5. Kết cấu của luận văn
4.1.1. Phương hướng đổi mới hoạt động quản lý thu NSNN
Để xây dựng được một NSNN lành mạnh, cân đối, vững chắc, tích cực, việc hoàn thiện quản lý thu NSNN phải theo hướng củng cố kỷ luật tài chính, tăng thu NSNN, tăng tích luỹ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân đảm bảo an ninh - quốc phòng và thực hiện công bằng xã hội theo các hướng cơ bản như sau:
- Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý NSNN, xác định rõ mối quan hệ giữa Quốc hội, HĐND các cấp ở địa phương trong quy trình quản lý thu NSNN. Đồng thời, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng cấp ngân sách, phải quán triệt nguyên tắc NSNN phải được quản lý tập trung, thống nhất. NSNN là một thể thống nhất được quản lý theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, phân cấp để mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi đơn vị đều có ngân sách của mình, để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định, nhưng không phải là ngân sách độc lập mà là những bộ phận hợp thành của hệ thống NSNN thống nhất.
- Trong quản lý thu NSNN, cần tách bạch cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cấp ngân sách. Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp, sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, đặc biệt là sự phối, kết hợp giữa các cơ quan trong ngành tài chính (Tài chính - Thuế - KBNN - Hải quan) trong việc chỉ đạo quản lý điều hành ngân sách.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý thu NSNN, cải tiến kế toán, phải đảm bảo tính đúng tính đủ hợp lý và tuân thủ nguyên lý kế toán, phải phù hợp với yêu cầu ứng dụng tin học, hợp nhất cán bộ thu thuế kế toán thu Ngân sách và kế toán KBNN là yêu cầu tất yếu của quá trình cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý thu NSNN giúp cho việc điều hành NSNN của lãnh đạo tài chính và chính quyền các cấp đạt hiệu quả cao.