Những nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long” potx (Trang 35 - 39)

Bên cạnh những nhân tố khách quan như ở trên, chất lượng tín dụng trung và dài hạn còn bị ảnh hưởng bởi những nhân tố chủ quan như:

1.3.2.1. Về phía khách hàng.

- Năng lực của khách hàng.

Mọi khách hàng khi đi vay đều mong muốn món vay đem lại hiệu quả nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được điều đó. Nhiều khi do năng lực bị hạn chế, họ không dự đoán được những thay đổi của thị trường như sự lên xuống của nhu cầu về hàng hóa, không thích ứng được với môi trường pháp lý thay đổi hoặc do yếu kém trong quản lý, trong việc giới thiệu, quảng cáo sản phẩm mà hoạt động của doanh nghiệp không thể phát triển hoặc do thiếu kinh nghiệm trên thương trường mà doanh nghiệp dễ dàng bị gục ngã trong cạnh tranh…Tất cả những yếu tố như vậy sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng hay mối quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng.

- Sự trung thực của khách hàng.

Việc sử dụng vốn vay sai mục đích có thể gây hậu quả rất lớn đối với cả ngân hàng và doanh nghiệp. Khi khách hàng gửi đến ngân hàng hồ sơ vay vốn, ngân hàng phải tiến hàng thẩm định kỹ càng trước khi cho vay. Điều đó đã giảm thiểu được rủi ro đối với cả hai bên: khách hàng và doanh nghiêp. Nhưng nếu khách hàng trung thực, sử dụng vốn vay sai mục đích sẽ dẫn đến những rủi ro lớn, gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây sụp đổ ngân hàng. Ví dụ doanh nghiệp sử dụng vốn vay vào đầu tư bất động sản hay những tài sản có biến động lớn trên thị trường, sau đó các tài sản này bị sụt giá dẫn đến việc doanh nghiệp không trả được nợ cho ngân hàng. Các doanh nghiệp còn chiếm dụng vốn lẫn nhau dẫn đến các doanh nghiệp làm ăn nghiêm chỉnh gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.

- Rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng.

Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽ xảy ra nếu việc tính toán triển khai dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không được thực hiện kỹ càng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, cho dù phương án sản xuất kinh doanh của người đi vay đã được tính toán một cách chi tiết, khoa học, chính

xác đến mức tối đa thì công việc đầu tư vẫn luôn chứa đựng khả năng xảy ra rủi ro do những thay đổi bất ngờ, ngoài ý muốn và bất khả kháng của các điều kiện sản xuất kinh doanh, gây tác động xấu đến công việc làm ăn, mang lại rủi ro cho doanh nghiệp, từ đó cũng sẽ mang lại rủi ro cho hoạt động tín dụng trung, dài hạn.

1.3.2.2. Về phía ngân hàng.

- Công tác thẩm định.

Thẩm định là một khâu hết sức quan trọng trong nội dung nghiệp vụ cho vay nói chung và đặc biệt là các khoản cho vay trung, dài hạn vì các khoản cho vay trung dài hạn thường có quy mô lớn, lãi suất cao, thời hạn dài nên chứa đựng nhiều rủi ro, có thể gây ảnh hưởng lớn đến ngân hàng.

Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức, xem xét một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng đến công cuộc đầu tư để ra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư. Mục đích của việc này là nhằm giúp ngân hàng rút ra kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra của dự án để đưa ra quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay. Thông qua công tác thẩm định, ngân hàng sẽ phát hiện, bổ sung thêm những giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi của dự án đồng thời làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, mức thu nợ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Bởi vậy, nếu công tác thẩm định được thực hiện tốt, chất lượng, kỹ càng sẽ làm giảm rủi ro cho tín dụng trung dài hạn, giúp ngân hàng ổn định được khoản vay, thu được lợi nhuận.

- Chính sách tín dụng.

Nếu chính sách tín dụng chung là kim chỉ nam cho mọi hoạt động tín dụng thì chính sách tín dụng của một ngân hàng cụ thể là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đó. Chính sách tín dụng vừa phải phù hợp với đường lối phát triển của nhà nước vừa phải đảm bảo kết hợp hài hoà quyền lợi của người gửi tiền, người đi vay và quyền lợi của chính bản thân ngân hàng. Chính sách tín dụng phải tạo ra sự công bằng, đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng và đảm bảo sức hấp dẫn đối với khách hàng. Một chính sách tín dụng đồng bộ, thống nhấtvà đầy đủ, đúng đắn sẽ xác định phương hướng đúng đắn cho cán bộ tín dụng. Ngược lại, một chính sách tín dụng không đầy đủ, đúng đắn và thống

nhất sẽ tạo ra định hướng lệch lạc cho hoạt động tín dụng, dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng tạo kẽ hở cho người sử dụng vốn không đem lại hiệu quả kinh tế, dẫn đến rủi ro tín dụng. Nếu đặt một mức lãi suất cho vay quá cao sẽ dẫn đến việc các doanh nghiệp không vay được vốn, gây ứ đọng vốn cho ngân hàng, gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Ngược lại, nếu ngân hàng cho vay ở mức lãi suất quá thấp sẽ có quá nhiều doanh nghiệp đến vay vốn và ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu. Bên cạnh đó, ngân hàng còn khó có thể bù đắp được lãi suất huy động khi lãi suất cho vay thấp như vậy.

- Chất lượng nhân sự.

Trong mọi hoàn cảnh, con người luôn là yếu tố quyết định và trong ngân hàng cũng vậy, con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng nói riêng cũng như trong hoạt động của ngân hàng nói chung. Chất lượng nhân sự luôn là yếu tố được các ngân hàng đặt lên hàng đầu nhất là trong nền kinh tế tri thức như hiện nay. Việc tuyển chọn nhân sự có đại đức nghề nghiệp tốt, trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm, am hiểu thị trường, nắm vững những văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng,... sẽ giúp ngân hàng ngăn ngừa được những sai phạm trong hoạt động tín dụng. Ngược lại, đối với những cán bộ không được đào tạo đầy đủ, không am hiểu về ngành kinh doanh mình đang tài trợ trong khi ngân hàng không có đủ các số liệu thống kê, các chỉ tiêu để phân tích, so sánh, đánh giá sẽ có nguy cơ dẫn đến việc xác định sai hiệu quả dự án, gây những rủi ro cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

- Công tác tổ chức của ngân hàng.

Công tác tổ chức không chỉ tác động tới hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng mà còn tác động tới mọi hoạt động của ngân hàng. Nếu công tác tổ chức không khoa học sẽ làm mọi hoạt động không được trôi chảy, không theo dõi sát sao được công việc. Sự phân công công việc nếu không hợp lý, khoa học sẽ dẫn đến sự không rõ ràng, chồng chéo khiến cho các cán bộ tín dụng ỷ lại, thiếu trách nhiệm đối với công việc của mình, đồng thời không sử dụng được các nguồn lực một cách có hiệu quả vì mỗi cán bộ không phát huy hết được những khả năng của bản thân. Nếu được tổ chức tốt, các công việc đối với một món vay sẽ được

thực hiện tuần tự, chặt chẽ, vừa đảm bảo về mặt thời gian vừa không có sự sơ hở nên sẽ làm cho chất lượng của món vay được nâng cao.

- Thông tin tín dụng.

Thông tin luôn là một yếu tố hết sức quan trọng trong mọi hoạt động. Nếu ngân hàng có những thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về khách hàng thì công tác tín dụng của ngân hàng càng được thực hiện tốt và các rủi ro sẽ được hạn chế ở mức thấp nhất có thể, chất lượng tín dụng được nâng cao hơn. Ngược lại, nếu các thông tin là không đầy đủ, thiếu chính xác và kịp thời sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng cao làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOI

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long” potx (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)