- Điểm khác nhau giữa lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ > (Kẻ cột pb)
4. Thuộc trường hợp khơng cần bắt chấp hành hình phạt tù
Căn cứ này xuất phát từ NPT có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội, không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Ngồi việc tự cải tạo thì họ sẽ được gia đình và xã hội giúp đỡ để hồn lương trở thành người tốt. Mặt khác, toà án phải đối chiếu với yêu cầu phòng ngừa và chống tội phạm ở từng loại tội trong môi trường xã hội nhất định của từng thời kì. Người phạm tội thuộc trường hợp được hưởng án treo phải là người thực sự có khả năng tự hồn lương trong mơi trường xã hội cụ thể, khơng có nguy cơ tái phạm hoặc khơng gây ảnh hưởng xấu đến phịng, chống tội phạm, bởi tính chất loại tội phạm họ đã thực hiện cũng như do ảnh hưởng xấu của đối tượng xung quanh. Cho nên mặc dù người bị kết án đã đáp ứng được 3 ba điều kiện trên nhưng do yêu cầu của cơng tác đấu tranh phịng và chống tội phạm, để kịp thời răn đe, giáo dục ngăn chặn loại tội phạm mà bị cáo phạm phải trên địa bàn; tồ án có thể ra quyết định khơng cho họ được hưởng án treo vì cơng tác chính trị của địa phương.
Theo đó, những trường hợp tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP không được hưởng án treo gồm:
_ Người phạm tội là: người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; NPT dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chun nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng; phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
_ Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các Cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.
_ Người được hưởng án treo phạm tội mới trong TGTT, người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo. _ Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp NPT là người dưới 18 tuổi. NPT nhiều lần, trừ trường hợp NPT là người dưới 18 tuổi. _ Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
Câu 55. Trình bày khái niệm tha tù trước thời hạn có điều kiện? Phân tích các căn cứ để
áp dụng tha tù trước thời hạn có điều kiện?
Khái niệm
Biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện cho phép người đang chấp hành án phạt tù được trả tự do sớm nhưng vẫn chịu sự kiểm sốt thơng qua việc bị buộc phải tuân thủ một số điều kiện thử thách trong khoảng thời gian nhất định. Neu trong thời gian thử thách mà người đó vi phạm các điều kiện đặt ra thì họ bị buộc phải chấp hành thời hạn cịn lại của hình phạt tù.
Tha tù trước thời hạn có điều kiện được hiểu là biện pháp miễn chấp hành có điều kiện thời hạn cịn lại của hình phạt tù đã tun.
Biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện cọ nhiều điểm giống án treo nhưng khác ở thời điểm áp dụng. So với các biện pháp miễn chấp hành hình phạt và tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện chú trọng hơn đến mục đích tạo cho người bị kết án phạt tù sự tái hoà nhập bền vững, hạn chế khả năng tái phạm.
Với biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện, người đang chấp hành hình phạt tù được trao cơ hội chấp hành hình phạt tại cộng đồng với sự giúp đỡ và giám sát của gia đình, cơ quan, đồn thể xã hội.
Căn cứ áp dụng
Tha tù trước thời hạn có điều kiện là qui định hồn tồn mới tại Bộ luật hình sự 2015, theo đó người phạm tội khi đáp ứng các điều kiện luật định sẽ được tha tù trước thời hạn. Cụ thể người phạm tội phải hội tụ đầy đủ các yếu tố sau đây mới được xem xét tha tù trước thời hạn:
1.Phạm tội lần đầu
2.Có nhiều tiến bộ, ý thức cải tạo tốt: Một số yếu tố có thể căn cứ để đánh giá ý thức cải tạo của người phạm tội như chấp hành đầy đủ các nội quy, qui định tại nơi cải tạo, hăng say lao động sản xuất, giúp đỡ người khác, tích cực trong các phong trào, hoạt động, ln luôn làm gương cho người khác…
3.Có nơi cư trú rõ ràng: nơi cư trú ở đây có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú, được xác định bằng một địa chỉ cụ thể.
4.Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và án phí: Khơng phải mọi trường hợp phạm tội bị kết án đều bị áp dụng hình phạt bổ sung và/hoặc nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Điều luật chỉ đặt ra cho những trường hợp mà bản án có qui định. 5.Đối với hình phạt tù có thời hạn thì người phạm tội phải chấp hành ít nhất một phần hai thời hạn đó. Đối với tù chung thân sau khi được giảm xuống tù có thời hạn là ba mươi năm thì phải đảm bảo đã chấp nhất ít nhất mười lăm năm. Tuy nhiên đối với một số đối tượng ngoại lệ như: người có cơng với cách mạng, thân nhân của người có cơng với cách mạng, người đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, phụ nữ đang ni cịn dưới 36 tháng tuổi thì đối tượng này pháp luật qui định một khoảng thời hạn khác ngắn hơn. Theo đó đối với hình phạt tù có thời hạn thì chấp hành ít nhất một phần ba thời hạn đó, đối với hình phạt tù chung thân sau khi giảm xuống thời hạn ba mươi năm phải đảm bảo đã chấp hành ít nhất mười hai năm. Việc pháp luật rút ngắn thời hạn đối với những đối tượng này cũng là một sự hợp lý nhất định, bởi lẽ có một số đối tượng mà trên thực tế họ hồn tồn khơng có khả năng gây ra các hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc có đối tượng mà sự khoan hồng này nhằm một phần ghi nhận những gì họ đã làm cho xã hội.
6.Không thuộc trường hợp không được phạm tội được qui định tại khoản 2 Điều 66.
Người được xem xét tha tù trước thời hạn ngoài việc phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên mà họ còn phải thuộc đối tượng đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù hoặc thuộc đối tượng đang chấp hành án phạt tù thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng. Với qui định này nhằm đảm bảo việc tha tù trước thời hạn không được thực hiện một cách bừa bãi, khơng đúng đối tượng và rất có thể trên thực tế một bộ phận lợi qui định này để né tránh việc chấp hành án phạt tù, gây nguy cơ tiềm ẩn các hành vi nguy hiểm cho xã hội. Một người khi đã được hưởng qui định giảm thời hạn chấp hành án phạt thì đồng nghĩa với việc họ đã có được những ghi nhận nhất định hay nói cách khác là đã tạo ra được tiền đề tốt, xứng đáng để được tiếp tục xem xét khi đáp ứng thêm những điều kiện luật định.
Tuy nhiên không phải mọi trường hợp chấp hành hình phạt tù khi đáp ứng các điều kiện nêu trên đều được xem xét áp dụng qui định tha tù trước thời hạn. Theo đó tại khoản 2 Điều này đã nêu ra một số trường hợp ngoại lệ mà người bị kết án sẽ không được xem xét áp dụng chế định này: - Người bị kết án tại Chương XIII - Các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
- Người bị kết án tại Chương XXVI - Các tội phá hoại hịa bình, chống lồi người và tội phạm chiến tranh.
- Người bị kết án tại Điều 299 - Tội khủng bố.
- Người bị kết án tại Chương XIV mà hình phạt tù áp dụng từ 10 năm trở lên, thực hiện hành vi với lỗi cố ý - Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. - Người bị kết án các tội nêu tại Điều 168 - Tội cướp tài sản, Điều 169 - Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, Điều 248 - Tội sản xuất trái phép chất ma túy, Điều 251 - Tội mua bán trái phép chất ma túy, Điều 252 - Tội chiếm đoạt chất ma túy mà hình phạt tù áp dụng từ 07 năm trở lên. - Người bị kết án tử hình nhưng được ân giảm xuống tù chung thân.
- Người bị kết án tử hình nhưng giảm xuống tù chung thân do thuộc trường hợp phụ nữ có thai; phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; người đủ 75 tuổi trở lên; người bị kết án từ hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản thâm ơ, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Xét về điều kiện phải thực hiện sau khi được tha tù trước thời hạn là người phạm tội phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời hạn thử thách. Thời gian này được ấn định đúng bằng khoảng thời gian chấp hành hình phạt tù cịn lại, nếu trong khoảng thời giàn này, người phạm tội thực hiện tốt các nghĩa vụ được đặt ra, đạt nhiều tiến bộ thì được Tòa án xem xét rút ngắn thời gian thử thách trên cơ sở đề nghị, đánh giá của Cơ quan thì hành án hình sự có thẩm quyền. Tuy nhiên, đặt trong trường hợp ngược lại, người phạm tội cố ý vi phạm nghĩa vụ từ hai lần trở lên hoặc bị xử phạt hành chính hai lần trở lên thì Tịa án hồn tồn có quyền xem xét hủy bỏ quyết định tha tù trước thời hạn cho người phạm tội, hậu quả pháp lý mà người phạm tội phải gánh chịu đó là họ phải chấp hành hình phạt tù đối với khoảng thời hạn còn lại trước khi được áp dụng quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện. Nếu người phạm tội thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xá hội và hành vi này đủ yếu tố cấu thành một trong các tội danh được nêu tại Bộ luật này thì Tịa án sẽ tổng hợp hình phạt chung giữa hình phạt của tội mới và phần hình phạt tù cịn lại.
Câu 56. Phân biệt hỗn chấp hành hình phạt tù với tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù? Tiêu chí hỗn chấp hành hình phạt tù tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù Căn cứ pháp lý_x001D_ Điều 67 Điều 68
Khái niệm hỗn chấp hành hình phạt tù được hiểu là chuyển việc thi hành hình phạt tù sang thời điểm muộn hơn. Về nguyên tắc, khi bản án đã có hiệu lực pháp luật thì người bị kết án phải chấp hành nghiêm theo quyết định đó.
Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là tạm ngừng việc đang chấp hành hình phạt tù trong khoảng thời gian nhất định. Chế định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đặt ra cơ sở pháp lý cho người bị kết án đang thụ hình có thể được tạm đình chỉ khi có những lí do đặc biệt về bản thân, về hồn cảnh gia đình hoặc về nhu cầu của cơng vụ.
Trường hợp Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục; Phụ nữ có thai hoặc đang ni con dưới 36 tháng tuổi, thì được
hỗn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu cơng vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
Thẩm quyền giải quyết
Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án có thể tự mình hoặc
do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đề nghị: Trại giam,
theo đơn đề nghị của người bị kết án, văn bản đề nghị của Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự Cơng an cấp huyện nơi người chấp hành án cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người chấp hành án làm việc hoặc cư trú ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù. Đơn đề nghị hoặc văn bản đề nghị phải được gửi cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án kèm theo các giấy tờ có liên quan (Khoản 1 Điều 24 LTHAHS năm 2019)
trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; Cơ quan thi hành án hình sự Cơng an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu (Khoản 1 Điều 36 LTHAHS năm 2019).
Thởi điểm áp dụng khi người phạm tội chưa bắt đầu thi hành hình phạt tù
người phạm tội đang chấp hành hình phạt tù, nhưng vì một trong những lý do trên mà người phạm tội được xin tạm ngừng chấp hành hình phạt tù trong một thời gian nhất định.
Câu 57. Trình bày khái niệm xóa án tích? Phân tích các điều kiện của trường hợp đương
nhiên được xóa án tích?
Khái niệm xố án tích
Án tích là hậu quả pháp lý của việc phạm tội và là một trong những hình thức thực hiện trách nhiệm hình sự. Án tích tồn tại trong suốt quá trình người phạm tội bị kết án về một tội phạm cho đến khi được xóa án. Sau khi chấp hành xong bản án, trải qua một thời hạn nhất định chứng tỏ người phạm tội đã phục thiện, Nhà nước sẽ xố án tích cho người bị kết án.
Người được xóa án tích được coi là người chưa bị kết án hay nói cách khác là người “trong sạch” về lý lịch tư pháp". Quy định về xóa án tích trong luật hình sự xuất phát từ chính sách nhân đạo của Nhà nước thể hiện thơng qua thái độ không định kiến với người phạm tội, tạo điều kiện cho
họ tháo bỏ những mặc cảm về những lỗi lầm trong quá khứ, quyết tâm phục thiện với một lý lịch tư pháp trong sạch.
Tại điều 69 của BLHS đã nêu: Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án. Ngồi ra người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt khơng bị coi là có án tích.
Xóa án tích là một chế định thể hiện rõ tính nhân đạo trong chính sách pháp luật của nhà nước, nhằm giúp người đã từng phạm tội tái hòa nhập cộng đồng một cách thuận lợi hơn. Thời gian qua đã chứng minh, đó là một chính sách đúng đắn trong việc giúp người phạm tội có cơ hội sửa sai lỗi lầm và hạn chế việc phân biệt đối xử đối với những đối tượng đã từng là một người phạm tội.
Các điều kiện đương nhiên xố án tích
Đương nhiên được xóa án tích nếu khơng phạm tội mới được áp dụng đối với người bị kết án nếu không phải về các tội: Xâm phạm an ninh quốc gia (Chương XIII) và các tội phá hoại hịa bình, chống lồi người và tội phạm chiến tranh (Chương XXVI) của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 70 của Bộ luật này.
- Thời hạn đương nhiên xóa án tích: Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không phạm tội mới trong thời hạn: + 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo.
+ 02 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm.
+ 03 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 05 năm đến 15 năm.