Đối tượng tác

Một phần của tài liệu tổng ôn lý thuyêt luật hình sự phần chung (Trang 25 - 31)

Là bộ phận của khách thể của tội phạm mà khi tác động tới nó, người /pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ

A - dùng dao giết - B- xâm hại đến - quyền sống của B Một số loại đối tượng tác động

- Con người: Một số tội phạm quy định trong bộ luật hình sự xâm hại trực tiếp đến thân thể con người. Ví dụ các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác như tội giết người (điều 123 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017); tội cố Ý gây thương tích hoặc gây sức khỏe của người khác tại điều 134 của BLHS.

- Những đối tượng vật chất cụ thể: Một số tội phạm tác động đến đối tượng ở dạng vật chất cụ thể ví dụ đối tượng tác động của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản quy định tại điều 178 bộ luật hình sự là tài sản như nhà, xe, máy tính,...Trong trường hợp này người phạm tội tác động vào tài sản làm tài sản đó mất đi tồn bộ hoặc mất đi một phần giá trị sử dụng

Ngồi ra trong các tội có tính chất chiếm được như tội cướp tài sản điều 168; tội cưỡng đoạt tài sản điều 170; tội trộm cắp tài sản điều 173,.. thì đối tượng tác động của tội phạm cũng là tài sản nhưng thiệt hại về tài sản khơng phải là sự biến đổi tình trạng bình thường của giá trị tài sản mà là ở sự dịch chuyển tài sản một cách bất hợp pháp từ chủ sở hữu tài sản xa người phạm tội. - Hoạt động bình thường của chủ thể: Một số tội phạm tác động đến đối tượng hoạt động là hoạt động bình thường của con người

Người hoặc pháp nhân pháp nhân

TM

đối tượng tác

 Tội đưa hối lộ (Điều 364): Người phạm tội tác động đến hành vi, nhằm làm biến đổi hành vi của người có chức vụ, quyền hạn để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc khơng làm một việc vì lợi ích hoặc theo u cầu của người đưa hối lộ

 Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự (điều 332): Người phạm tội có trách nhiệm tham gia nghĩa vụ quân sự; nhưng bằng hành vi, cách thức nào đó Đã khơng chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ lệnh gửi tập trung huấn luyện.

 Tội bất tử (điều 130): Người phạm tội tác động đến thái độ xử sự của con người làm biến đổi hành vi của người khác khiến người đó từ chỗ khơng có ý định tự sát đến chỗ thực hiện hành vi tự sát

Là bộ phận của khách thể của tội phạm xác định đối tượng tác động của tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội, định khung hình phạt tăng nặng và trong việc quyết định hình phạt

Câu 14. Trình bày khái niệm mặt khách quan của tội phạm? Phân tích dấu hiệu hành vi

khách quan của tội phạm?

Khái niệm mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Mặt khách quan của tội phạm có những dấu hiệu: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả tác hại do hành vi đó gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả tác hại, thời gian, địa điểm, phương pháp, phương tiện và công cụ thực hiện tội phạm.

Ý nghĩa của mặt khách quan:

 Việc xác định những tình tiết thuộc mặt khách quan của tội phạm trước hết là có ý nghĩa trong việc định tội (xác định hành vi có phải hành vi phạm tội hay khơng, nếu có thì phạm tội gì).

 Xác định những tình tiết thuộc mặt khách quan của tội phạm cịn có ý nghĩa trong việc xác định khung hình phạt.

 Có ý nghĩa trong việc đánh giá mức độ giảm nhẹ, tăng nặng TNHS, làm căn cứ để quyết định hình phạt.

Phân tích dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm là tất cả những xử sự của con người được biểu hiện ra thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định (hành động hoặc không hành động) gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.

Các đặc điểm của hành vi khách quan của tội phạm

– Hành vi khách quan của tội phạm phải có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Thể hiện ở chỗ

hành vi gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ.

– Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự.

– Hành vi khách quan của tội phạm do người đủ tuổi chịu TNHS có năng lực TNHS hoặc pháp nhân thương mại có đủ điều kiện thực hiện.

Các hình thức của hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan có thể được biểu hiện thơng qua hành động hoặc không hành động.

– Hành động phạm tội là hình thức biểu hiện của hành vi khách quan mà trong đó chủ thể thực

hiện một việc mà pháp luật hình sự cấm. Ví dụ, giết người bằng cách bóp cổ, dùng súng bắn,

dao đâm…, trộm xe đạp bằng cách dùng tay bẻ khoá, dẫn đi…

+ Hành động phạm tội có thể thơng qua việc làm bằng tay chân… hoặc cũng có thể thực hiện thơng qua lời nói. Ví dụ, tố cáo sai sự thật, tuyên truyền chống phá cách mạng bằng lời nói. + Hành động phạm tội có thể diễn ra trong một thời gian ngắn hoặc dài. Ví dụ, dùng tay đấm một đấm gây thương tích, lái xe giật dây chuyền vàng trên cổ người khác, nhập thuốc giả bán cho người dân,…

+ Hành động phạm tội tác động trực tiếp thông qua các phương tiện, công cụ chẳng hạn, dùng chất nổ để phá huỷ cơng trình, phương tiện thơng tin liên lạc.

+ Ngồi ra hành động phạm tội có thể dùng trực tiếp bằng các bộ phận của cơ thể người phạm tội.

– Khơng hành động phạm tội là hình thức biểu hiện của hành vi khách quan mà trong đó chủ thể khơng làm một việc mà chủ thể có nghĩa vụ phải làm mặc dù có điều kiện để làm.

+ Tính trái pháp luật hình sự trong khơng hành động phạm tội thể hiện ở chỗ chủ thể đã không thực hiện những nghĩa vụ pháp lý (dù có đủ khả năng và điều kiện thực hiện).

+ Chủ thể có nghĩa vụ phải làm một việc cụ thể như:

 Nghĩa vụ phát sinh do luật định. Luật quy định trong những trường hợp cụ thể đó, chủ thể phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định cần thiết đối với xã hội. Ví dụ, nghĩa vụ phải cứu

giúp người trong trường hợp nguy hiểm đến tính mạng (Điều 102 ), nghĩa vụ tố giác tội phạm (Điều 314)…

 Nghĩa vụ phát sinh do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ, hành vi khơng chấp hành bản án của Tồ án (Điều 304), hành vi khơng thi hành nghĩa vụ quân sự (Điều 259), nghĩa vụ nhập ngũ của công dân,..

 Nghĩa vụ phát sinh do nghề nghiệp. Đây là nghĩa vụ của chủ thể phát sinh khi làm một nghề nhất định. Chẳng hạn, bác sĩ có nghĩa vụ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ cho bệnh nhân, nhân viên bảo vệ phải bảo vệ tài sản của cơ quan…

 Nghĩa vụ phát sinh do hợp đồng. Ví dụ, hợp đồng giữ tài sản làm phát sinh nghĩa vụ phải trơng giữ tài sản, nghĩa vụ trơng coi, chăm sóc trẻ phát sinh từ hợp đồng thuê giữ trẻ

 Nghĩa vụ phát sinh do xử sự trước đó của chủ thể. Ví dụ, hành vi gây ra tai nạn giao thơng buộc chủ thể phải có trách nhiệm cấp cứu người bị thương (Điều 202).

 Các dạng cấu trúc đặt biệt của hành vi khách quan

- Tội ghép: Là tội phạm là hành vi khách quan được tạo ra bởi nhiều hành vi khách quan khác nhau xảy ra đồng thời xâm phạm đến những khách thể khác nhau. Ví dụ như tội cúơp tài sản Điều 168

- Tội liên tục: Là tội phạm là hành vi khách quan gồm nhiều hành vi cùng loại xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian xâm hại cùng một khách thể và cùng nhằm một mục đích. Ví dụ tội đầu cơ điều 196

- Tội kéo dài: Là tội phạm và hành vi khách quan có khả năng diễn ra trong một khoảng thời gian dài khơng gián đoạn. Ví dụ tội tàng trữ trái phép chất ma tuý Điều 249

Câu 15. Phân tích dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa

hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm?

Phân tích dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội

Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thiệt hại do tội phạm gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm

Phân loại hậu quả nguy hiểm cho xã hội: Căn cứ vào đặc điểm của đối tượng tác động và tính chất của sự biến đổi của đối tượng tác động hậu quả của tội phạm được phân thành ba loại

- Hậu quả về thể chất: là thiệt hại về tính mạng sức khỏe của con người trong tội giết người, tội cố ý gây thương tích,...

- Hậu quả về vật chất: Là thiệt hại về các đối tượng vật chất cụ thể như là tài sản bị chiếm đoạt trong tội cướp giật tài sản(Điều 171), trộm cắp tài sản (Điều 173)

- Hậu quả khác: Như sự biến dạng xử sự của con người sự mất ổn định về an ninh, chính trị, an tồn xã hội, thiệt hại về danh dự, nhân phẩm,..

Ý nghĩa của việc xác định hậu quả của tội phạm - Trong việc định tội.

Ví dụ: Hành vi điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ vi phạm quy định về an tồn giao thông đường bộ được xác định là hành vi phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo điều hai 60 của bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 Nếu hành vi đó gây thiệt hại tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe tài sản của người khác.

- Trong việc xác định khung hình phạt tăng nặng

Ví dụ: Hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ gây hậu quả là một người chết hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên thì được xác định là phạm tội theo điểm a khoản 1 điều 260 của BLHS hiện hành. Nếu gây hậu quả làm chết 2người thì xác định là phạm tội theo khoản 3 điều 210 của BLHS.

- Trong việc đánh giá mức độ tăng nặng/giảm nhẹ TNHS

Ví dụ: Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm h khoản 1 điều 51 của BLHS 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017; hoặc người phạm tội là phụ nữ có thai được quy định tại điểm n

- Trong việc xác định thời điểm hoàn thành của tội: xác định thời điểm hoàn thành của tội phạm trong các tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất làm căn cứ để quyết định hình phạt

Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm cho xã hội

Ví dụ hành vi đâm chém gây ra hậu quả chết người trong tội giết người. - Hành vi được coi là nguyên nhân phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian

Ví dụ: Hành vi dùng dao đâm người khác phải xảy ra trước khi hậu quả chết người nếu người đó đã chết trước khi bị đâm thì hành vi dùng dao đâm người khác không phải là nguyên nhân dẫn đến chết người.

- Hành vi phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả

lưu ý trên thực tế có những trường hợp hành vi không chứa đựng khả năng thực tế dẫn đến hậu

quả nhưng gặp phải các yếu tố ngủ nhiên khác đã gây nên hậu quả trong trường hợp này thì khơng được coi là tồn tại quan hệ nhân quả trong luật hình sự. Chẳng hạn như trêu đùa làm người khác ngã chết nhưng nguyên nhân chết được xác định là bị đột quỵ do bệnh lý không bị ảnh hưởng bởi việc ngã.

- Hậu quả phải phát sinh từ chính hành vi trước đó gây ra

Ví dụ: Ai đánh bê gây thương tích do thương tích nặng hoặc khơng vơ cứu chữa kịp thời nên bê chết trong trường hợp này có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thương tích ban đầu với hậu quả chết người.

Nếu A đánh B gây thương tích B được đưa đi bệnh viện, trên đường đi bệnh viện thì xe chở B bị tai nạn làm bê chết. trong trường hợp này hậu quả B chết không phải phát sinh từ gây thương tích của A mà là do yếu tố bên ngoài tác động đến do vậy giữa hành vi gây thương tích của A và hậu quả B chết khơng có mối quan hệ nhân quả.

Việc xác định mối quan hệ nhân quả trong luật hình sự có ý nghĩa trong việc xác định tội và trong việc quyết định hình phạt.

Câu 16. Trình bày khái niệm chủ thể của tội phạm? Phân tích dấu hiệu tuổi chịu trách

nhiệm hình sự, năng lực trách nhiệm hình sự?

Khái niệm chủ thể của tội phạm: Là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi đã

đạt độ tuổi nhất định do luật hình sự quy định và có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc là pháp nhân thương mại thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi đắp ứng đủ các điều kiện do luật hình sự quy định

Như vậy chủ thể của tội phạm có thể là con người cụ thể hoặc có thể là PNTM. Tuy nhiên, khơng phải bất kỳ người hoặc pháp nhân thương mại nào thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội cũng có thể bị coi là chủ thể của tội phạm, mà người đó hoặc PNTM đó phải đáp ứng đủ những điều kiện do LHS quy định.

 Chủ thể của tội phạm là con người: Điều kiện trở thành chủ thể của tội phạm - Đạt độ tuổi phải chịu TNHS(điều 12, Khoản 3 điều 14)

- Có năng lực TNHS (khơng trong tình trạng khơng có năng lực TNHS- Điều 21). Ngoài hai dấu hiệu về độ tuổi chịu TNHS và dấu hiệu có năng lực

TNHS, ở một số cấu thành tội phạm, nhà làm luật còn quy định thêm dấu hiệu khác trong yếu tố chủ thể của tội phạm đó như dấu hiệu có chức vụ, quyền

người mẹ trong Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124 BLHS)… khoa học luật hình sự gọi những trường hợp này là chủ thể đặc biệt của tội. Lưu ý đối với người đồng phạm khác không phải là người thực hành trong một vụ án có đồng phạm thì vấn đề chủ thể đặc biệt khơng đặt ra đối với họ .

 Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại: Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác (Điều 75 BLDS năm 2015). điều kiện để PNTM trở thành chủ thể của tội phạm là:

- Hành vi phạm tội được thực hiện nhân dân pháp nhân thương mại - Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại

- Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của PNTM - chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 BLHS.

Một phần của tài liệu tổng ôn lý thuyêt luật hình sự phần chung (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)