- Tuổi chịu TNHS
Bộ luật hình sự hiện hành đã quy định về tuổi chịu TNHS đối với chủ thể là cá nhân tại Điều 12 như sau:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”
Khoản 3 điều 14 BLHS 2015: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ quy định trên có thể thấy, theo BLHS hiện hành, dựa vào một số tội phạm cụ thể và tính chất của loại tội là căn cứ để nhà làm luật xác định độ tuổi tối thiểu (bắt đầu) phải chịu TNHS. Người chưa đủ 14 tuổi thì trong mọi trường hợp đều khơng phải chịu TNHS mà sẽ bị xử lý VPHC tại điều 90, 92 của luật XLVPHC. Họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về việc thực hiện những loại tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng ở 28 tội phạm thuộc bốn nhóm đối tượng: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội xâm phạm sở hữu; các tội phạm về ma túy; các tội xâm phạm an tồn cơng cộng, trật tự cơng cộng.
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm, nghĩa là về nguyên tắc, họ phải chịu TNHS về cả về tất cả các tội phạm được quy định trong BLHS, trừ những tội phạm mà BLHS có quy định khác.
Tuy nhiên, ở một số CTTP, nhà làm luật đã quy định độ tuổi chịu TNHS cao hơn. Ví dụ: Trong CTTP của Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS), chủ thể của tội phạm được quy định là người đủ 18 tuổi trở lên. Những tội phạm như vậy đã quy định độ tuổi chịu TNHS cao hơn so với độ tuổi chịu TNHS ở những tội phạm thông thường khác. Những tội như vậy là những tội phạm có dấu hiệu chủ thể đặc biệt. Lưu ý: Cách tính tuổi được quy định tại mục IX Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tồ án nhân dân tối cao. Ví dụ Nguyễn Văn A sinh ngày 01/01/2005 thì đến ngày 01/01/2019, A mới đủ 14 tuổi. Tức là tính theo tuổi trịn.
Năng lực TNHS
Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng của người đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi ấy
Theo luật hình sự Việt Nam, người có năng lực TNHS là người đã đạt độ tuổi chịu TNHS
(được quy định tại Điều 12 BLHS) và khơng thuộc trường hợp ở trong tình trạng khơng có năng lực TNHS (quy định tại Điều 21 BLHS).
Như vậy tình trạng khơng có năng lực TNHS là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình (Điều 21 BLHS). Để xác định một người ở trong tình trạng khơng có năng lực TNHS phải xác định được hai dấu hiệu
- Về dấu hiệu y học: Người trong tình trạng khơng có năng lực TNHS là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần;
- Về dấu hiệu tâm lý: Người ở trong tình trạng khơng có năng lực
TNHS là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi ở một trong hai trạng thái tâm lý sau:
+ Người thực hiện hành vi mất hết khả năng nhận thức tính chất nguy
hiểm cho xã hội của hành vi của mình và mất ln khả năng điều khiển được hành vi ấy.
nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình nhưng đã mất đi khả năng điều khiển được hành vi ấy.
Vấn đề năng lực TNHS trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác: Điều 13 BLHS năm 2015 quy định: “Người phạm tội trong tình trạng
mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu TNHS”.
Lưu ý:
- Nếu việc dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác là do người đó tự quyết định, thì phải chịu TNHS(điều 13)
Trong trường hợp một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác nhưng vẫn cịn khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình, thì việc giải quyết vấn đề TNHS của họ vẫn theo những nguyên tắc thơng thường, bởi vì họ vẫn là người có năng lực TNHS như những trường hợp bình thường khác. Hoặc việc dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác là theo ý chí của người đó, việc đó dẫn đến hậu quả nguy hiểm cho xã hội thì họ vẫn bị truy cứu TNHS mặc dù khi thực hiện hành vi phạm tội họ mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.
- Nếu việc dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác khơng phải là kết quả của sự lựa chọn của ngời đó thì khơng phải chịu TNHS. Chẳng hạn như A bị B đe doạ dùng chất kích thích; mặc dù A gây thương tích cho người khác trong tình trạng mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình nhưng A sẽ khơng phải chịu TNHS vì việc dùng chất kích thích khơng phải do A tự nguyện.
Câu 17. Trình bày khái niệm chủ thể đặc biệt của tội phạm? Phân biệt chủ thể đặc biệt của
tội phạm với nhân thân người phạm tội?
khái niệm chủ thể đặc biệt của tội phạm
Chủ thể đặc biệt của tội phạm là chủ thể mà ngoài các dấu hiệu đủ tuổi chịu TNHS và có năng lực TNHS cịn có thêm các dấu hiệu riêng biệt khác trong cấu thành tội phạm
Ví dụ: dấu hiệu chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn trong Tội tham ơ tài sản (Điều 353 BLHS); dấu hiệu người mẹ trong Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124 BLHS)… khoa học luật hình sự gọi những trường hợp này là chủ thể đặc biệt của tội. Đây là những dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của những tội phạm ấy.
Lưu ý: Trong những vụ án đồng phạm dấu hiệu chủ thể đặc biệt thì chỉ yêu cầu ở người thực hành, còn đối với những người đồng phạm khác (người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức) thì khơng u cầu phải có dấu hiệu chủ thể đặc biệt, nhưng phải nhận thức được người thực hành là người có dấu hiệu chủ thể đặc biệt.
Phân biệt chủ thể đặc biệt của tội phạm với nhân thân người phạm tội
Tiêu chí Chủ thể đặc biệt Nhân thân NPT Phạm vi áp
dụng
Một số điều luật nhất định trong BLHS
Hầu hết các quy định của BLHS
Khái niệm Chủ thể đặc biệt của tội phạm là chủ thể mà ngoài các dấu hiệu đủ tuổi chịu TNHS và có năng lực TNHS cịn có thêm các dấu hiệu riêng biệt khác trong cấu thành tội phạm
Nhân thân của người phạm tội trong luật hình sự được hiểu là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ.
Ví dụ người mẹ trong Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124 BLHS)
Các yếu tố về nhân thân như giới tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, trình độ giáo dục, hệ thống giá trị, thái độ, cách cư xử…..có ảnh hưởng đến hành vi.
Dấu hiệu/ đặc điểm
- liên quan đến chức vụ quyền hạn: tội tham ơ tài sản địi hỏi dấu hiệu đặc biệt của chủ thể phải là người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp quản lý tài sản.
- liên quan đến nghề nghiệp, cơng việc: Ví dụ, tội cung cấp tài liệu sai sự thật, tội khai báo gian dối yêu cầu chủ thể phải là người giám định, người phiên dịch hoặc người làm chứng.
- Đặc điểm sinh học tuổi tác, giới tính, đặc điểm xã hội trình độ học vấn, nơi cư trú, nghề nghiệp, đặc điểm tâm lý phản ánh nhận thức xã hội tiêu cực của người phạm tội, đặc điểm nhân thân mang tính pháp lý hình sự.
- Người phạm tội là người có tiền án, tái phạm hay chưa có tiền án tiền sự.
- liên quan đến nghĩa vụ: tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự yêu cầu chủ thể phải là người đang ở tuổi mà theo quy định của pháp luật phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- liên quan đến tuổi:tội giao cấu với trẻ em đòi hỏi chủ thể phải là người đã thành niên (đủ 18 tuổi).
- liên quan đến quan hệ, họ hàng: tội ngược đãi nghiêm trọng hoặc hành hạ cha mẹ, vợ chồng, con cái đòi hỏi chủ thể phải là cha mẹ, vợ chồng, con cái.
- liên quan đến quốc tịch: tội phản bội tổ quốc, chủ thể ngồi có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định thì cịn phải là cơng dân nước Việt Nam
- dấu hiệu khác: tội giết con mới đẻ đòi hỏi chủ thể phải là bà mẹ mới sinh (từ khi sinh con đến ngày thứ 7).
Câu 18. Trình bày khái niệm mặt chủ quan của tội phạm? Phân tích khái niệm lỗi, hỗn hợp
lỗi, động cơ và mục đích phạm tội?
Trình bày khái niệm mặt chủ quan của tội phạm
Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, là trạng thái tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do người đó thực hiện và đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi ấy, thể hiện ở dấu hiệu lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội. Tội phạm là thể thống nhất chặt chẽ giữa mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm. Mặt khách quan là sự thể hiện bên ngoài của tội phạm như hành vi, hậu quả, cơng cụ, phương
tiện, cịn mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, thể hiện trạng thái tâm lý của người phạm tội.
Mặt chủ quan của tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tội danh, quyết định hình phạt,.. Ví dụ hành vi cố ý gây thương tích cho người khác với động cơ mục đích là tước đoạt trái phép tính mạng của người khác mặc dù nạn nhân khơng chết thì cũng phải chi cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người. Hình phạt áp dụng đối với tội phạm với lỗi cơ Ý, có động cơ, mục đích rõ ràng thường nghiêm khắc hơn đối với tội phạm có lỗi vơ ý, khơng có động cơ, mục đích phạm tội.
Phân tích khái niệm lỗi, hỗn hợp lỗi, động cơ và mục đích phạm tội
Trong các dấu hiệu lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội thì dấu hiệu lỗi là dấu hiệu có trong tất cả các cấu thành tội phạm. Dấu hiệu động cơ phạm tội và dấu hiệu mục đích phạm tội chỉ có trong một số tội phạm nhất định.
Lỗi: Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do người
đó thực hiện và đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vơ ý. Dấu hiệu lỗi của tội phạm được thể hiện trên các mặt là lý trí và ý chí.
Một người bị coi là có lỗi khi thực hiện hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội nếu đó là kết quả của sự tự lựa chọn, quyết định và thực hiện của người đó trong khi có đủ điều kiện lựa chọn, quyết định và thực hiện mục xử sự khác phù hợp với các quy định của PLHS.
- Mặt lí trí: thể hiện khả năng nhận thức của một người đối với những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội khi thực hiện hành vi nhất định.
- Mặt ý chí: thể hiện khả năng lựa chọn, điều khiển hành vi của một người khi thực hiện hành vi nào đó trên cơ sở khả năng nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi của mình.
BLHS đã quy định cụ thể các trường hợp cố ý phạm tội (Điều 10 BLHS) và vô ý phạm tội (Điều 11 BLHS). Dựa trên sự biểu hiện khác nhau về lý trí và ý chí của từng loại lỗi. Khoa học luật hình sự chia lỗi cố ý ra thành cố ý trực tiếp và cố ý gián
tiếp; chia lỗi vô ý ra thành lỗi vơ ý q tin (vơ ý vì q tự tin) và vơ ý cẩu thả (vô ý do cẩu thả).
Hỗn hợp lỗi: Là trường hợp trong một cấu thành tội phạm có hai loại lỗi lỗi cơ Ý và nỗi
vô ý với những tình tiết khác nhau
Ví dụ: Trong cấu thành tội phạm tăng nặng của tội cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại khoản ba điều 134 BLHS 2015 Quy định trường hợp phạm tội cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người. Trong
trường hợp này, Người phạm tội có lỗi cố Ý đối với hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng lại có lỗi vơ ý đối với hậu quả làm chết người.
Như vậy trường hợp hỗn hợp lỗi chỉ xảy ra ở những cấu thành tội phạm tăng nặng của các tội phạm cố ý, trong đó có tình tiết định khung hình phạt tăng nặng là hậu quả nguy hiểm và lỗi của người phạm tội đối với hậu quả này là lỗi vô ý.
Động cơ phạm tội: Là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện tội phạm
Có thể là dấu hiệu định tội
Ví dụ: Động cơ phịng vệ chính đáng hoặc động cơ bắt giữ người phạm tội là dấu hiệu định tội của tội giết người do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội đều 126 của BLHS
Có thể là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng
Ví dụ: “Vì động cơ đê hèn” là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của tội giết người theo điểm quy khoản một điều 123 của BLHS
Có thể là tình tiết tăng nặng/ giảm nhẹ TNHS
Ví dụ: Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức(điểm k khoản 1 Điều 51 BLHS) là tình tiết giảm nhẹ TNHS. Phạm tội có tổ chức(điểm a khoản 1 Điều 51 BLHS) là tình tiết tăng nặng TNHS
Lưu ý: động cơ phạm tội chỉ có thể trong cấu thành tội phạm thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. s
Mục đích phạm tội: Là kết quả cuối cùng mà người phạm tội mong muốn đạt được khi
thực hiện tội phạm
Giống như động cơ phạm tội mục đích phạm tội chỉ có thể có trong cấu thành tội phạm của tội thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp.
Có thể là dấu hiệu định tội. Ví dụ như Mục đích chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu định tội của các tội xâm phạm an ninh quốc gia(từ điều 108 đến điều 122)Mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (điều 169)
Có thể là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng
Ví dụ: Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác hoặc để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của tội giết người (điểm g, h khoản 1 Điều 123)
Câu 19. Phân tích trạng thái tâm lý của người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp? Phân biệt lỗi
cố ý trực tiếp với lỗi cố ý gián tiếp?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 BLHS, thì lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của phạm tội trong trong trường hợp “người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra”.