Tăng cường thực hiện công tác Marketing Ngân hàng

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long” potx (Trang 77 - 79)

Tất cả các doanh nghiệp nói chung và các Ngân hàng nói riêng đều cần thiết nâng cao hoạt động marketing để quảng bá những sản phẩm của mình. Nhưng một thực tế đang diễn ra hiện nay là các NHTM ở nước ta hiện nay chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng cuả Marketing trong hoạt động của Ngân hàng nên hoạt động này vẫn chưa dành được những sự quan tâm cần thiết. Marketing Ngân hàng hiện nay chủ yếu là các hoạt động như quảng cáo, khuếch trương còn những hoạt động chủ yếu quyết định sự thành công trong thực hành marketing như nghiên cứu khách hàng, xác định thị trường mục tiêu, nâng cao uy tín, chất lượng dịch vụ Ngân hàng,... thì còn rất yếu kém.

Để nâng cao chất lượng công tác marketing ngân hàng, Chi nhánh có thể thực hiện một số phương pháp sau:

+ Hoạt động marketing rất quan trọng ở yếu tố con người. Các cán bộ quản lý phải nhanh chóng chuyển sang tư duy lấy quan điểm marketing làm chủ đạo vì chỉ có tìm hiểu thị trường một cách kỹ lưỡng, nắm bắt được sự thay đổi của nhu cầu khách hàng mới có thể đưa ra những biện pháp, chính sách linh hoạt, giúp Ngân hàng thực hiện được đúng các mục tiêu. Triết lý marketing cần phải được thâm nhập vào tất cả các bộ phận giao dịch, tất cả các nhân viên trong Ngân hàng.

+ Thành lập phòng Marketing trong cơ cấu tổ chức bộ máy, đề ra và định hướng hoạt động marketing một cách khoa học với đội ngũ marketing nhạy bén, chuyên môn cao.

+ Cán bộ Marketing cần xem xét ba yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động của Ngân hàng là: Nhu cầu của khách hàng trên thị trường đối với các sản phẩm của Ngân hàng; khả năng thích ứng cầu của tất cả các ngân hàng đối thủ trên thị trường; các sản phẩm, dịch vụ cung ứng của Ngân hàng mình.

Nếu thực hiện được tất cả các yếu tố trên, các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng sẽ ngày càng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, năng lực cạnh tranh của Ngân hàng sẽ rất cao trên thị trường. Song, làm được điều này không phải là dễ và cần có nhiều thời gian nhưng đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với Ngân hàng trước bối cảnh cạnh tranh gay gắt và đặt biệt khi cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng mang tính quốc tế.

3.2.1.5. Mở rộng đầu tư cho vay đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạn chế mức tập trung đầu tư vào một ngành.

Ngân hàng tiếp tục điều chỉnh cơ cấu cho vay và đầu tư phải phù hợp với cơ cấu thành phần kinh tế quốc dân. Đa dạng hoá các hình thức tín dụng để phân chia rủi ro và điều quan trọng là không phân biệt loại hình kinh tế, thực hiện chính sách khách hàng để cho vay.

Hiện nay, nước ta đang trên đường mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới nên số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có đặc điểm: nguồn vốn lớn, nhân sự có chất lượng rất cao, năng động, nhạy bén, bộ máy kinh doanh hiệu quả,... Bởi vậy đây là nguồn khách hàng tiềm năng đem lại lợi nhuận lớn cho Ngân hàng, rủi ro đối với khách hàng này là thấp. Bởi vậy, Mặc dù quy định về cho vay đối với loại hình kinh tế này đòi hỏi rất cao và chặt chẽ nhưng không vì thế mà Ngân hàng không cho vay ra, thờ ơ với khách hàng, coi những khoản vay này là nhỏ bé,... Ngân hàng cần phải làm tốt hơn nữa quan hệ Ngân hàng - khách hàng, lấy khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để hướng tới.

Cũng tương tự như vây, doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đang ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn trong các loại hình doanh nghiệp nước ta. Loại hình doanh nghiệp này cần một lượng vốn trung dài hạn lớn để đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tiến công nghệ, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Loại hình này tuy chứa đựng nhiều rủi ro hơn do trình độ chuyên môn, trình độ tổ chức,…còn nhiều hạn chế nhưng nó có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai. Cho nên cho vay khu vực kinh tế này phải vừa biết năng động, nhìn nhận đâu là khách hàng đáng tin cậy, vừa phải phân tích xem khách hàng nào có triển vọng sẽ quỵt nợ hay kinh doanh kém mà dẫn tới khả năng không trả được nợ. Muốn mở rộng ra khu vực này Ngân hàng phải biết chấp nhận kiểu " năng nhặt chặt bị " không chê những vay nhỏ. Việc mở rộng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này của Chi nhánh cũng phù hợp với chiến lược chung của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh phát triển của nền kinh tế.

Một thực tế đang diễn ra tại Chi nhánh đó là việc tập trung cho vay quá lớn vào một ngành sản xuất kinh doanh (cụ thể là tập trung quá lớn vào ngành công nghiệp chế biến, chiếm hơn 78% tổng dư nợ trung dài hạn cho vay hỗ trợ lãi suất). Điều đó sẽ dẫn đến rất nhiều rủi ro cho ngân hàng khi xảy ra những biến động lớn trong ngành. Với tỷ lệ cho vay như trên, nếu xảy ra những biến động theo chiều hướng xấu khiến doanh nghiệp không trả được nợ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thanh khoản của Ngân hàng. Bên cạnh đó, tập trung cho vay quá lớn vào một ngành sẽ giảm cơ hội đầu tư vào các ngành khác có tiềm năng, làm cho Ngân hàng hoạt động không đạt hiệu quả tối ưu. Bởi vậy, phương hướng cần làm là giảm tỷ trọng cho vay đối với ngành công nghiệp chế biến, tìm kiếm, đánh giá những ngành có tiềm năng để chuyển hướng đối tượng đầu tư sang những ngành này.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long” potx (Trang 77 - 79)