5. Kết cấu của luận văn
4.2.2. Đổi mới công tác tổ chức và cán bộ quản lý thu NSNN
Tiếp tục củng cố, sắp xếp bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực, chất lượng của bộ máy quản lý thu NSNN để thực hiện được nhiệm vụ quản lý thu NSNN trong giai đoạn hiện nay.
- Về tổ chức, trước hết cần rà soát lại chức năng nhiệm vụ của từng
đơn vị trong ngành Tài chính: Thuế, Kho bạc, Tài chính để tránh chồng chéo chức năng nhiệm vụ, đảm bảo phát huy tính dân chủ của các cấp, vừa mang tính tập trung cao trong khâu chỉ đạo, xác định số lượng biên chế cần thiết, phù hợp với từng đơn vị, quy định rõ cơ chế điều hành, phối hợp giữa các cơ quan Tài chính, giữa cơ quan Tài chính cấp trên với cơ quan Tài chính cấp dưới.
Nghiên cứu, đề xuất xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, bộ phận tài chính ở cơ sở cho phù hợp để đảm nhiệm tốt công tác quản lý thu tài chính ở cơ sở, có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tài chính với các bộ phận tài chính của các ngành, đơn vị, tiến tới thành lập mô hình kế toán công để nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn lĩnh vực tài chính ở địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Về cán bộ, không ngừng nâng cao năng lực phẩm chất trình độ
chuyên môn nghiệp vụ và chính trị cho đội ngũ cán bộ tài chính các cấp, chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ tài chính xã, cán bộ thu thuế cơ sở.
Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý thu ngân sách cho các đại biểu HĐND, trước hết là các vị đại biểu nằm trong tiểu ban kinh tế - ngân sách của Hội đồng nhân dân các cấp, các chủ tài khoản đơn vị để có những hiểu biết nhất định trong quá trình thực hiện thu NSNN.
Trong những năm tới cần tổ chức thống kê phân loại đánh giá thực chất đội ngũ cán bộ để tổ chức sắp xếp lại bộ máy theo hướng gọn nhẹ, chất lượng.
Cần có chính sách khuyến khích cán bộ đi học để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn về quản lý kinh tế, quản lý tài chính ở cấp đại học và sau đại học, nghiên cứu sinh….