Bảng 2.17. Tình hình nợ quá hạn trung dài hạn giai đoạn 2007-2009.
Đv: tỷ đồng.
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Nợ quá hạn 4 5 4 Tổng dư nợ 112 383 1144 Tỷ lệ nợ quá hạn 3,57% 1,3% 0,35%
Nguồn: Báo cáo tài chính NHNT Thăng Long, giai đoạn 2007-2009.
Tổng dư nợ tín dụng trung dài hạn trong giai đoạn 2007-2009 tăng cao(năm 2008 tăng gấp 3,4 lần năm 2007, năm 2009 tăng gấp 3 lần năm 2008) nhưng nợ quá hạn của Chi nhánh dường như giữ nguyên, thay đổi ở một tỷ lệ rất thấp (chỉ khoảng 4-5 tỷ). Bởi vậy, tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn của Chi nhánh liên tục giảm, và giữ ở mức rất thấp. Năm 2007, tỷ lệ này là 3,57% và giảm xuống chỉ còn 0,35% trong năm 2009. Đạt được kết quả đó là do Chi nhánh đã tích cực tập trung thu hồi nợ xấu nhằm khắc phục triệt để những tồn tại do việc cho vay các đơn vị xây dựng trước đây. Các khách hàng vay vốn tại chi nhánh phần lớn có tình hình kinh doanh tốt. Theo số liệu thống kê tổng hợp kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh đến quý III/2009, có 71 doanh nghiệp xếp hạng A đến AAA, chiếm 65%; 29 doanh nghiệp xếp hạng từ BBB đến B, chiếm 26,6% tổng số khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh.
0 10 20 30 40 50 60 2007 2008 2009 Tổng nợ quá hạn ngắn hạn trung dài hạn
Biểu đồ 2: Tương quan nợ quá hạn ngắn hạn, trung dài hạn giai đoạn 2007-2009.
Nợ quá hạn của Chi nhánh tập trung chủ yếu ở nợ ngắn hạn.Nói đến kinh doanh không thể không nói đến rủi ro mà nghề ngân hàng được biết đến như là một ngành có nhiều rủi ro nhất mà đặc biệt là trong hoạt động tín dụng trung dài hạn do thời hạn cho vay dài, nguồn vốn lớn,.... Rủi ro này có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan và từ nhiều phía gây ra như rủi ro về kỳ hạn, rủi ro đạo đức khách hàng, rủi ro về tỷ giá,lãi suất, rủi ro về thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh,...bởi vậy tình hình nợ quá hạn là không thể tránh khỏi. Vấn đề đặt ra đối với ngân hàng là giảm tối đa các khoản nợ quá hạn để vừa tránh được rủi ro, vừa đảm bảo lợi nhuận cũng như việc xử lý các khoản nợ quá hạn đó như thế nào.