Nhớ rừng Thế lữ.

Một phần của tài liệu GIÁO án BDHS GIOI văn 8 2014 (Trang 29 - 30)

1. Tác giả- Văn bản (sgk)

- Bài thơ “Nhớ rừng” viết theo thể thơ 8 chữ, gieo vần liền (hai câu liền có vần với nhau), vần bằng vần trắc hoán vị đều đặn. Đây là thể thơ tự do, phóng khống, linh hoạt và đợc sử dụng rộng rãi trong thơ mới

- “Nhớ rừng” là “lời con hổ trong vờng bách thú” – tác giả mợn lời con hổ bị nhốt trong vờn bách thú để tiện nói lên một cách đầy đủ, sâu sắc tâm sự u uất của một lớp ngời lúc bấy giờ. Đó là “thế hệ 1930”, những thanh niên tri thức “Tây học” vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, cảm nhận sâu sắc với thực tại xã hội tù túng, giả rối, ngột ngạt đ- ơng thời. Họ khao khát cái tôi đợc khẳng định và phát triển trong một cuộc sống rộng lớn, tự do. Nhng đó cũng là tâm sự của ngời dân Việt Nam trong cảnh mất nớc lúc bấy giờ.

2. Đề bài.

2.1 Đề 1: Phân tích tâm trạng của con hổ trong bài “Nhớ rừng” của Thế Lữ. Dàn bài:

A. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, văn bản.

- Khái quát về hình tợng con hổ trong bài thơ: con hổ là hình tợng trung tâm của bài thơ. Mợn lời con hổ bị nhốt trong vờn bách thú, tác giả diễn tả niềm khao khát tự do mãnh liệt và tâm sự yêu nớc của con ngời những ngày nô lệ.

B. Thân bài

* Tâm trạng của con hổ trong cảnh giam cầm ở vờn bách thú

+ Khối căm hờn và niềm uất hận khi bị giam dữ trong vờn bách thú là thứ đồ chơi cho ngời đời.

+ Tâm trạng chán chờng và niềm khinh miệt trớc sụ tầm thờng và giả dối ở vờn bách thú.

* Nỗi “nhớ rừng” da diết khôn nguôi của con hổ.

+ Con hổ nhớ tới cảnh nớc non hùng vĩ với tất cả những gì lớn lao, dữ dội phi th- ờng.

+ Con hổ nhớ tiếc về một “thuở tung hoành hống hách những ngày xa” đầy tự do và uy quyền của chúa sơn lâm.

C. Kết bài:

- Tâm trạng của con hổ là một ẩn dụ thể hiện một cách kín đáo tâm trạng của tác giả, cũng là tâm sự yêu nớc của những ngời Việt Nam thuở ấy: họ chán ghét cuộc sống tù túng, tầm thờng của thực tại nô lệ và khao khát tự do.

- Tâm trạng ấy đã làm nên giá trị và sức sống lâu bền của bài thơ.

2.2. Đề 2 Nhà phê bình văn học Hồi Thanh có nhận xét về thơ Thế Lữ: “ Đọc đôi bài , nhất là bài “ Nhớ rừng”, ta tởng chừng nh thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thờng. Thế Lữ nh một viên tớng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lẹnh không thể cỡng đợc” (Thi nhân VN)

Dàn ý: A. Mở bài.

- Giới thiệu thơ Thế Lữ và bài thơ “Nhớ rừng”. - Dẫn ý kiễn nhận xét của Hoài Thanh.

B. Thân bài:

1. Giải thích: (em hiểu nh thế nào về ý kiến trên)

- ý kiến của HT nhằm nói đến tài năng của TL trong việc sử dụng ngôn từ thơ tiếng Việt.

2. Chứng minh (qua bài nhớ rừng)

- Ngôn từ phong phú giàu tính tạo hình và sức biểu cảm, biểu hiện: + Việc miêu tả con hổ bị giam cầm trong vờn bách thú.

+ Việc miêu tả con hổ giữa chốn nớc non hùng vĩ trong niềm tiếc nhớ. - Ngơn ngữ thơ giàu nhạc tính, âm điều dồi dào:

+ Thể thơ và cách gieo vần sáng tạo.

+ Cách ngắt nhịp linh hoạt, có câu ngắt nhịp rất ngắn có câu lại trải dài.

+ Giọng thơ khi u uất, dằn vặt, khi say sa, tha thiết, hùng tráng, song tất cả vẫn nhất quán, liền mạch và tràn đầy cảm xúc.

C. Kết bài:

- Bài thơ “Nhớ rừng” đã thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ của Thế Lữ và khả năng nghệ thuật của thơ tiếng Việt.

Một phần của tài liệu GIÁO án BDHS GIOI văn 8 2014 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w