Những dấu hiệu về mặt khách quan

Một phần của tài liệu tổng ôn lý thuyêt luật hình sự phần chung (Trang 49 - 62)

- Điểm khác nhau giữa lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ > (Kẻ cột pb)

1. Những dấu hiệu về mặt khách quan

Về mặt khách quan, đồng phạm địi hỏi có hai dấu hiệu: - Có từ hai người trở lên và

- Cùng thực hiện tội phạm.

Về dấu hiệu thứ nhất: Đồng phạm địi hỏi phải có ít nhất hai người và hai người này phải có

đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm. Đó là điều kiện có năng lực trách nhiệm hình sự (có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự). Dấu hiệu chủ thể đặc biệt khơng địi hỏi phải có ở tất cả những người đồng phạm mà chỉ đòi hỏi ở một loại người đồng phạm là người thực hành.(1)

Về dấu hiệu thứ hai: Cùng thực hiện tội phạm có nghĩa, người đồng phạm phải tham gia vào

- Hành vi thực hiện tội phạm (thực hiện hành vi được mơ tả trong cấu thành tội phạm). Người có hành vi này được gọi là người thực hành;

- Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm (tổ chức thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm). Người có hành vi này được gọi là người tổ chức;

- Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm (xúi giục người khác thực hiện hành vi được mô tả trong C cấu thành tội phạm). Người có hành vi này được gọi là người xúi giục;

- Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm (giúp sức người khác thực hiện hành vi được mơ tả trong cấu thành tội phạm). Người có hành vi này được gọi là người giúp sức.

2. Những dấu hiệu về mặt chủ quan:

lỗi của những người đồng phạm là lỗi cố ý.

Về lí chí

- Mỗi người đồng phạm đều biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và đều biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với mình. Nếu chỉ biết mình có hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội mà khơng biết người khác cũng có hành vi như vậy với mình thì chưa thoả mãn dấu hiệu lỗi cố ý trong đồng phạm và dọ vậy khơng có đồng phạm. Ví dụ: Khi mượn

xe của B để dùng làm phương tiện cho việc trộm cắp tài sản nhà D, A đã nói dối là cần xe vào việc hợp pháp. B biết ý định thật của A nhưng do cũng ghét nhà ông D nên đã giả vờ vơ tình cho mượn. Trong vụ án này, A chỉ biết mình có hành vi trộm cắp mà khơng biết B có hành vi giúp sức cho mình. Do vậy, A và B khơng đồng phạm với nhau.

- Mỗi người đồng phạm đều thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và đều thấy trước hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện

Về ý chí:

- Những người đồng phạm đều mong muốn có hoạt động chung với nhau, đều mong muốn hoặc đều có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra

Về mục đích, động cơ phạm tội:

- Trong một số cấu thành tội phạm có quy định dấu hiệu mục đích phạm tội, động cơ phạm tội là dấu hiệu của tội phạm cụ thể thì để xác định có đồng phạm của tội phạm đó địi hỏi phải xác định được tất cả những người đồng phạm đều có chung mục đích phạm tội, động cơ phạm

tội đó, hoặc những người tham gia phạm tội khơng có cùng mục đích phạm tội, động cơ phạm tội nhưng đã biết và tiếp nhận mục đích phạm tội, động cơ phạm tội của nhau.

Câu 28. Phân tích khái niệm người thực hành, người tổ chức trong đồng phạm?

Người thực hành:

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm ( khoản 3 điều 17 Bộ luật Hình sự 2015). Hành vi trực tiếp thực hiện tội phạm của người thực hành có thể được biểu hiện như sau: - Trường hợp thứ nhất: là người thực hành tự mình thực hiện hành vi khách quan được mơ tả trong cấu thành tội phạm. Ví dụ trực tiếp thực hiện tội phạm giết người là trực tiếp giết người (

Trực tiếp bắn, chém, bỏ độc,..)

- Trường hợp thứ hai: là trường hợp khơng tự mình thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm mà lại thông qua sự tác động lên người khác, nhưng theo quy định của Bộ luật Hình sự thì người bị tác động đó khơng phải chịu trách nhiệm hình sự. Đó là trường hợp người bị tác động tuy thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm nhưng họ khơng đủ chịu trách nhiệm hình sự:

+ Người chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 12 Bộ luật Hình sự hiện hành.

+ Người khơng có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 13 Bộ luật hình sự Hiện hành ( VD: Xúi giục người bị tâm thần đốt nhà,.. )

+ Người không nhận thức được hành vi nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình ( khơng có lỗi ) hoặc có lỗi vơ ý do nhận thức sai lầm hành vi của mình. ( VD: A nhờ B xách hộ túi hàng

bên trong có chưa ma túy nhưng B khơng biết )

+ Người bị cưỡng bức tinh thần, khơng có khả năng lựa chọn quyết định hành vi của mình (

VD: A bắt B phải hiếp dâm C, nếu không sẽ giết chết con của B)

Người tổ chức

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 thì người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Trong quá trình phạm tội, từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc, vai trò của người tổ chức trong mỗi vụ án được thể hiện qua việc mỗi người phạm tội đều bày tỏ thái độ thuần phục trước người tổ chức. Sự thuần phục đó có thể là do kính nể, do sợ hãi hoặc do nội quy chặt chẽ, kỷ luật nghiêm khắc khi có sự vi phạm. Trong đó:

- Người chủ mưu: là người đề ra âm mưu, phương hướng, kế hoạch hoạt động của cả nhóm đồng phạm. Người chủ mưu có thể trực tiếp cầm đầu, chỉ huy nhóm đồng phạm hoặc điều khiển từ xa

- Người cầm đầu: là người đứng đầu nhóm đồng phạm, có thể thành lập nhóm đồng phạm, tham gia soạn thảo phương hướng, kế hoạch phạm tội, phân công, giao trách nhiệm, đôn đốc, kiểm tra và điều khiển hoạt động của những người đồng phạm

- Người chỉ huy: là người điều khiển trực tiếp nhóm đồng phạm (thường là đối với các vụ có vũ trang hoặc bán vũ trang) như các vụ hoạt động phỉ, các vụ cướp tài sản, bn bán ma túy có trang bị vũ khí…

Trên thực tế, người tổ chức có thể giữ vai trị là người cầm đầu hoặc chủ mưu hoặc chỉ huy nhóm đồng phạm, nhưng có thê họ vừa là chủ mưu, cầm đầu vừa chỉ huy nhóm đồng phạm thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người khởi xướng các chủ trương, kế hoạch, phương hướng, chỉ đạo điều hành hoạt động của nhóm đồng phạm, là người nguy hiểm nhất trong số những người đồng phạm. Do vậy, hình phạt đối với người tổ chức cũng nghiêm khắc hơn những người đồng phạm khác. Điều 3 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định “ Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy,...”

Câu 29. Phân tích khái niệm người xúi giục, người giúp sức trong đồng phạm? Phân biệt

hành vi xúi giục với hành vi giúp sức về tinh thần?  Người xúi giục:

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm ( Khoản 3 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015)

Người xúi giục là người có hành vi tác động đến ý thức, tư tưởng của người khác làm cho người bị xúi giục thực hiện tội phạm. Người xúi giục có thể là người đã nghĩ ra việc phạm tội và đã xúi giục người khác tham gia vào việc phạm tội đó. Cũng có thể người xúi giục chỉ có hành vi kích động, thúc đẩy người khác vốn đã có ý định phạm tội nhưng chưa thực hiện tội phạm để họ đưa ra quyết định thực hiện tội phạm trên thực tế.

Người xúi giục có thể vừa xúi giục người khác thực hiện tội phạm, vừa trực tiếp tham gia vào việc thực hiện tội phạm cùng với người bị xúi giục.

Hành vi của người xúi giục có những đặc điểm như sau:

- Hành vi xúi giục phải trực tiếp tác động vào một hoặc một số người nhất định nhằm gây ra một tội phạm nhất định

- Hành vi xúi giục phải cụ thể, nghĩa là phải hướng tới việc thực hiện một tội phạm nhất định - Lỗi của người xúi giục là lỗi cố ý trực tiếp. Người xúi giục nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi xúi giục người khác phạm tội và mong muốn thực hiện được hành vi đó.

Người giúp sức:

Theo Khoản 3 Điều 17 của Bộ luật hình sự năm 2015 thì người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Đặc điểm của người giúp sức là tạo điều kiện thuận lợi cho người đồng phạm khác thực hiện tội phạm.

- Giúp sức về vật chất có thể được biểu hiện ở những hành vi cụ thể, như cung cấp công cụ, phương tiện cho người khác, loại bỏ, khắc phục những khó khăn, trở ngại... để tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hành thực hiện tội phạm

- Giúp sức về tinh thần có thể được biểu hiện ở việc đưa ra những chỉ dẫn, góp ý kiến, cung cấp sơ đồ nơi gây án, tình hình, quy luật hoạt động của nhân viên bảo vệ, của chủ nhà... Hành vi giúp sức về tinh thần tạo cho người thực hành có thêm điều kiện thuận lợi để thực hiện tội phạm và củng cố quyết tâm thực hiện tội phạm của người đó.

- Hành vi giúp sức có thể thực hiện bằng hành động hoặc khơng hành động.

Ví dụ: thỏa thuận với người thực hành buôn lậu đi qua khu vực tuần tra, canh gác của mình sẽ khơng bị bắt giữ.

Phân biệt hành vi xúi giục với hành vi giúp sức về tinh thần? Giống: đều thơng qua lời nói

Khác: Xúi giục: tác động đến người chỉ mới có ý định manh nha, sau khi nhận được xúi giục

thì thực hiện hành vi phạm tội

Giúp sức về tt: tác động đến người có sẵn ý định phạm tội, củng cố thêm quyết

tâm thực hiện tội phạm của người đó.

Câu 30. Phân tích các cách phân loại đồng phạm? Nêu ví dụ?

Căn cứ vào đặc điểm mối quan hệ giữa những người đồng phạm về mặt khách quan, đồng phạm được phân thành 02 loại:

a) Đồng phạm giản đơn b) Đồng phạm phức tạp

- Đồng phạm giản đơn là hình thức đồng phạm mà trong đó những đồng phạm đều có vai trị là người thực hành. Ví dụ: A, B và C cùng vào trong kho của Công ty H lấy trộm

một máy bơm nước.

- Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm mà trong đó giữa những người đồng phạm có sự phân cơng vai trị: Một hoặc một số người giữ vai trò người thực hành, còn những người khác giữ vai trò tổ chức, xúi giục hay giúp sức. VD: A là người cầm đầu, soạn thảo phương hướng, kế hoạch trộm một tài sản của một gia đình giàu có, giao trách nhiệm cho B là người thực hành, cịn C là nguời đứng bên ngồi hỗ trợ B tẩu thoát.

Căn cứ vào đặc điểm mối quan hệ giữa những người đồng phạm về mặt chủ quan, đồng phạm được phân thành 02 loại:

a) Đồng phạm khơng có thơng mưu trước b) Đồng phạm có thơng mưu trước

- Đồng phạm khơng có thơng mưu trước là hình thức đồng phạm mà trong đó giữa những người cùng thực hiện tội phạm khơng có sự bàn bạc, thoả thuận trước với nhau hoặc thỏa thuận, bàn bạc nhưng không đáng kể ( A đang vào nhà C ăn trộm đồ thì thấy B cũng đang loay hoay lẻn vào ăn trộm, sau đó cả hai quyết định trộm cùng nhau rồi chia đều.)

- Đồng phạm có thơng mưu trước là hình thức đồng phạm mà trong đó giữa những người cùng thực hiện tội phạm có sự bàn bạc, thoả thuận trước với nhau về việc cùng thực hiện tội phạm. ( A và B bàn bạc, lập kế hoạch kỹ càng trước khi bắt cóc bé C)

Căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 17 BLHS, đồng phạm được phân thành 02 loại:

a) Phạm tội có tổ chức

b) Các hình thức đồng phạm thơng thường khác

Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Một số biểu hiện của sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm trong trường hợp phạm tội có tổ chức:

- Những người đồng phạm đã tham gia một tổ chức phạm tội như: Đảng phái, hội, đoàn phản

động, băng, ổ trộm, cướp... có những tên chỉhuy, cầm đầu. Tuy nhiên, cũng có khi tổ chức phạm tội khơng có những tên chỉ huy, cầm đầu mà chỉ là sự tập hợp những tên chuyên phạm tội đã thống nhất cùng nhau hoạt động phạm tội. VD: Sau khi đã hết hạn tù, một số tên chuyên trộm cắp đã tập hợp nhau lại và thống nhất cùng nhau tiếp tục hoạt động phạm tội

- Những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch đã thống nhất

trước. VD: Một số nhân viên nhà nước đã thông đồng với nhau tham ô nhiều lần; một số tên chuyên cùng nhau đi trộm cắp; một số tên hoạt động đầu cơ bn lậu có tổ chức đường dây để nắm nguồn hàng, vận chuyển, thông tin về giá cả

- Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần, nhưng đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch được tính tốn kỹ càng,chu đáo, có chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi cịn chuẩn bị cả kế hoạch che giấu tội phạm. VD: Trong các trường hợp trộm cắp, cướp

tài sản của cơng dân mà có phân cơng điều tra trước về nơi ở, quy luật sinh hoạt của gia đình chủ nhà, phân cơng chuẩn bị phương tiện và hoạt động của mỗi người đồng phạm

Câu 31. Phân tích các vấn đề chủ thể đặc biệt, xác định giai đoạn thực hiện tội phạm và tự

ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm?

a) Chủ thể đặc biệt trong đồng phạm:

- ng thực hành phải có dấu hiệu chủ thể đặc biệt, còn ng tổ chức, giúp sức, xúi giục khơng cần thiết phải có dấu hiệu của chủ thể đặc biệt.

b) Xác định các giai đoạn phạm tội trong đồng phạm:

- ng thực hành thực hiện tội phạm ở giai đoạn nào thì những ng đổng phạm khác thực hiện ở giai đoạn đó.

- ng tổ chức, xúi giục, giúp sức ng khác nhưng khơng thực hiện theo thì vẫn có thể phải chịu TNHS ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội nếu đủ đk tại điều 17 BLHS 2015 và phần các tội phạm BLHS 2015.

c) Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội: được xác định

- đối vs ng thực hành : xác định giống như trường hợp phạm tội riêng lẻ nghĩa là chỉ cần họ tự nguyện và dứt khoát từ bỏ việc phạm tội trước khi tội phạm hồn thành thì họ được miễn trách nhiệm hình sự, Cịn những ng đồng phạm khác vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự ở đây đồn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt tùy thuộc vào thời điểm ng thực hành tự ý nửa chừng chấm Dứt việc phạm tội

- đối vs ng tổ chức, xúi giục, giúp sức phải thõa mãn 2 đk : + tự ý chấm dứt hành vi phạm tội

+ có hành động tích cực nhằm ngăn chặn việc thực hiện tội phạm, khiến tội phạm khơng hồn thành được.

Câu 32. Phân tích các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng

phạm?

- thứ nhất, tất cả những ng đổng phạm phải chịu TNHS chung về toàn bộ tội phạm.

Tất cả những ng đồng phạm không thể tham gia thực hiện tội phạm với vai trị gì đều bị truy tố xét xử theo cùng một thời gian và phải chịu hình phạt trong phạm vi chế tài mà điều luật đó đã quy định

Những quy định chung về trách nhiệm hình sự về quyết định hình phạt như nguyên tắc về

Một phần của tài liệu tổng ôn lý thuyêt luật hình sự phần chung (Trang 49 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)