- Điểm khác nhau giữa lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ > (Kẻ cột pb)
2. Về nhân thân ngườiphạm tộ
Người được hưởng án treo phải là người có nhân thân tốt. Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP, người phạm tội có nhân thân tốt được hiểu là ngồi lần phạm tội này họ ln tơn trọng các quy tắc xã hội, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, công tác; không vi phạm các điều mà pháp luật cấm.
Những đặc điểm NTNPT không chỉ là căn cứ quan trọng của quyết định hình phạt mà còn là căn cứ cần thiết để xem xét người phạm tội với điều kiện cụ thể có khả năng tự giáo dục, cải tạo hay không. Chúng ta phải xem xét toàn diện về nhân thân kết hợp với thái độ của họ sau khi phạm tội và đối chiếu với yêu cầu phòng ngừa chung của xã hội để quyết định hình phạt tù đối với họ. Đối với những người có nhân thân tốt, lần đầu phạm tội, sau khi phạm tội có thái độ biết lỗi và có ý thức sửa sai thì sẽ có nhiều khả năng tự cải tạo hơn các đối tượng khác, vì vậy án treo sẽ giúp người họ hoàn lương một cách tốt nhất.
Đồng thời cần lưu ý người bị kết án phải có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định. Theo đó, nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo. Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Khi có nơi cư trú rõ ràng và nơi làm việc ổn định thì chính quyền địa phương có thể theo dõi hoạt động của người phạm tội một cách chính xác. Đây là cơ sở giúp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát giáo dục người phạm tội có hiệu quả hơn.
3. Có nhiều tình tiết giảm nhẹ
Các tình tiết giảm nhẹ để xem xét cho hưởng án treo là những tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS 2015 gồm 22 tình tiết. Đối với từng vụ án cụ thể, những tình tiết giảm nhẹ có thể được toà án xác định theo khoản 2 9Điều 51 BLHS 2015. Hiện nay quy định tại khoản 2 Điều 51 của BLHS 2015 chưa được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một cách rõ ràng. Tuy nhiên trong q trình xét xử, Tịa án có thể tham khảo quy Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04-8-2000 của Hội đồng Thẩm phán và theo Cơng văn 212/TANDTC – PC 2019 để xác định tình tiết khác là tỉnh tiết giảm nhẹ.
Nhằm bảo đảm việc xét cho hưởng án treo được áp dụng một cách chặt chẽ, nghiêm túc, toà án chỉ cho hưởng án treo đối với các trường hợp sau:
_ Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS 2015 và khơng có tình tiết tăng nặng TNHS tại khoản 1 Điều 52 BLHS 2015.
_ Nếu có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS 2015.