Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ (Trang 48 - 97)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn sẽ tập trung vào trả lời cho các câu hỏi sau:

1 -Thực trạng công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ hiện nay như thế nào?

2 - Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ là gì?

3 - Những giải pháp nào được đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu

Thị xã Phú Thọ có vị trí thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa vùng trung du miền núi với đồng bằng, giữa nông thôn với thành thị trong phạm vi tỉnh Phú Thọ và cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị khá cao; các lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tình hình thu ngân sách của thị trong những năm qua không ổn định. Vì vậy công tác quản lý thu ngân sách thị xã Phú Thọ đóng vai trò hết sức quan trọng tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển hài hoà về kinh tế, xã hội, bảo đảm mục tiêu ổn định, công bằng và bền vững. Trên cơ sở đó tạo điều kiện tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.

Đề tài được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu tổng thể một cách toàn diện về công tác quản lý thu ngân sách thị xã Phú Thọ. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu theo yêu cầu thì cần phải phân tích đánh giá, đi sâu nghiên cứu để từ đó thu thập thông tin, số liệu phù hợp cho quá trình phân tích.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu

Đề tài tiến hành thu thập tài liệu thứ cấp tại các cơ quan thống kê trung ương và địa phương (như Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, Chi cục Thống kê thị xã Phú Thọ), các tổ chức nghiên cứu, các cơ quan chuyên môn: Sở Tài chính, Phòng Tài chính Kế hoạch - UBND thị xã Phú

Thọ, tỉnh Phú Thọ .

Tài liệu thu thập được gồm:

- Các tài liệu thống kê về tình hình dân số, lao động, kinh tế, xã hội trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.

- Các tài liệu thống kê về liên quan đến tình hình thu NSNN, tình

hình quản l , tỉnh Phú Thọ trong giai

đoạn 2010-2012.

- Các bài báo tại các tạp chí khoa học chuyên ngành kinh tế, quản lý NSNN.

- . - . Mục tiêu của p Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, đồng thời thấy rõ nhữ . 2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu

tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

2.2.3.1. Phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ. Từ đó, có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể.

2.2.3.2. Bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.

2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học về bản chất cũng như tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tượng trong thời gian ngắn. Trong đề tài này, các phương pháp phân tích thống kê được sử dụng như phương pháp so sánh.

Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh công tác quản lý thu NSNN qua thời gian, so sánh với các địa phương trong nước khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

Từ các phương pháp nghiên cứu nêu trên có thể xác định các chỉ tiêu nghiên cứu như sau:

- Tổng thu NSNN thị xã Phú Thọ: Phản ánh mức độ thu vào ngân sách. - Số dự toán thu NSNN: Bao gồm nhiều khoản thu của NSNN phản ánh việc lập dự toán đã đúng theo cơ cấu, bám sát nguồn thu của địa phương.

- Số quyết toán thu NSNN: Phản ánh quá trình thực hiện công tác quyết toán NSNN.

- % thực hiện so với dự toán: Phản ánh kết quả thực hiện thu NSNN so với dự toán. Chỉ tiêu được tính = Số thu NSNN TH/DT x 100%.

- % tăng thu NSNN giữa các năm: phản ánh mức độ tăng thu NSNN giữa các năm. Chỉ tiêu được tính = Số thu NSNN năm nay/Số thu NSNN năm trước x 100%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ

THUNGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚ THỌ TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2010 -2012

3.1. Khái quát về thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thị xã Phú Thọ là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh Phú Thọ trong gần sáu thập kỷ, và hiện nay đang là trung tâm văn hóa giáo dục của tỉnh, trung tâm kinh tế vùng Tây, Tây bắc

Thị xã Phú Thọ nằm ở phía Tây, Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, là thị xã nối liền các vùng miền, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế, các tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai; đường Hồ Chí Minh, cầu Ngọc Tháp, đường 35m nối thị xã Phú Thọ với Quốc lộ II, có diện tích tự nhiên 64,6 km2, gồm 4 phường nội thị và 6 xã ngoại thị; dân số là 91.650 người (tính đến 31/12/2012); phía Đông giáp với huyện huyện Phù Ninh, huyện Lâm Thao; phía Nam giáp Sông Hồng và huyện Tam Nông; phía Tây giáp huyện Thanh Ba; phía Bắc giáp huyện Thanh Ba, huyện Phù Ninh.

Thị xã Phú Thọ năm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Côi Minh. Thị xã Phú Thọ cách Thành phố Việt Trì 30km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 80km, cách Hà Nội khoảng 40km, cách cảng Hải Phòng 190km và cách cửa khẩu Lào Cai và Hà Giang 200km.

Địa hình: Nằm trong vùng trung du Bắc Bộ. Với địa hình bán sơn địa, điển hình theo dạng " bát úp", nằm trên vùng giáp ranh giới giữa Đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi thấp. Địa hình cao dân về phía Bắc và Tây Bắc thấp dần về phía sông Hồng.

Khí hậu: nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Nhiệt độ trung bình trong năm trong khoảng 23,30C, nhiệt độ trung bình tối cao ở mức 28,40C, nhiệt độ trung bình tối thấp là 16,10C và có nhiều ngày xuống dưới 150C, có năm xuống dưới 100C và có sương muối, giá rét xảy ra ở tần suất thấp. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 mm - 1.700 mm. Độ ẩm không khí trung bình ở mức 85%. Ít chịu ảnh hưởng của gió bão, nhưng ảnh hưởng của chế độ mưa sau bão gây úng ở các vùng đất trũng ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống dân cư. Thị xã Phú Thọ có các điều kiện thời tiết khí hậu có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn cho phát triển kinh tế xã hội, nhất là phát triển nông, lâm nghiệp.

Lao động: Cơ cấu dân số thành thị 36%, nông thôn chiếm 64%. Lao động trong độ tuổi chiếm 58%; lao động tham gia vào nền Kinh tế quốc dân chiếm 90%; lao động qua đào tạo nghề 53%, trong đó đào tạo nghề có chứng chỉ trở lên chiếm 48,5% số lao động trong nền kính tế quốc dân.

3.1.2. Điều kiện kinh tế

Những năm gần đây, thị xã đã tập trung đầu tư rất nhiều cho các dự án chỉnh trang đô thị như làm lề đường, vỉa hè, trồng cây xanh công cộng, nâng cấp và mở rộng nhiều tuyến đường khiến bộ mặt đô thị trở nên khang trang hơn, đời sống người dân được ổn định hơn rất nhiều. Nhiều con đường được mở rộng, nhiều công trình lớn được tỉnh đầu tư đã và đang hoàn thành cho thấy sự phát triển nhanh chóng của thị xã Phú Thọ. Thị xã Phú Thọ là huyết mạch giao thông của đường Hồ Chí Minh và đường xuyên Á, là điểm dừng chân của trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc), đường trục chính nối trung tâm thị xã Phú Thọ với quốc lộ II... đã mở ra cho thị xã những thuận lợi để thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế, thị xã Phú Thọ xác định lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng để phát triển các ngành thương mại - dịch vụ và nông nghiệp cận đô thị. Bên cạnh đó, thị xã Phú Thọ tập trung phát triển đầu tư các khu công nghiệp Phú Hà, khu đô thị Thanh Minh, phát triển một số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ngành dịch vụ chất lượng cao như: tài chính ngân hàng, viễn thông, công nghệ thông tin, các trung tâm dịch vụ lớn...

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ, các thành phần kinh tế được tạo điều kiện phát triển. Kết cấu hạ tầng đô thị phát triển ngày càng đồng bộ, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trong những năm gần đây, kinh tế, xã hội của thị xã Phú Thọ phát triển vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2006 - 2012 đạt 24,7 %/năm. Đặc biệt, năm 2012, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng đạt 25,1%; Dịch vụ 51,1%, Nông nghiệp, thủy sản chiếm 23,8%; thu nhập bình quân đầu người đạt 26,9 triệu đồng/người. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 282,1 tỷ đồng. Nổi bật là sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng trưởng cao. Dịch vụ phát triển nhanh, đúng hướng, phát huy được lợi thế, đa dạng về loại hình, chất lượng không ngừng được nâng cao; đã ứng dụng nhanh công nghệ mới, hiện đại vào một số khâu dịch vụ, từng bước đáp ứng yêu cầu của trung tâm dịch vụ vùng. Sản xuất nông nghiệp đô thị, cận đô thị, nông nghiệp sạch bước đầu có kết quả như: lúa chất lượng cao, rau an toàn, hoa, cây cảnh. Tổng giá trị đầu tư xây dựng năm 2012 trên địa bàn tăng 12,6% so cùng kỳ, đạt 763,3 tỷ đồng.

Nhờ vậy, nền kinh tế của thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ luôn phát triển ổn định ở mức cao, thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt 35,7 triệu đồng/người/năm; tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2008-2012 là 16%/năm; tỷ lệ hộ nghèo toàn thị xã Phú Thọ là 4,49%. Dân số toàn thành phố hơn 91.650 người, trong đó dân số khu vực nội thị là 42.583 người. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 45,37%, với mật độ dân số nội thị là 10.645,75 người/km2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp hơn 87,71%. Tỷ lệ nhà kiên cố, khá kiên cố, bán kiên cố khu vực nội thị đạt trên 96%.

Để phát huy thế mạnh của mình, sắp tới của thị xã sẽ tập trung phát triển toàn diện mà trọng tâm là đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị, phát triển công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nghiệp công nghệ cao, du lịch dịch vụ, giáo dục đào tạo và các thiết chế văn hoá đồng bộ, hiện đại, từng bước đưa thành phố trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục của vùng trung du miền núi Bắc Bộ.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu của thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ giai đoạn năm 2010 - 2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 1. GTSX CN-XD trên địa bàn thị xã tỷ đồng 510 575,5 590,1 112,84 102,54 2. Nông nghiệp - Thủy sản tỷ đồng 104 112 119,7 107,69 106,86 3. Dịch vụ tỷ đồng 531 627 747,4 118,08 119,20 4. Thu ngân sách triệu đồng 209.763 214.808 282.100 102,40 131,32 5. Tổng vốn Đầu Tư

XDCB trên địa bàn thị xã triệu đồng 619.919 499.566 763.300 80,58 152,79 6. Tổng mức bán lẻ hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hóa xã hội

tỷ đồng

531 627 458,82 118,08 73,18 7. Mẫu giáo

- Giáo viên Người 178 175 189 98,31 108

- Học sinh Người 2.385 2.714 2972 113,79 109,51 8. Tiểu học

- Giáo viên Người 284 291 283 102,46 97,25

- Học sinh Người 4.477 4.585 4.714 102,41 102,81 9. Phổ thông

- Giáo viên Người 297 308 287 103,70 93,18

- Học sinh Người 3.264 3.182 3.202 97,48 100,63

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội 2010 -2012 của TX Phú Thọ)

3.1.3. Điều kiện văn hoá, y tế, giáo dục

Văn hóa - xã hội của thị xã Phú Thọ có bước phát triển khá, nhiều lĩnh vực đạt những thành tựu quan trọng; đã hoàn thành sớm các mục tiêu: Phổ cập giáo dục trung học cơ sở, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cơ sở vật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chất, chất lượng dạy và học, luôn là lá cờ đầu của tỉnh về giáo dục - đào tạo. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, có một số mặt đạt trình độ của các đô thị phát triển trong nước. Môi trường xã hội được quan tâm, nếp sống văn minh, kỷ cương đô thị trở thành nền

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ (Trang 48 - 97)