Xử lý linh hoạt các tình huống trong quá trình cho vay

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long” potx (Trang 82 - 83)

Đây thực chất là giải pháp mang tính chất "chữa cháy" hơn là tính chất "phòng ngừa". Thực hiện giải pháp này, cán bộ tín dụng cần phải thường xuyên theo dõi sát sao tình hình thực tế cơ sở, đốc thúc thu nợ, lãi đúng hạn, tuyệt đối không để khách hàng có cảm giác là Chi nhánh không quan tâm tới mục tiêu thu

hồi nợ lãi. Tuy nhiên, trong khi thu nợ sớm hoặc đốc thúc thu nợ lãi, cán bộ tín dụng nên sử dụng các biện pháp nghệ thuật ứng xử, nghiệp vụ phù hợp để vừa thu hồi được vốn vừa không làm mất lòng khách hàng.

Trong trường hợp, khách hàng không trả được nợ, nhưng còn khả năng phát triển bởi hiện tại họ đang gặp khó khăn do những nguyên nhân bất khả kháng, thì cán bộ tín dụng có thể lập bảng tường trình và đơn xin gia hạn nợ, tư vấn cho doanh nghiệp các vấn đề để giải quyết khó khăn hoặc cho vay thêm đối với khách hàng đó.

Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng phải tăng cường các biện pháp thu nợ, đảm bảo trả nợ và lãi vay Ngân hàng của khách hàng. Nếu thẩm định dự án là khâu đầu tiên và là khâu quyết định để cho vay đối với dự án thì quá trình đưa vốn ra theo dõi đôn đốc thu nợ cũng là khâu không kém phần quan trọng.

Khi một dự án đầu tư trung và dài hạn được cho vay theo đúng mục đích, đúng thời điểm, đúng số vốn ghi trong hợp đồng tín dụng thì công việc quản lý vốn vay ở đây là theo dõi kiểm tra xem doanh nghiệp có sử dụng tiền đúng mục đích. Việc kiểm tra nàyđược thực hiện thông qua các chứng từ, hóa đơn, hợp đồng giá cả,... Ngoài ra phải theo dõi, bám sát mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đánh giá chính xác những diễn biến trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, phát hiện kịp thời khả năng có thể phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi,... để có những biện pháp xử lý ngay. Lịch trả nợ gốc và lãi vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng phải được theo dõi hàng ngày.

Để hạn chế nợ quá hạn thì Chi nhánh cần có những biện pháp thích hợp như tư vấn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để giúp đỡ doanh nghiệp tháo gỡ mọi khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Tuyệt đối không cho vay khoản mới khi chưa hết nợ cũ, không lấy nợ nuôi nợ.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long” potx (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)