là nhận thức được đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình trên cơ sở nhận thức được các tình tiết khách quan liên quan đến hành vi mà người đó thực hiện
- Người phạm tội thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình. Nghĩa là người phạm tội dự đoán trước, biết trước hậu quả của hành vi của mình tất yếu sẽ xảy ra hoặc có khả năng sẽ xảy ra.
Đối với các tội có cấu thành vật chất, để xác định lỗi cố ý trực tiếp của người thực hiện hành vi thì phải xác định được người đó thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình. Đối với các tội có cấu thành hình thức, để xác định người thực hiện hành vi do lỗi cố ý trực tiếp khơng nhất thiết phải xác định xem người đó có thấy trước hậu qua của hành vi của mình hay khơng.
Về ý chí: Dấu hiệu ý chí của người có lỗi cố ý trực tiếp thể hiện ở chỗ người thực hiện hành vi
mong muốn cho hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình xảy ra.
Để xác định một người mong muốn cho hậu quả xảy ra khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải xác định được hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra là hoàn toàn phù hợp với mục đích hành động của người đó
Ví dụ: vì mong muốn giết người nên chém chết nạn nhân hoặc hậu quả xảy ra tuy không phải là mục đích hành động nhưng là phương tiện cần thiết để người phạm tội đạt được mục đích khác
Ví dụ: Vì muốn lấy tài sản sản nên người phạm tội đã giết nạn nhân.
Như vậy, đối với các tội có cấu thành vật chất, để xác định lỗi cố ý trực tiếp đối với một người thì phải xác định được người đó mong muốn cho hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình xảy ra, cịn đối với các tội có cấu thành hình thức thì để xác định một người có lỗi cố ý trực tiếp chỉ cần xác định được người đó mong muốn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình.
Tiêu chí Cố ý trực tiếp Cố ý gián tiếp Căn cứ pháp lý Khoản 1 điều 10 Khoản 2 điều 10 Mặt lý trí Nhận thức rõ tính chất nguy
hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội
Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra
Mặt ý chí Mong muốn hậu quả xảy ra Khơng mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra
Ví dụ C và D xảy ra mâu thuẩn, C
dùng dao đâm D với ý muốn giết D. Rõ ràng C ý thức được việc mình làm là nguy hiểm và mong muốn hậu quả chết người người xảy ra nên đây là lỗi cố ý trực tiếp
B giăng lưới điện để chống trộm đột nhập nhưng khơng có cảnh báo an tồn dẫn đến chết người. Dù B không mong muốn hậu quả chết người xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc hậu quả xảy ra nên đây là lỗi cố ý gián tiếp
Câu 20. Phân tích trạng thái tâm lý của người phạm với lỗi cố ý gián tiếp? Phân biệt lỗi cố
ý gián tiếp với lỗi vô ý do quá tự tin?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 BLHS, thì lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của người phạm tội trong trường hợp “người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy khơng mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra”.
Ví dụ: Hai hơm trước gia đình ơng Nguyễn Văn A trong lúc thi cơng đổ mái nhà đã làm rơi một ván gỗ xuống dưới đường dẫn tới anh Hồng Văn B bị tử vong do vơ tình đi ngang qua đó và bị ván gỗ rơi trúng người. Dù biết nhà gần đường và có nhiều người qua lại nhưng ơng A khơng làm biện pháp phòng tránh nào dẫn tới hậu quả anh B tử vong. Hành vi của ông A là hành vi cố ý gián tiếp để mặc hậu quả xảy ra dù đã biết trước.
* Về lí trí
- Người phạm tội nhận thức rõ được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình.
- Người phạm tội thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình. Khác với lỗi cố ý trực tiếp là thấy trước tính tất yếu hoặc khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, người có lỗi cố ý gián tiếp chỉ thấy trước khả năng hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra. Bởi lẽ, chỉ trong trường hợp thấy trước được khả năng hậu quả có thể xảy ra người phạm tội mới có thể có
thái độ "để mặc" cho hậu quả xảy ra.
* Về ý chí: Trong lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội không mong muốn cho hậu quả nguy hiểm
cho xã hội xảy ra mà có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội không nằm trong mục đích của người phạm tội và cũng khơng phải là phương tiện cần thiết để người phạm tội đạt đến mục đích phạm tội. Nói cách khác, về ý chí, thái độ tâm lý của người phạm tội là không quan tâm đến việc hậu quả nguy hiểm cho xã hội có xảy ra hay khơng xảy ra. Đó là thái độ thờ ơ, bàng quan chấp nhận đối với việc hậu quả nguy hiểm cho xã hội có xảy ra hay khơng.
Lỗi cố ý gián tiếp chỉ có trong các phạm có cấu thành vật chất và lỗi này khơng được đặt ra đối với các tội phạm cấu thành hình thức, Các tội có dấu hiệu động cơ phạm tội mục đích phạm tội trong cấu thành tội phạm hoặc trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt.
Phân biệt lỗi cố ý gián tiếp với lỗi vô ý do quá tự tin
Tiêu chí Cố ý gián tiếp Vô ý do quá tự tin
Căn cứ pháp lý Khoản 2 điều 10
Ý chí Khơng mong muốn nhưng
có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra
Không mong muốn hậu quả xảy ra, cũng khơng có Ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra, mà cho rằng hậu quả sẽ khơng xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
Lí trí Nhận thức rõ tính chất nguy
hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy
Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra
trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình có thể xảy ra
Ví dụ Dù biết nhà gần đường và có
nhiều người qua lại nhưng ông A không làm biện pháp phịng tránh nào khi gia đình ơng thi cơng đổ mái nhà. Bất ngờ một ván gỗ rơi xuống dưới đường dẫn tới anh B bị tử vong do vơ tình đi ngang qua đó và bị ván gỗ rơi trúng người. Hậu quả là anh B tử vong
Khi phẫu thuật cho bệnh nhân, bác sĩ A vì quá tự tin vào khả năng của mình nên ơng đã tự làm mà không mời thêm chuyên gia nào để hội chuẩn trước khi phẫu thuật. Bệnh nhân mất máu quá nhiều dẫn tới hậu quả bệnh nhântử vong
Câu 21. Phân tích trạng thái tâm lý của người phạm tội với lỗi vô ý do quá tự tin? Phân
biệt lỗi vô ý do quá tự tin với lỗi cố ý gián tiếp? Lỗi vô ý quá tin (vô ý phạm tội vì quá tự tin)
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 BLHS, lỗi vô ý quá tin là lỗi trong trường hợp “người
phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ khơng xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được” nên vẫn thực hiện và đó
gây ra hậu quả nguy hại đó.
Từ quy định trên có thể rút ra các dấu hiệu của lỗi vô ý quá tin như sau:
* Về lý trí:
Người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình do mình thực hiện.
Người phạm tội thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi của mình có thể xảy ra
* Về ý chí:
Người phạm tội khơng mong muốn cho hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình xảy ra (khác với lỗi cố ý trực tiếp), cũng khơng có ý thức để mặc cho hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra (khác với lỗi cố ý gián tiếp) mà cho rằng hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được
Phân biệt cố ý gián tiếp và vô ý do quá tự tin:
Câu 22. Phân tích trạng thái tâm lý của người phạm tội với lỗi vô ý do cẩu thả? Phân biệt
lỗi vô ý do cẩu thả với sự kiện bất ngờ?
Vô ý do cẩu thả là: trường hợp người phạm tội do cẩu thả mà không thấy trước được hậu
quả nguy hại cho xã hội mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước được hậu quả đó. ( k2 DD11)
– Về lý trí: người phạm tội khơng thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hại cho xã hội.
– Về ý chí: người phạm tội khi thực hiện hành vi đáng ra “phải thấy trước và có thể thấy trước” hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra.
VD: Mở cửa xe ô tô không quan sát
Phân biệt lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ
Sự kiện bất ngờ là trường hợp đã gây ra hậu quả thiệt hại nhưng người có hành vi gây thiệt hại khơng phải chịu trách nhiệm hình sự vì họ khơng buộc phải thấy trước hoặc không thể thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi của mình hay nói cách khác vì họ khơng có lỗi.