Luôn luôn dự báo các rủi ro tiềm ẩn trong tín dụng trung dài hạn và có

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long” potx (Trang 83 - 84)

và có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

Như ta đã biết, tín dụng trung, dài hạn có thời hạn dài, khối lượng lớn nên phải đối mặt với rất nhiều rủi ro như: rủi ro thanh toán, rủi ro lãi suất, rủi ro về tỷ giá hối đoái,...Sự quan tâm đến vấn đề phòng ngừa rủi ro đối với khoản tín dụng trung, dài hạn không chỉ đòi hỏi đối với Chi nhánh mà còn đặc biệt đối với cơ quan quản lý tiền tệ. Vì mức độ của khoản vay trung dài, hạn rất lớn, có khả

năng gây đột biến và kéo dài cho tất cả các bên liên quan nên việc có các biện pháp xác định, dự báo rủi ro tiềm ẩn trong thế chấp và bảo lãnh vay vốn là hết sức cần thiết đối với Chi nhánh, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay dư nợ tín dụng trung, dài hạn của Chi nhánh là rất lớn (lớn hơn cả cho vay ngắn hạn) nên phải đối mặt với nguy cơ rất cao có thể gây những hậu quả lớn. Việc dự báo rủi ro tiềm ẩn càng đầy đủ, các biện pháp phòng ngừa càng cẩn trọng thì hiệu quả tín dụng ngay từ khâu phán quyết càng cao, nâng cao được chất lượng tín dụng.

Việc phát hiện và dự báo các rủi ro tiềm ẩn để đưa ra các biện pháp phòng ngừa phải là việc làm liên tục, thường xuyên không chỉ trước mà cả trong quá trình đưa vốn vay ra cho đến khi thu hết nợ gốc và lãi vay. Vì vậy khi tính toán nguồn trả nợ, thời hạn trả nợ, người ta tính toán cả phương án: phương án lạc quan nhất, phương án xấu nhất có thể xảy ra. Để giữ vững mức độ an toàn và phòng ngừa được các rủi ro tiềm ẩn, có một cách thường dùng là lấy phương án sản xuất xấu nhất để xem xét. Nếu trong phương án này doanh nghiệp vẫn trả được nợ và lãi vay Ngân hàng trong giới hạn cho phép, thì chắc chắn ngay từ khi phán quyết đã có thể yên tâm với khoản vay được duyệt. Song trên thực tế không có nhiều những khoản vay như vậy.

Thế chấp và bảo lãnh cho việc vay vốn là chìa khóa an toàn cuối cùng cho việc vay vốn. Trong điều kiện hiện nay, việc sử dụng công cụ này đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Ngân hàng phải biết sự nhạy cảm, đảm bảo nguyên tắc và chấp hành nghiêm chỉnh chính sách của Nhà nước, áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo nhưng không tùy tiện. Tuyệt đối không coi thế chấp, cầm cố, bảo lãnh là chiếc chìa khóa an toàn đặc biệt mà chỉ coi là chiếc chìa khóa an toàn cuối cùng trong việc đảm bảo an toàn tín dụng. Thực hiện việc thế chấp, bảo lãnh đúng quy định và cho vay phải dựa trên những cơ sở thực sự từ phía doanh nghiệp chứ không phải dựa vào duy nhất tài sản thế chấp.Xử lý tài sản thế chấp hay cầm cố bảo lãnh chỉ là việc làm khi sự đã rồi, đó chỉ là nguồn đảm bảo trả nợ cho ngân hàng, cho ngân hàng đỡ phần nào được tổn thất chứ không phải là biện pháp giúp Ngân hàng có thể tránh được các rủi ro tiềm ẩn trong mỗi khoản vay trung, dài hạn.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long” potx (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)