tỷ lệ huy động vốn trung dài hạn liên tục giảm qua các năm, đến năm 2009, chỉ còn chiếm 6,5% tổng vốn huy động thì tỷ lệ cho vay lại tăng cao, đến năm 2009 đã chiếm đến 52% tổng dư nợ tín dụng. Bên cạnh đó, Nhà nước đã ban hành quyết định chỉ cho phép sử dụng tối đa 25% nguồn ngắn hạn để đầu tư nguồn trung dài hạn nên bắt buộc ngân hàng phải sử dụng nhiều vốn tự có hoặc vay từ ngân hàng Trung ương hoặc vay nợ nước ngoài,...Đây cũng là một khó khăn cho ngân hàng vì vốn tự có của các Ngân hàng Việt Nam thường nhỏ, không đáp ứng được yêu cầu và việc đi vay cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Bảng 2.12. Hiệu suất sử dụng vốn vay trung dài hạn giai đoạn 2007-2009.

Đơn vị tính: tỷ đồng.

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Tổng dư nợ trung dài hạn. 112 383 1144 Tổng vốn huy động trung dài hạn 190 325 210

Hiệu suất sử dụng 0.59 1,12 5,4

Nguồn: Báo cáo tài chính NHNT Thăng Long, giai đoạn 2007-2009.

Qua bảng số liệu ta thấy, chỉ có năm 2007 hiệu suất sử dụng nhỏ hơn 1, còn hai năm 2008, 2009 hiệu suất này đều lớn hơn 1, đặc biệt năm 2009, con số này đã lên đến hơn 5 chứng tỏ hiệu quả sử dụng của một đồng vốn là rất cao.

- Vòng quay vốn tín dụng.

Bảng 2.13. Vòng quay vốn tín dụng giai đoạn 2007- 2009.

Đơn vị tính: tỷ đồng.

Chỉ tiêu Năm 2007 năm 2008 năm 2009

Doanh số cho vay trung dài hạn 127 421 1500

Dư nợ cho vay trung dài hạn 112 383 1144

Vòng quay vốn tín dụng 1,13 1,09 1,3

Nguồn: Báo cáo tài chính NHNT Thăng Long, giai đoạn 2007-2009.

Tỷ lệ này tương đối lớn thể hiện doanh nghiệp có khả năng khai thác, quản lý, sử dụng đồng vốn tương đối tốt, nhưng sự tăng trưởng không đều đặn. Năm 2008, vòng quay vốn tín dụng trung dài hạn thấp hơn so với năm 2007. Điều này cũng dễ lý giải, đó là thời điểm khủng hoảng kinh tế đang diễn ra hết sức nặng nề nên các doanh nghiệp ít vay vốn trung dài hạn để đầu tư mở rộng sản xuất, chủ yếu chỉ tập trung vay vốn ngắn hạn đảm bảo sản xuất.

2.2.2.2.2. Dư nợ theo nội tệ, ngoại tệ.

Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam là Ngân hàng có nhiều lợi thế về việc cho vay bằng ngoại tệ. Tỷ lệ này tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương

Thăng Long năm 2009 là 36,5%, không phải là một tỷ lệ cao.

Bảng 1.14.Dư nợ theo nội tệ, ngoại tệ năm 2009.

Đơn vị tính: tỷ đồng.

Chỉ tiêu Số tiền(tỷ đồng) Tỷ trọng( %)

Tổng 1144 100

VND 726 63,5

Ngoại tệ quy đổi VND 418 36,5

Nguồn: Báo cáo tài chính NHNT Thăng Long năm 2009.

Việc vay vốn bằng đồng ngoại tệ chứa đựng nhiều rủi ro, không chỉ là những rủi ro thông thường mà còn phải đối phó với rủi ro về tỷ giá hối đoái (đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng tài chính như hiện nay). Việc đồng Việt Nam bị mất giá so với đồng ngoại tệ thời gian qua gây ra tâm lý e ngại đối với khách hàng vay vốn bằng ngoại tệ. Hơn nữa trong năm 2009 lãi suất bằng đồng Việt Nam giảm so với năm 2008( lãi suất cho vay năm 2009 khoảng 14-15% thấp hơn lãi suất cho vay năm 2008, có lúc lên đến 25%)và Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn 4% với những khoản vay bằng VND, do đó các doanh nghiệp được khuyến khích vay bằng nội tệ và lãi suất cho vay thấp nên doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí vốn vay. Tuy nhiên đây sẽ không phải là xu hướng tốt vì ngân hàng Ngoại Thương là một ngân hàng có tiềm lực mạnh về vốn ngoại tệ và có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp tín dụng bằng USD, nên việc tỷ lệ cho vay bằng USD thấp sẽ làm cho một lượng vốn lớn ngoại tệ bị ứ đọng.

2.2.2.2.3. Dư nợ theo thành phần kinh tế.

Bảng 1.15: Dư nợ theo thành phần kinh tế doanh nghiệp được vay

hỗ trợ lãi suất năm 2009.

Đv: tỷ đồng.

Chỉ tiêu Số doanh nghiệp Số tiền

Quốc doanh 8 26

Ngoài quốc doanh 10 255

Tổng 18 281

Theo số liệu ở trên ta thấy, dư nợ tín dụng trung dài hạn được hỗ trợ lãi suất của Chi nhánh Thăng Lonh năm 2009 tập trung chủ yếu ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Năm 2009, tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh được hỗ trợ lãi suất chiếm 90%, doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm 10%. Khách hàng chủ yếu của Chi nhánh là các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

Việc dư nợ tín dụng được hỗ trợ lãi suất năm 2009 của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao bởi thực tế cho thấy: khi tình hình kinh tế xã hội biến động thì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải chịu nhiều thiệt hại hơn vì cơ sở vật chất thiếu thốn, không được bảo hộ bởi Nhà nước,...nên họ là đối tượng cần vay vốn hơn cả.

Đầu tư vào khu vực ngoài quốc doanh Chi nhánh sẽ gặp nhiều rủi ro hơn, ngay cả trong trường hợp có tài sản thế chấp thì ngân hàng cũng rất khó khăn trong việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi vốn: giá của tài sản thế chấp luôn biến động, có thể lúc đánh giá là cao nhưng khi phát mại thì giá của tài sản lại ở mức thấp. Mặt khác, trung tâm bán đấu giá tại Việt Nam hoạt động chưa có hiệu quả nên việc bán tài sản là vấn đề phức tạp. Nhiều trường hợp khách hàng sở hữu một tài sản nhưng lại mang đi thế chấp tại nhiều ngân hàng khác nhau mà các cán bộ của Ngân hàng khi thẩm định rất khó phát hiện. Tình trạng này cũng gây ra khó khăn cho ngân hàng khi tiến hành phát mại tài sản. Hơn nữa có nhiều công ty ngoài quốc doanh trình độ tổ chức kém, đội ngũ nhân viên yếu về chuyên môn, nghiệp vụ vì vậy mà rủi ro xảy ra đối với thành phần kinh tế này là lớn. Tuy nhiên, những rủi ro này cũng có thể xảy ra đối với thành phần kinh tế quốc doanh.

Nhưng việc tỷ trọng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh quá cao chỉ là tạm thời trong bối cảnh kinh tế xã hội khó khăn. Đầu năm 2010, khi gói hỗ trợ lãi suất 4% của Chính phủ hết hiệu lực, tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh sẽ tăng lên, để phù hợp với định hướng phát triển của nước ta trong đó ngành kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, trong những năm tới ngân hàng ngoại thương cũng cần có những biện pháp đẩy mạnh cho vay với kinh tế ngoài quốc doanh vì đâu là khu vực kinh tế rất năng động và tất nhiên nhu cầu vốn cũng lớn.

2.2.2.2.4. Dư nợ theo ngành kinh tế.

Bảng 1.16. Dư nợ theo ngành kinh tế doanh nghiệp được vay

hỗ trợ lãi suất năm 2009.

Đv: Tỷ đồng.

Nguồn: Báo cáo tài chính NHNT Thăng Long năm 2009.

Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thăng Long cho vay hỗ trợ lãi suất chủ yếu ở 4 ngành kinh tế: ngành công nghiệp chế biến; Ngành xây dựng (trừ công trình xây dựng văn phòng, cao ốc cho thuê, công trình xây dựng, sửa chữa mua nhà để bán); Ngành thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, môtô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình; Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc song tỷ trọng cho vay hỗ trợ lãi suất giữa các ngành có sự chênh lệch lớn. Tỷ trọng cho vay ngành công nghiệp chế biến, chiếm 78,29%. Tỷ trọng cho vay ngành thương nghiệp và vận tải thấp, chỉ chiếm khoảng 3-4% vì các doanh nghiệp đang gặp phải những khó khăn trong sản xuất kinh doanh do suy thoái kinh tế. Chi nhánh cũng hạn chế cho vay vốn đối với ngành xây dựng như văn phòng cao ốc, nhà để bán,... vì đây cũng là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, tỷ trọng cho vay ngành công nghiệp chế biến của Chi nhánh là quá lớn: 78,29%. Như vậy Chi nhánh sẽ có nguy cơ gặp phải rất nhiều rủi ro khi có những biến động lớn về ngành. Kinh nghiệm cho thấy nên đầu tư phân tán và đồng đều hơn trong các ngành, tránh tập trung quá lớn vào một ngành nào đó để hạn chế được rủi ro cho Ngân hàng khi những rủi ro ngành xảy ra.

Chỉ tiêu Số doanh nghiệp Số tiền Tỷ trọng

Ngành CN chế biến 10 220 78,29%

Ngành xây dựng 6 40 14,23%

Ngành thương nghiệp 1 12 4,3%

Vận tải, kho bãi,TTLL 1 9 3,18%

2.2.2.3. Tình hình nợ quá hạn trung dài hạn.

Bảng 2.17. Tình hình nợ quá hạn trung dài hạn giai đoạn 2007-2009.

Đv: tỷ đồng.

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Nợ quá hạn 4 5 4 Tổng dư nợ 112 383 1144 Tỷ lệ nợ quá hạn 3,57% 1,3% 0,35%

Nguồn: Báo cáo tài chính NHNT Thăng Long, giai đoạn 2007-2009.

Tổng dư nợ tín dụng trung dài hạn trong giai đoạn 2007-2009 tăng cao(năm 2008 tăng gấp 3,4 lần năm 2007, năm 2009 tăng gấp 3 lần năm 2008) nhưng nợ quá hạn của Chi nhánh dường như giữ nguyên, thay đổi ở một tỷ lệ rất thấp (chỉ khoảng 4-5 tỷ). Bởi vậy, tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn của Chi nhánh liên tục giảm, và giữ ở mức rất thấp. Năm 2007, tỷ lệ này là 3,57% và giảm xuống chỉ còn 0,35% trong năm 2009. Đạt được kết quả đó là do Chi nhánh đã tích cực tập trung thu hồi nợ xấu nhằm khắc phục triệt để những tồn tại do việc cho vay các đơn vị xây dựng trước đây. Các khách hàng vay vốn tại chi nhánh phần lớn có tình hình kinh doanh tốt. Theo số liệu thống kê tổng hợp kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh đến quý III/2009, có 71 doanh nghiệp xếp hạng A đến AAA, chiếm 65%; 29 doanh nghiệp xếp hạng từ BBB đến B, chiếm 26,6% tổng số khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh.

0 10 20 30 40 50 60 2007 2008 2009 Tổng nợ quá hạn ngắn hạn trung dài hạn

Biểu đồ 2: Tương quan nợ quá hạn ngắn hạn, trung dài hạn giai đoạn 2007-2009.

Nợ quá hạn của Chi nhánh tập trung chủ yếu ở nợ ngắn hạn.Nói đến kinh doanh không thể không nói đến rủi ro mà nghề ngân hàng được biết đến như là một ngành có nhiều rủi ro nhất mà đặc biệt là trong hoạt động tín dụng trung dài hạn do thời hạn cho vay dài, nguồn vốn lớn,.... Rủi ro này có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan và từ nhiều phía gây ra như rủi ro về kỳ hạn, rủi ro đạo đức khách hàng, rủi ro về tỷ giá,lãi suất, rủi ro về thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh,...bởi vậy tình hình nợ quá hạn là không thể tránh khỏi. Vấn đề đặt ra đối với ngân hàng là giảm tối đa các khoản nợ quá hạn để vừa tránh được rủi ro, vừa đảm bảo lợi nhuận cũng như việc xử lý các khoản nợ quá hạn đó như thế nào.

2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng trung, dài hạn tai Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- chi nhánh Thăng Long. TMCP Ngoại Thương Việt Nam- chi nhánh Thăng Long.

2.3.1. Những kết quả đạt được.

- Trong năm qua, tín dụng trung dài hạn đã thực hiện phương châm đổi mới cơ chế, lĩnh vực đầu tư nền kinh tế theo chiều sâu.Mặc dù có nhiều khó khăn từ nền kinh tế nhưng dư nợ tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh vẫn tăng trưởng với tốc độ rất cao đồng thời tỷ trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn trong tổng dư nợ cũng liên tục tăng cao nhất là trong năm 2009. Điều đó chứng tỏ Chi nhánh đã thực hiện tốt việc cung ứng vốn tín dụng trung dài hạn cho nền kinh tế và đã đáp ứngđược nhu cầu tái sản xuất mở rộng, xây dựng nhà xưởng, đổi mới công nghệ,... của các doanh nghiệp. Từ đó đã tạo ra được những khách hàng truyền thống như các Tổng công ty lớn của cả nước. Phát triển khả năng cho vay trong cả hai khu vực trong và ngoài quốc doanh.

- Chất lượng các khoản tín dụng trung dài hạn thời gian gần đây được nâng cao rõ rệt vì ngân hàng đã thực hiện tốt các khâu giám sát khách hàng trước, trong và sau khi cấp tín dụng đồng thời thực hiện nghiêm túc quy trình

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long” potx (Trang 58 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)